Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế trong tình hình hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Là nhà tư tưởng lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, Người dành sự quan tâm hàng đầu cho công tác cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ ngành y tế, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ y tế nước ta có đức và có tài, luôn thực hành gương sáng về nêu cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân - một nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Cả trong hoạt động lý luận và thực tiễn lãnh đạo xây dựng, phát triển ngành y tế Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan điểm vô cùng phong phú, hệ thống và sâu sắc về đoàn kết và nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế Việt Nam trong chế độ mới.
Nghề y là một nghề hết sức cao quý và đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, được xã hội tôn vinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”(1).
Theo Người, trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng gần thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. Song, để người dân có được sức khỏe “khang cường” cả về thể chất và tinh thần, có quan hệ mật thiết đến vai trò của người cán bộ y tế. Bởi vậy, Người coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ y tế toàn diện, cả về y đức, y thuật, y lý. Người nhấn mạnh quan điểm cán bộ phải luôn đoàn kết và thanh khiết, luôn nêu cao trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Quan điểm đó được thể hiện sâu sắc và toàn diện trong nhiều bức thư, bài viết, bài nói chuyện trong những dịp Người thăm và làm việc với ngành y hoặc cơ sở, cán bộ y tế.
Người chỉ dẫn, căn dặn đội ngũ cán bộ y tế phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái, tận tụy, đức hy sinh, vì nhân dân phục vụ: “Về chuyên môn: Cần thường xuyên học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ. Về chính trị: Cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác(2).
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”, vì thế “một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền"(3). Trong Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc nǎm 1953, Người cǎn dặn cán bộ y tế phải: “Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân”(4).
Trong Thư gửi hội nghị cán bộ y tế, đăng trên Báo Nhân dân số 362 ngày 27.2.1955, Người nhấn mạnh: “Thương yêu người bệnh - Người bệnh phó thác tính mạng nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh, em ruột thịt của mình coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. "Lương y phải như từ mẫu" câu nói ấy rất đúng”(5).
Để giữ trọn thanh danh cao quý của người thầy thuốc, cán bộ ngành y, một mặt, Người nhấn mạnh đến tài năng, đề ra yêu cầu cán bộ y tế "phải có chí chịu khó, chịu khổ, phải giàu lòng bác ái, hy sinh(6). Mặt khác, để có thể hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang trước Đảng, trước nhân dân, đội ngũ cán bộ y tế phải chính tâm và đoàn kết, đoàn kết để tin tưởng, đoàn kết để tiến bộ thêm, đoàn kết để đi đến thành công trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đoàn kết là một vấn đề chiến lược trong xây dựng ngành cũng như đội ngũ cán bộ y tế. Ngành y và nghề y mang tính đặc thù cao, gắn liền với sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Sức khỏe nhân dân có quan hệ đến “sức mạnh tổng hợp của quốc gia”, vì “dân cường thì nước thịnh”. Do đó, để ngành y đảm đương được vai trò, chức năng của mình, rất cần sức mạnh nội tại của nguồn nhân lực, nhất là của đội ngũ cán bộ y tế. Nếu không có sự đoàn kết nhất trí trong đội ngũ cán bộ thì mọi chiến lược, chủ trương, kế hoạch phát triển của ngành y sẽ gặp khó khăn, thậm chí sai lầm, trả giá.
Hồ Chí Minh đã từng nêu một luận điểm mang tính chân lý: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”(7); “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”(8); “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”(9); “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”(10). Người coi mục đích của Đảng là đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc.
Muốn cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và phát triển ngành y tế ngang tầm đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thì trong từng tổ chức Đảng, bộ máy và đội ngũ cán bộ ngành y cũng như trong toàn hệ thống chính trị nói chung phải ra sức chăm lo xây dựng khối đoàn kết thống nhất nội bộ.
Người nhấn mạnh: "Trước hết là phải thật thà đoàn kết - Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân"(11).
Khi cán bộ ngành y tế đang cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đội ngũ cán bộ y tế phải: “Đoàn kết chặt chẽ, nêu cao tinh thần tập thể, thi đua học tập và công tác để tiến bộ không ngừng về chính trị, tư tưởng, về chuyên môn kỹ thuật. Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương binh, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe của bộ đội, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”(12).
