Truyền thông sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số
Tư duy luôn đổi mới và sáng tạo
TTXVN là cơ quan báo chí luôn đi đầu về đổi mới và sáng tạo trong phát triển nội dung, hình thức thông tin. Những giải thưởng quốc tế mà TTXVN giành được trong thời gian qua, đều từ những tổ chức uy tín như OANA (Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương) hay WAN-IFRA.
Hai giải thưởng quốc tế trước đây của TTXVN đều dành cho những sản phẩm báo chí hoặc công nghệ hỗ trợ hoạt động báo chí vào năm 2014 là sản phẩm RapNewsPlus kết hợp tin tức với nhạc rap, vào năm 2019 là sản phẩm chatbot để tự động tương tác với độc giả báo điện tử.
Năm 2020, Dự án với tên gọi “Cuộc chiến chống tin giả - Những ý tưởng sáng tạo và giải pháp hiệu quả” gồm 3 cấu phần: 1/ Bài hát chống Fake News bằng 15 ngôn ngữ; 2/ Tài khoản Factcheckvn trên mạng xã hội TikTok hướng vào giới trẻ. Đây là lần đầu tiên một cơ quan báo chí Việt Nam có riêng một kênh kiểm chứng thông tin và cũng là lần đầu tiên trên nền tảng sử dụng các video ngắn này. 3/ Dự án “Nói không với Fake News” đào tạo kỹ năng phòng tránh tin giả cho học sinh từ tiểu học cơ sở đến trung học phổ thông, đã triển khai tại nhiều tỉnh thành trong toàn quốc [1].
Tư duy không ngừng đổi mới và sáng tạo của TTXVN thể hiện trên nhiều phương thức truyền thông khác nhau. Điển hình như năm 2017, TTXVN đã khai trương trang infographics.vn, dẫn đầu xu thế báo chí dữ liệu ở Việt Nam [2]. Đến nay, các đồ hoạ của TTXVN không chỉ đẹp và hiện đại, đa dạng về nội dung lẫn hình thức, mà còn có tính tương tác. Đặc biệt, trong đợt thông tin về đại dịch COVID-19, loại hình báo chí này lại càng phát huy hiệu quả. Trang dữ liệu về đại dịch được cập nhật theo dạng real-time của Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn đạt lượng truy cập rất cao, được nhiều cơ quan báo chí sử dụng lại.
Việc ứng dụng công nghệ, truyền thông số hỗ trợ cho báo in với những ý tưởng tăng tương tác với độc giả cũng vô cùng thú vị. Có thể lấy hai ví dụ trong năm nay [3][4]. Đầu tiên là việc sử dụng mạng xã hội và sản xuất video giới thiệu sản phẩm. TTXVN đã khởi xướng chiến dịch “Tạo lá cờ Tổ quốc bằng trang báo in”, với sự tham gia của 8 tờ báo tại Việt Nam vào dịp kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020). Độc giả có thể cắt lá cờ in màu 2 mặt, cuốn cán cờ bằng một phần của trang báo để tự làm những lá quốc kỳ cho riêng mình, sau đó chụp ảnh đăng lên mạng xã hội với hashtag #toiyeuvietnam. TTXVN cũng sản xuất video giới thiệu về chiến dịch này. Và ngày hôm đó, mạng xã hội đỏ rực màu cờ khi mọi người khoe những lá cờ nhỏ xinh cắm trên bàn làm việc, trên xe, trong phòng khách gia đình.
Chỉ chưa đầy 20 ngày sau chiến dịch trên, kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, TTXVN có một ý tưởng mới với sự hưởng ứng của 10 tờ báo: Độc giả được tô màu tạo hình chân dung Bác Hồ trên chính trang báo in, sau đó gấp khung ảnh bằng phần còn lại của tờ báo và công chúng có thể quét mã QR ở góc hình để đọc các bài viết, xem ảnh, video về Bác Hồ trên trang web của từng báo. TTXVN cũng làm video giới thiệu theo cách thức nhanh nhất, đơn giản nhất và tiết kiệm kinh phí nhất.
