Vai trò của những bài báo “người tốt, việc tốt” trong thực hiện chức năng tư tưởng của báo chí
Tư tưởng là một trong năm chức năng cơ bản quan trọng của hoạt động báo chí (bên cạnh chức năng thông tin giao tiếp xã hội, chức năng khai sáng giải trí, chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế - dịch vụ)(1). Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, chức năng tư tưởng của báo chí là khả năng báo chí tham gia vào quá trình tuyên truyền, quảng bá hệ tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng này có thể lan truyền rộng rãi và chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của nhân dân. Tư tưởng là hệ thống quan điểm, suy nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan, về cuộc sống xã hội nói chung. Tư tưởng gắn liền với một giai cấp, một chính đảng chính trị, thể hiện một cách tự giác về lợi ích của giai cấp mình, gọi là hệ tư tưởng giai cấp mà tổ chức đỉnh cao của nó là chính đảng(2).
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” đã chỉ ra rằng: “Công tác tư tưởng là hoạt động tác động vào ý thức của con người nhằm hình thành và củng cố hệ tư tưởng chính trị lãnh đạo xã hội”(3). Như vậy, chức năng tư tưởng của báo chí gắn liền với việc thiết lập, củng cố và duy trì hệ giá trị xã hội tốt đẹp trong công chúng, gắn liền với tư tưởng chính trị của giai cấp, của chính đảng.
Thêm vào đó, công tác tư tưởng, lý luận, báo chí phải góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh,… từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, khắc phục một bước quan trọng tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Để đạt được điều đó, Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1.8.2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” nhấn mạnh: “Công tác tư tưởng của Đảng là công tác đối với con người, một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững những quy luật riêng của tư tưởng, có thái độ, phương pháp khoa học, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện, giữa lý trí và tình cảm, giữa lời nói và việc làm, giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”(4).
Như vậy, việc phơi bày ra ánh sáng những tiêu cực của xã hội, đặc biệt là những khuyết điểm, sai phạm mang tính hệ thống, tồn tại trong các cơ quan nhà nước không chỉ là vai trò mà còn là trách nhiệm xã hội của báo chí. Tuy nhiên, việc quá xem trọng những thông tin mang tính phê phán, chỉ nhìn thấy những mảng màu tối mà thiếu đi những gam màu tươi sáng, sẽ là một khiếm khuyết lớn đối với người làm báo. Bởi lẽ, “xây” là nền tảng cho việc “chống”; tích cực là cơ sở để đẩy lùi tiêu cực. Chức năng tư tưởng đòi hỏi hoạt động báo chí phải làm tốt cả hai mặt trong đó phải chú trọng đến quá trình “xây”, hay nói cách khác là phải làm tốt vai trò lan toả những giá trị tích cực đến với cộng đồng thông qua những tấm gương điển hình để từ đó hình thành nên những hình mẫu và chuẩn mực xã hội, làm cơ sở, nền tảng cho việc cải tạo xã hội cũng như “chống” và đẩy lùi những tiêu cực. Tác giả Tạ Ngọc Tấn khi viết về chức năng tư tưởng đã nhấn mạnh đến khả năng lan tỏa mạnh mẽ các giá trị tích cực của truyền thông đại chúng: “Các phương tiện truyền thông đại chúng là công cụ duy nhất có thể tác động đồng thời, nhanh chóng đến từng thành viên xã hội, liên kết các thành viên xã hội thông qua việc truyền tải các giá trị văn hóa tích cực(5).
Có thể thấy, những bài viết gương người tốt việc tốt đóng vai trò tạo dựng các giá trị cốt lõi trong việc thực hiện chức năng tư tưởng của truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói tiêng. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất đề cao vai trò của việc lan tỏa gương người tốt việc tốt. Ngày 07.6.1968, trong bài báo “Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách người tốt, việc tốt”, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với cán bộ ban Tuyên huấn Trung ương Đảng và nhắc lại truyền thống dân tộc ta: “Nhân dân ta rất anh hùng, ra ngõ gặp anh hùng. Điều đó rất đúng. Có thể nói trong mỗi nhà đều có anh hùng, như thế ra ngõ mới gặp anh hùng chứ”(6).