Theo Người, phải nêu cao tinh thần đại đoàn kết ở mọi lúc, mọi nơi, mọi cá nhân, mọi tổ chức và cộng đồng, vì lợi ích chung là độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Cán bộ ngành y cũng như người cán bộ cách mạng nói chung, trong thực hành đoàn kết, phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân (mà sức khỏe là vốn quý hàng đầu) làm nền tảng, đồng thời quan tâm tới lợi ích chính đáng của cá nhân. Song, tôn trọng cái riêng thì đồng thời phải nêu cao tinh thần đoàn kết vì mục tiêu chung của ngành và của cách mạng.
Hồ Chí Minh nói tới đoàn kết, đại đoàn kết cũng chính là giải quyết hài hòa các mối quan hệ về vấn đề lợi ích, như: cá nhân - tập thể; gia đình - xã hội; bộ phận - toàn cục. Chỉ dẫn đó của Người là cơ sở, nền tảng để ngành y và mỗi cán bộ y tế xây dựng văn hóa công sở, văn hóa công vụ, văn hóa đoàn kết trong giai đoạn hiện nay.
Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức trong hệ thống ngành y tế nước ta, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau do tính đặc thù quy định. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chất lượng của đội ngũ này. Có trình độ chuyên môn tốt mới bảo đảm cho cán bộ ngành y hoàn thành công việc được giao.
Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học - công nghệ y tế phát triển và yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đội ngũ cán bộ y tế phải có trình độ về công nghệ, làm chủ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực y tế, đồng thời phải có khả năng thích linh hoạt để đáp ứng được những thay đổi và yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong bối cảnh mới, phải nêu cao quyết tâm, tín tâm và tinh thần phụng sự.
Cùng với nhấn mạnh vấn đề quan trọng hàng đầu là đoàn kết - một cội nguồn của thắng lợi, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, đối với người cán bộ nói chung, cán bộ ngành y tế nói riêng, cần phải hội tụ được phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. Phẩm chất đạo đức ấy phải được thể hiện rõ ở lòng trung thành, nhiệt tình cách mạng, ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân; ít lòng tham muốn về vật chất,… thể hiện qua sự tự giác và ý thức nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành ytế, ở tinh thần trách nhiệm rất cao trước Đảng, trước nhân dân.
Người luận giải: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy là không có tinh thần trách nhiệm.
… Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là: nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ.
… Tóm lại, phải đi đúng đường lối quần chúng. Thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đối với Chính phủ, đối với nhân dân.
Bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi là trái hẳn với tinh thần trách nhiệm.
Tách rời chính sách ra một đường, nhiệm vụ ra một đường là sai lầm. Tách rời chính sách và nhiệm vụ ra một đường, và đường lối quần chúng ra một đường cũng là sai lầm. Tinh thần trách nhiệm là gắn liền chính sách và đường lối quần chúng, để làm trọn nhiệm vụ.
… Công việc kháng chiến kiến quốc ngày càng nhiều, càng mới, càng to, càng phức tạp. Cán bộ ta không khỏi vấp khuyết điểm trong tiến bộ. Nhưng với sự giáo dục của Đảng, của Chính phủ và của quần chúng, cùng với lòng kiên quyết dùi mài tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chúng ta nhất định chiến thắng khuyết điểm”(13).
Trong bối cảnh hiện nay, nâng cao tinh thần trách nhiệm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đây được xem là một trong những yêu cầu hàng đầu và là yếu tố đặc biệt quan trọng để cán bộ ngành y “nâng cao sức đề kháng”, miễn nhiễm với mọi sự tha hóa, biến chất, không sa vào chủ nghĩa cá nhân, không bị tác động, ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, của những “viên đạn bọc đường”, của chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu cao tỉnh thần đoàn kết và tinh thần trách nhiệm của người cán bộ y tế trước Đảng, trước nhân dân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong xây dựng ngành y tế Việt Nam và đội ngũ cán bộ y tế cách mạng qua các thời kỳ, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tư tưởng của Người hướng dẫn hành động cho mỗi cán bộ ngành y, nhắc nhở mỗi người, mỗi tổ chức, nhất là cấp ủy Đảng phải luôn thường trực tư tưởng và hành động đoàn kết thống nhất, trách nhiệm cao vì lợi ích chung của cách mạng.
Đất nước ta đã trải qua hơn 35 năm đổi mới. Chưa bao giờ đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Thành tựu to lớn mang tầm vóc lịch sử đó sự đóng góp quan trọng của ngành y tế, trực tiếp nhất là đội ngũ cán bộ. Nhờ đó, như Đảng đã đánh giá, khẳng định: “Hệ thống tổ chức y tế tiếp tục được kiện toàn. Quy mô, năng lực, chất lượng y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch, chăm sóc sức khỏe nhân dân có bước phát triển, tiếp cận được nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là trong phòng, chống đại dịch Covid-19”(14).