Đổi mới và sáng tạo còn được thấy ngay trong phương thức thu phí báo điện tử. Từ năm 2012, VietnamPlus bắt đầu thử nghiệm và từ tháng 6/2018 chính thức trở thành báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam thu phí người đọc với mô hình “freemium” – chỉ thu phí một phần nội dung chất lượng cao. Số lượng bài thu phí chiếm 5% tổng số tin bài mỗi ngày, chủ yếu là những nội dung phân tích chuyên sâu và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ phổ cập thông tin và kiến thức thiết yếu cho công chúng.
Từ những ý tưởng, sản phẩm, chiến dịch, dự án truyền thông sáng tạo trên, có thể thấy TTXVN có những chiến lược phát triển báo chí rất “mở” về tư duy cũng như phương thức truyền thông chuyên nghiệp, hiệu quả. Một số chuyên gia báo chí đã chỉ ra con đường phát triển lâu dài là “chuyển đổi-sáng tạo-chấp nhận rủi ro”. Tư duy của ban lãnh đạo TTXVN luôn dám thử nghiệm những ý tưởng mới mẻ, chấp nhận rủi ro và dám chịu trách nhiệm. Từ nhiều bài viết, bài phát biểu, phỏng vấn đến hoạt động thực tế của những lãnh đạo đứng đầu TTXVN hay Vietnamplus, có thể thấy rất rõ điều này.
3 năm qua, Thông tấn xã Việt Nam mua bản quyền cuốn sách “Những sáng tạo trong báo chí” xuất bản thường niên của Mạng lưới Truyền thông Toàn cầu (FIPP) để xuất bản tiếng Việt. Cuốn sách luôn tổng kết những sáng tạo với báo chí, những nền tảng hoặc cách tiếp cận nội dung số hàng đầu hiện nay và trong thời gian tới. Đây là cuốn cẩm nang hữu ích dành cho các lãnh đạo quản lý báo chí, các phóng viên, biên tập viên, cũng như những người làm truyền thông doanh nghiệp để thích ứng với môi trường báo chí đang thay đổi nhanh chóng. Điều đó cũng cho thấy tư duy luôn hướng đến cái mới mẻ, sáng tạo trong cách thức làm báo và mong muốn lan toả tinh thần này của lãnh đạo TTXVN.
Đón đầu cơn “sóng thần” công nghệ
TTXVN là cơ quan báo chí luôn đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, kĩ thuật hiện đại. Trên thực tế, “TTXVN đã có sự chuẩn bị tốt để đón đầu xu thế của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, như Tổng giám đốc Nguyễn Đức Lợi đã phát biểu trong dịp kỷ niệm 75 năm thành lập ngành. Phát biểu tại diễn đàn “Talk show Tổng biên tập 4.0”, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2019, ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc TTXVN cũng khẳng định: Khoảng 5, 6 năm qua, TTXVN đã đầu tư công nghệ rất nhiều và những sản phẩm mà TTXVN đưa ra là hiếm hoi về công nghệ 4.0 trong giới báo chí Việt Nam.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập báo Vietnamplus, TTXVN luôn “đón đầu cơn “sóng thần” công nghệ” [2]. Hàng loạt sản phẩm báo chí hiện đại, sử dụng trí tuệ nhân tạo đã và đang được nhiều đơn vị trong TTXVN triển khai, như podcast, speech-totext, loa thông minh ra lệnh bằng giọng nói, phân tích dữ liệu người dùng…
Cách đây vài năm, tòa soạn VietnamPlus được Microsoft News (thuộc tập đoàn công nghệ khổng lồ Microsoft) thuê để vận hành trang msn.vn. Từ Singapore, người phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình dương của MSN thậm chí có thể nắm được trong vòng bao nhiêu phút vừa qua, biên tập viên ở Việt Nam đã không cầm đến con chuột máy tính (do Microsoft cung cấp để tác nghiệp bắt buộc khi làm việc) nhờ công cụ ẩn cài đặt trên hệ thống [5].