Trước đó, ngay từ ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc (năm 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cơ quan báo chí mở chuyên mục “Người mới, việc mới”. Đến khoảng giữa năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu tập hợp lại những bài báo, xác minh thêm và biên tập rồi cho xuất bản thành sách để mọi người cùng học tập, noi theo. Đa số các bài báo đã được các Nxb lựa chọn, in thành sách như: “Vì nước vì dân” của Nxb Quân đội Nhân dân; “Thế hệ anh hùng” của Nxb Thanh Niên; “Dũng cảm, đảm đang” của Nxb Phụ nữ; “Việc nhỏ nghĩa lớn” của Nxb Kim Đồng; “Hậu phương thi đua với tiền phương” của Nxb Phổ Thông... Riêng tập sách “Việc nhỏ nghĩa lớn” của Nxb Kim Đồng đã được in tới 15 tập(7).
Trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh... được thể hiện rất đa dạng, sinh động, nhiều màu sắc, có tính lan tỏa trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này, một lần nữa minh chứng cho nhận định của Hồ Chủ tịch: Người tốt, việc tốt có rất nhiều, ở đâu cũng có, ngành nghề nào cũng có, lứa tuổi nào cũng có và họ không nhất thiết phải là những người làm nên sự tích oanh liệt được Đảng, Nhà nước tuyên dương. Và Người luôn căn dặn mỗi chúng ta: “Trong chủ nghĩa xã hội của chúng ta bất kỳ làm việc gì, nghề gì mà Đảng và Chính phủ giao cho đều làm tròn và làm vượt mức, làm xuất sắc đều là anh hùng”(8).
Việc biểu dương, nêu gương kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng có tác dụng to lớn trong việc động viên cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, bồi đắp niềm tin, lý tưởng, định hướng xã hội và mọi người tới cái tốt, cái đẹp, cái thiện, khuyến khích phần cao đẹp trong xã hội và trong mỗi con người. Mặt khác, báo chí qua những bài viết gương người tốt việc tốt góp phần củng cố và xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp, đó là dân chủ, yêu nước, vì con người và giải phóng con người, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng, xã hội. Thông qua việc biểu dương gương người tốt việc tốt, báo chí góp phần cổ vũ, thúc đẩy và nuôi dưỡng phong trào thi đua trong cả nước, làm lành mạnh xã hội, giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong bối cảnh mới có nhiều phức tạp và biến động hiện nay.
Hiện nay, hầu hết các báo đều có chuyên trang, chuyên mục viết về “người tốt, việc tốt”; đặc biệt còn có những cuộc thi viết về đề tài này như cuộc thi “Những tấm gương bình dị mà cao quý” do Báo Quân đội nhân dân phối hợp tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thông qua những hoạt động đó, báo chí liên tục thổi những luồng gió mới vào nhận thức của công chúng, giáo dục công chúng đặc biệt là người cán bộ, đảng viên.
Mặt khác, nhìn nhận ở khía cạnh cơ chế tác động của báo chí đối với xã hội, những bài viết gương người tốt việc tốt góp tạo dựng nên một kho tri thức lịch sử văn hoá của công chúng với những hệ giá trị tốt đẹp, vì cộng đồng và vì xã hội. Trên cơ sở đó, hệ thống các quan điểm về tính nhân văn, lòng nhân ái, sự bao dung, hướng về lợi ích chung,… được hình thành một cách từ từ và bền vững trong lòng công chúng xã hội. Hay nói cách khác, báo chí là phương tiện phát hiện những hình mẫu xã hội để công chúng học theo, tác động và tạo lập nên thế giới quan, nhân sinh quan của công chúng; thông qua đó hình thành nên những hành vi xã hội có tính lây lan, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong việc nhân lên những giá trị tốt đẹp.
Ở một cấp độ cao hơn, tác giả Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “mục đích đặt ra cho việc thực hiện chức năng tư tưởng là tạo lập trong nhân dân một thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn toàn diện, hình thành ở họ một tình cảm cách mạng thường xuyên và sâu sắc, ý thức tự giác cách mạng cao đối với chế độ, đất nước, dân tộc”(9). Vì thế, nó cũng đóng một vai trò to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra, đó là “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế…”(10).