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của ngành y tế hiện nay, vẫn nổi lên những hạn chế, khuyết điểm, bất cập, với nhiều khó khăn thách thức, nhất là trước sự công phá dữ dội của “giông tố” Covid-19, được coi là một phép thử khắc nghiệt đối với ngành y và mỗi cán bộ y tế nước nhà.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có hiệu quả, rất cần phải tăng cường giáo dục cán bộ, nhân viên y tế về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để phát huy sức mạnh tổng hợp và thái độ, tinh thần phục vụ. Câu nói của Người: "Thầy thuốc phải như mẹ hiền" vừa là danh hiệu cao quý mà Người dành tặng, vừa là một yêu cầu, đòi hỏi, là tiêu chuẩn, tiêu chí đối với phẩm chất và tài năng của đội ngũ cán bộ y tế nước ta, cả trong kháng chiến, cũng như trong hòa bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong điều kiện hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, đòi hỏi ngành y tế và mỗi cán bộ y tế phải tiếp tục nhận thức và quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 23.2.2005 của Bộ Chính trị Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 6 khóa XII (Nghị quyết Số 20-NQ/TW ngày 25.10.2017) Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó thấu suốt quan điểm của Đảng: Nghề y là một nghề đặc biệt; nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của Đảng, Nhà nước và xã hội: "Thầy thuốc phải như mẹ hiền". Điều đó lại càng đòi hỏi hơn bao giờ hết tinh thần phát huy dân chủ, ra sức tự phê bình và phê bình trong công tác và sinh hoạt hằng ngày như mỗi ngày “phải rửa mặt”, để tăng cường sự đoàn kết thống nhất và tinh thần trách nhiệm trong toàn ngành và của mỗi cán bộ y tế; thắp sáng truyền thống vẻ vang, niềm tự hào về danh dự, phẩm giá, lương tri của nghề y, ngành y, của người cán bộ y tế cách mạng.
Quá trình đó đòi hỏi phải nêu cao bản lĩnh, dũng khí, phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để xây dựng đội ngũ cán bộ y tế thật sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, ngành y tế phải quán triệt thực hiện nghiêm túc, sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Tập trung xây dựng đội cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với cải cách tiền lương, chế độ, chính sách đãi ngộ, tạo môi trường, điều kiện làm việc để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển; có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”(15).
Trong quá trình quán triệt thực hiện, bài học về nêu cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn là “chìa khóa” để đội ngũ cán bộ y tế nước ta hoàn thành tốt nhiệm vụ và sứ mệnh vẻ vang, cao quý mà Đảng và nhân dân ta đã tin tưởng giao phó.
Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2 năm nay diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và ngành y tế, mỗi cán bộ y tế nước ta đang nỗ lực phấn đấu đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, với ý chí và khát vọng xây dựng và phát triển nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Ý thức đầy đủ vinh dự, niềm tự hào chính đáng và nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chính là một biểu hiện cao quý về đạo đức cách mạng của người cán bộ y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là tiếp tục kiểm soát phòng, chống dịch bệnh, “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn, đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
________________________________________________
(1) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, T.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.241.
(2), (4) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.8, tr.154, 184.
(3) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.5, tr.487.
(5), (7), (11) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.9, tr.343, 145, 343.
(6) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.6, tr.34.
(8), (9) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.14, tr.186, 27.
(10) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.13, tr.455.
(12) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.15, tr.361.
(13) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.7, tr.248-249.
(14), (15) ĐCSVN (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, T.I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.65, 178.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 24.2.2022
Bài liên quan
- Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong lòng dân tộc Việt Nam và thế giới
- Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- 6 Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong lòng dân tộc Việt Nam và thế giới
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong lòng dân tộc Việt Nam và thế giới
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam, nhà chính trị - nhà văn hoá lớn của thế kỷ XX, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người bạn thân thiết của nhân dân các dân tộc đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của Người gắn liền với lịch sử quang vinh của Đảng và lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc ta.
Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của công tác giáo dục thanh niên. Người đã chỉ rõ sự cần thiết; nội dung, phương thức giáo dục thanh niên và trách nhiệm của các chủ thể trong công tác này. Bài viết trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và đề xuất giải pháp vận dụng tư tưởng của Người vào công tác giáo dục thanh niên Việt Nam góp phần phát huy vai trò của thanh niên trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Bình luận