Nhưng cũng từ kinh nghiệm “làm thuê” cho MSN mà các biên tập viên của VietnamPlus khi đó đã được tiếp cận những công nghệ làm báo mới nhất, chẳng hạn như Chartbeat, thay cho Google Analytics mà hầu hết các báo Việt Nam vẫn quen dùng. Nhờ công cụ này – vốn được nhiều báo lớn trên thế giới như Washington Post, BBC, Buzzfeed… sử dụng, mà các biên tập viên có thể đo được độ thu hút của trang chủ, hiệu quả của dòng tít, ảnh đại diện có gây chú ý với độc giả hay không? Và nhờ Chartbeat thay đổi tư duy thì các biên tập viên mới biết chỉ số CTR (click-through-rate) cũng đóng vai trò quyết định đối với một trang tin tức, chứ không thuần chỉ là pageviews như chúng ta vẫn mặc định [5].
Đón đầu các xu hướng mới Các giải thưởng quốc tế của TTXVN, đặc biệt Dự án “Cuộc chiến chống tin giả - Những ý tưởng sáng tạo và giải pháp hiệu quả” được bắt đầu từ 2019 đã cho thấy sự theo sát, thậm chí đón đầu xu hướng của thế giới. Ngày 30/6/2020, Liên hợp quốc (LHQ) mới phát động chiến dịch chống phát tán thông tin sai lệch trên mạng, đặc biệt tin liên quan dịch COVID-19, thông qua việc thúc đẩy thay đổi hành vi của người sử dụng mạng. Đây cũng là một phần trong sáng kiến có quy mô rộng hơn của LHQ mang tên “Kiểm chứng” (Verified) khởi động từ tháng 5/2020 nhằm tăng lượng thông tin chính xác và đáng tin cậy [6].
Ông Lê Quốc Minh - Phó Tổng Giám đốc TTXVN đặc biệt quan tâm tới ý tưởng sáng tạo của nhiều tờ báo trên thế giới và mong muốn báo in của TTXVN có những phương thức sáng tạo để tăng tương tác với độc giả. Ví dụ một trang bìa tạp chí mà người dùng có thể nói chuyện với nó và nó… nói chuyện lại. Có một quảng cáo mà độc giả có thể gỡ ra khỏi tạp chí, đặt bên cạnh giường ngủ, rồi sẽ được thưởng thức những âm thanh êm dịu và mùi hoa oải hương giúp ta chìm sâu vào giấc ngủ. Có một tạp chí in hoàn toàn nhưng bạn lại phải nghe nó để có thể hiểu hết câu chuyện. Còn có một câu chuyện trên báo in được kể lại bằng giọng hát và một câu chuyện khác sử dụng một trò chơi để kể lại nội dung…
Việc VietnamPlus thu phí báo điện tử cũng tham khảo và đón đầu xu hướng của thị trường báo chí thế giới với nhiều kiểu thu phí khác nhau như kiểu “hard paywall” - phải trả phí mới đọc được nội dung hay kiểu “metered paywall” – cho đọc một số bài nhất định rồi mới đòi trả phí…
Nội dung là ‘vua’, phụng sự công chúng là trên hết
Phát triển công nghệ, đón đầu các xu hướng mới chỉ là các yếu tố hỗ trợ nội dung, tạo ra phương thức làm báo hiện đại, hấp dẫn hơn. TTXVN luôn hướng đến giá trị cốt lõi của báo chí là chú trọng nội dung chất lượng cao (content is King) và phụng sự độc giả là trên hết (audience-first) [7] với những sản phẩm báo chí có chiều sâu, nhân văn về nội dung.
Có thể kể đến một số ví dụ điển hình. Báo Vietnamplus từng dám bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư một số tuyến bài sâu tạo dấu ấn, như chuyên đề về tuyến đường sắt Bắc – Nam với nhiều chuyến đi của êkip suốt 5 tháng trời, tuyến bài về những đứa trẻ ở Simaica, về cô bé chân voi chữa trị tận Đài Loan, về công trình cáp treo lên đỉnh Fansipan [3]…
Năm 2017, TTXVN đã có bài viết thể loại long-form “Chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Định hình khuôn khổ hợp tác song phương đa dạng” đăng trên VietnamPlus đã đoạt giải A - Giải báo chí quốc gia ở thể loại báo điện tử. Trong các năm tiếp theo, năm nào VietnamPlus cũng đoạt giải cao nhất ở thể loại này nhờ những phóng sự được thực hiện công phu, vừa mang tính chuyên sâu, lại được thể hiện bằng cách kể chuyện hiện đại, tích hợp cả báo chí thị giác (visual journalism) lẫn báo chí dữ liệu (data journalism).