Nội dung của những bài viết gương người tốt việc tốt không yêu cầu người viết phải quá công phu tìm kiếm sự thật như những bài điều tra, cũng không yêu cầu phải ráp nối thông tin để phân tích bình luận sự kiện vấn đề như những bài viết chính luận. Nhưng cũng không dễ dàng để tạo nên một bài viết gương người tốt việc tốt hay, để lại ấn tượng trong lòng độc giả. Có hai điểm cần đặc biệt chú ý đối với những người viết gương người tốt việc tốt:
Thứ nhất là tôn trọng nguyên tắc khách quan, chân thật, không “bôi đen”, cũng như “tô hồng” đối tượng phản ánh, nhất là đối với những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng thường dễ bị thổi phồng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “nêu cái hay, cái tốt, thì phải có chừng mực, chớ phóng đại, có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt ra”(11). Đồng thời, Bác Hồ nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải biết khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, thương người như thể thương thân, độ lượng, vị tha giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Thứ hai là cần chú ý đến những chi tiết, hoàn cảnh nổi bật, tránh sự giống nhau, nhạt nhoà giữa các nhân vật. Tác giả Trần Dzĩ Hạ trong cuốn “Thuật làm báo” nêu quan điểm: “Nếu viết về người tốt, việc tốt mà không nắm được hoàn cảnh công tác cũng như đối tượng công tác của họ mà chỉ dùng những từ hoa mỹ ca ngợi họ cũng như những thành tích chung chung của họ thì bài viết chẳng khác gì một bản báo cáo thành tích hay một bản kê khai lý lịch chi tiết”(12). Như vậy, có thể thấy để có được một bài viết gương người tốt, việc tốt hay không phải dễ dàng. Không được ca ngợi một cách thái quá nhưng cũng không thể tầm thường hoá nhân vật, thiếu đi sự riêng biệt, ấn tượng trong lòng độc giả.
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc” (13). Có thể nói, tính tiên phong là bản chất của Đảng Cộng sản. Chính vì thế, mỗi người cán bộ, đảng viên luôn cần trau dồi và nâng cao tính tiên phong, gương mẫu. Nghị quyết Đại hội XIII nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong nhiệm kỳ Đại hội là “tiếp tục đẩy mạnh, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh… Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đầy đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa” (14).
Những bài viết gương người tốt, việc tốt trên báo chí bên cạnh vai trò lan toả những hành động tốt đối với cộng đồng xã hội còn tạo ra những tấm gương chân thực để những người cán bộ, đảng viên tự soi lại bản thân mình, khơi dậy ý thức tự giác và trở thành nguồn động lực phấn đấu ở mỗi người cán bộ đảng viên. Qua đó, những bài viết gương người tốt, việc tốt đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ở khía cạnh tác động xã hội, các bài viết gương người tốt, việc tốt trên báo chí đã góp một phần to lớn vào việc thực hiện chức năng tư tưởng của báo chí, đó là hun đúc lòng nhân ái, tính tự giác, tiên phong, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân để có được những lợi ích lớn lao hơn của cộng đồng và rộng lớn hơn là của cả giai cấp, dân tộc./.
________________________________________________
(1) , (2) Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lao Động, tr.125, 117.
(3), (5), (9), Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.32, 34.
(4) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1.8.2007
(6) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.15, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr.662.
(7) Hữu Giới (2020), Hồ Chủ tịch với các bài báo về tấm gương người tốt, việc tốt, truy cập ngày 25.3.2020.
(8) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.6, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr.228.
(10), (14) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
(11) Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, T.7, Nxb. CTQG, tr.118.
(12) Trần Dzĩ Hạ (2014), Thuật làm báo, Nxb. Thông tin và truyền thông, tr. 62.
(13) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 7.2021
Bài liên quan
- Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Xem nhiều
-
1
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
2
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
3
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ TỪ NĂM 2025
-
4
Chi bộ Văn phòng Đảng – Hội đồng trường – Đoàn thể tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
5
Chi bộ Ban Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
6
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Bài viết nghiên cứu về quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tập trung vào nghiên cứu thực trạng những ưu điểm, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chỉ ra những cơ hội và thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, bài viết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn mô hình chính quyền điện tử ở một số quốc gia tiên tiến về chính quyền điện tử, chính quyền số, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu xây dựng chính quyền điện tử ở một số địa phương dẫn đầu trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử trong nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hướng tới chính quyền số năm 2030.
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhịp cùng mạch đập phát triển sôi động của thời đại. Ngày nay, loại hình báo in dần lui về phía sau để nhường lại “không gian tương tác” cho loại hình báo mạng điện tử bởi những thế mạnh mà báo in truyền thống không có...Với thế mạnh nổi trội của mình, báo mạng điện tử không chỉ là nguồn cung cấp thông tin “nhanh, hot, cập nhật không ngừng”, mà còn hứa hẹn là một cánh đồng rộng lớn cho mục tiêu gia tăng giá trị về mặt kinh tế. Việc phát triển các nguồn thu bền vững có thể nói là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các cơ quan báo chí nói chung và các cơ quan báo mạng điện tử nói riêng.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, việc quản lý và truyền tải thông điệp về quy hoạch đô thị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, có trách nhiệm và sứ mệnh tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận về các vấn đề quy hoạch đô thị. Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về “quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay”, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần vào sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam.
Bình luận