Hay dịp kỷ niệm 45 năm thống nhất đất nước vừa qua, sản phẩm videographic đăng trên VietnamPlus với chủ đề các dấu mốc quan trọng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đạt tới cả ngàn lượt chia sẻ trên mạng xã hội Facebook và YouTube. Ngay cả một số đài truyền hình địa phương cũng liên hệ xin lại sản phẩm này để phát sóng. Điều đáng nói, sản phẩm trên do chính các bạn sinh viên thực tập tại tòa soạn VietnamPlus thực hiện, phần hỗ trợ của tòa soạn chỉ là chuẩn bị tư liệu cho chính xác [2].
Chính từ tư duy, tinh thần và hành động không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo, đón đầu xu hướng mới mà vẫn đảm bảo giá trị cốt lõi về nội dung, TTXVN đã có những chiến lược phát triển và các sản phẩm, chiến dịch, dự án báo chí thành công. Với đầy đủ nền tảng kỹ thuật và con người, TTXVN đã từng bước phát triển theo mô hình đa phương tiện, trên cơ sở đa nền tảng nhằm phát huy thế mạnh của các loại hình báo chí, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của công chúng.
Điều đó cho thấy, trong xu thế chuyển đổi số, báo chí Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn phải đảm bảo chất lượng nội dung và cần có tư duy đổi mới của lãnh đạo cơ quan báo chí cũng như của cán bộ, phóng viên trực tiếp làm báo, như Chủ tịch và CEO của FIPP James Hewes nhấn mạnh: “Mảng đổi mới mà bạn cần làm tốt chính là con người” [2]
_______________________
Bài đăng trên Tạp chí điện tử Người làm báo ngày 8.12.2020
Tài liệu tham khảo:
1. Vietnam + Dự án chống tin giả của TTXVN đoạt giải thưởng báo chí quốc tế, https:// www.vietnamplus.vn/du-an-chong-tin-giacua-ttxvn-doat-giai-thuong-bao-chi-quocte/663082.vnp, 09.09.2020, truy cập lúc 14h ngày 27.9.2020
2. TTXVN, Nội san Thông tấn số 9/2020, https://dhtn.ttxvn.org.vn/tintuc/75-namthong-tan-xa-viet-nam-don-dau-con-songthan-cong-nghe-7309, 09.09.2020, truy cập lúc 14h20 ngày 27.9.2020
3. Hải Trung Kim (thực hiện phỏng vấn ông Lê Quốc Minh), Sáng tạo báo chí toàn cầu và hướng đi của Việt Nam, Tạp chí Thông tin và Truyền thông, số 6.2020
4. Lê Quốc Minh, Sáng tạo với báo in: Mạnh dạn lên đi, đừng đắn đo chi, nhandan.com. vn, https://nhandan.com.vn/chinh-trihangthang/manh-dan-len-di-dung-dan-dochi-608127/, truy cập 16h19 ngày 23.10
5. Nguyễn Hoàng Nhật, Ngoài ngòi bút, nhà báo đã có thêm những “vũ khí tối tân”, Tạp chí Thông tin và Truyền thông, số 6.2020
6. Nguyễn Hằng, Liên hợp quốc phát động chiến dịch mới chống tin giả, baotintuc.vn, 01.07.2020, https://baotintuc.vn/the-gioi/lien-hop-quoc-phat-dong-chien-dich-moichong-tin-gia-20200701131247984.htm, truy cập lúc 10h10 ngày 18.10.2020
7. Huy Thông (thực hiện phỏng vấn), Nhà báo Lê Quốc Minh: Nội dung là ‘vua’, phụng sự độc giả là trên hết!, https://thethaovanhoa. vn/van-hoa/nha-bao-le-quoc-minh-noidung-la-vua-phung-su-doc-gia-la-trenhet-n20200619083005264.htm.
TS Lê Thu Hà
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận