Xu hướng mua hàng trực tuyến của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
1. Giới thiệu
Mua hàng trực tuyến hiện đang là xu hướng phổ biến trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong nhóm những người trẻ tuổi. Theo số liệu báo cáo của Digital 2021, tại Việt Nam hơn 70% người dân đang sử dụng Internet thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau với thời lượng trung bình là 6 giờ 54 phút mỗi ngày trong đó hơn 50% là những người trẻ trong độ tuổi từ 16 đến 24. Nếu như năm 2019 tỷ lệ người dùng Internet tham gia vào mua sắm trực tuyến là 77% thì đến năm 2020 con số này đã tăng lên 88%(1). Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, hành vi mua sắm trực tuyến có những chuyển biến rõ nét do thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng có thể đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu của người dùng mà không cần phải mất thời gian di chuyển như khi lựa chọn ở những cửa hàng truyền thống. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và Internet là có thể ngồi nhà thoải mái chọn lựa và chi tiêu.
Với các lợi ích về tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức mua tại các cửa hàng truyền thống, có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi và nhiều sự lựa chọn về các mặt hàng, dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, có thể so sánh giá của các nhà cung cấp khác nhau cho thấy mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển và dần trở thành xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam - đây là điều không ai có thể phủ nhận. Vì vậy, trong thế kỷ XXI mua sắm trực tuyến đang là một xu hướng mới của hành vi mua sắm và đã thực sự bùng nổ(2). Một số các nghiên cứu gần đây với người tiêu dùng là đối tượng thế hệ Z tại Hà Nội cho thấy: tính dễ sử dụng, trải nghiệm mua sắm trực tuyến, chất lượng và tính hữu ích là 4 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua sắm trực tuyến. Khoảng 88% thế hệ này đều đã có tiếp xúc với mua sắm trực tuyến, trong đó mua trên nền tảng thương mại điện tử Shopee là cửa hàng trực tuyến được họ ưa chuộng hơn cả(3).
Nhằm bổ sung thêm những hiểu biết về xu hướng mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022, với tổng số mẫu nghiên cứu là 222 mẫu. Nghiên cứu hướng tới làm rõ đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của mua sắm trực tuyến khi sử dụng MXH, Internet và xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh hậu Covid-19.
2. Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên trên các nền tảng thương mại điện tử và MXH
- Tầm quan trọng của việc sử dụng MXH, Internet trong tìm kiếm thông tin mua sắm trực tuyến
Internet và MXH được sinh viên sử dụng phổ biến nhất để liên lạc bạn bè, tìm kiếm thông tin, với kết quả trên 83% sinh viên đánh giá đây là mục đích đích quan trọng đối với họ. Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho thấy có gần 60% tổng số sinh viên tham gia khảo sát cho biết họ cho rằng MXH và Internet là công cụ “quan trọng” giúp họ tìm kiếm thông tin mua sắm trực tuyến và chỉ có 11,7% cho rằng không quan trọng đối với họ. Tỷ lệ đánh giá tầm quan trọng của Internet và MXH đối với mua sắm trực tuyến trong nhóm sinh viên còn cao hơn tỷ lệ đánh giá mức độ quan trọng đối với chia sẻ thông tin, hình ảnh, status với mọi người. Ngoài ra, phát hiện đáng chú ý từ nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về đánh giá tầm quan trọng của việc sử dụng Internet, MXH để tìm kiếm thông tin mua sắm trực tuyến giữa sinh viên nam và nữ, điều này có nghĩa là nam giới cũng quan tâm và tham gia vào hoạt động mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, MXH không khác biệt gì so với nữ giới.
- Xu hướng lựa chọn sản phẩm phổ biến mua sắm trên sàn thương mại điện tử
Kết quả khảo sát đối với sinh viên cho thấy 3 nhóm mặt hàng được sinh viên lựa chọn mua trực tuyến nhiều nhất theo tỷ lệ từ cao đến thấp bao gồm: quần áo (86%), mỹ phẩm làm đẹp (50,5%), trang sức/ phụ kiện thời trang (46,4%). Tiếp đến là các mặt hàng liên quan đến phụ kiện điện thoại /đồ công nghệ/ điện tử (35,1%). Các nhóm mặt hàng còn lại tỷ lệ sinh viên mua trực tuyến không phổ biến.
Bảng 1: Mức độ phổ biến của các sản phẩm được sinh viên lựa chọn mua sắm trực tuyến (%)
Mặt hàng |
Chung |
Nam |
Nữ |
1. Quần áo |
86 |
77,5* |
90,1* |
2. Mỹ phẩm làm đẹp |
50,5 |
21,1* |
64,2* |
3. Trang sức, phụ kiện thời trang |
46,4 |
31* |
53,6* |
4. Phụ kiện điện thoại, đồ công nghệ, điện tử |
35,1 |
60,6* |
23,2* |
5. Đồ ăn vặt |
23,4 |
38* |
16,6* |
6. Đồ dùng học tập |
18,5 |
25,4 |
15,2 |
7. Thiết bị nhà bếp, đồ gia dụng |
11,3 |
12,7 |
10,6 |
8. Vật tư y tế/ các sản phẩm bảo vệ sức khỏe |
5.4 |
2,8 |
6,6 |
9. Voucher và dịch vụ |
3.2 |
4,2 |
2,6 |
Sinh viên nữ và nam đều mua trực tuyến mặt hàng quần áo là phổ biến nhất, trong đó tỷ lệ này ở sinh viên nữ (90,1% và sinh viên nam là 77,5%). Có một số sự khác biệt trong xu hướng mua sắm trực tuyến giữa nam và nữ: nữ lựa chọn mua sắm trực tuyến mỹ phẩm làm đẹp và trang sức, phụ kiện cao hơn đáng kể so với nam (từ 1,7 cho đến hơn 3 lần). Sinh viên nam quan tâm và mua sắm phụ kiện điện thoại, công nghệ, điện tử phổ biến hơn nhiều so với nữ (60,6% so với 23%). Đáng chú ý, việc mua đồ ăn vặt trực tuyến ở sinh viên nam cũng cao hơn so với sinh viên nữ (38% đối với nam và 16,6% đối với nữ).
- Mức giá phổ biến sinh viên sẵn sàng chi trả cho mua sắm trực tuyến
Trong 5 nhóm mặt hàng phổ biến nhất (theo thứ tự từ 1 đến 5 ở bảng 1), sinh viên sẵn sàng chi tiêu cho các mặt hàng nói trên nằm ở khung từ 100 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng, tỷ lệ sinh viên sẵn sàng chi trả ở mức giá trên 1 triệu thường không cao (từ 14% đến 19%). Riêng đối với đồ ăn vặt, mức chi trả của sinh viên phổ biến nhất là dưới 100 ngàn đồng (chiếm 51,4%).
- Xu hướng lựa chọn những trang thương mại điện tử/ web/ fanpage mua sắm trực tuyến của sinh viên
Mua hàng trực tuyến rất đa dạng diễn ra trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... hay trên các MXH, fanpage chuyên bán hàng online thu hút lượng lớn người theo dõi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên đã từng mua sắm trực tuyến ở hầu hết các trang thương mại điện tử là khá phổ biến, đặc biệt có đến hơn 98% sinh viên cho biết đã từng mua sắm trực tuyến ở trang Shopee, trong đó có 88,3% mua sắm ở mức độ thường xuyên và 10,4% mua sắm ở mức độ thi thoảng:
Bảng 2: Mức độ thường xuyên mua hàng trực tuyến của sinh viên ở các trang thương mại điện tử/ web/fanpage (đơn vị: %)
Các trang thương mại điện tử/ web/ fanpage |
Thường xuyên mua |
Thỉnh thoảng mua |
Chưa mua bao giờ |
1. Shopee |
88,3 |
10,4 |
1,4 |
2. Các fanpage, MXH bán hàng online |
24,8 |
45,0 |
30,2 |
3. Lazada |
13,5 |
48,2 |
38,3 |
4. Tiki |
11,7 |
51,4 |
36,9 |
5. Sendo |
5,0 |
16,2 |
78,8 |
Đứng sau Shopee về mức độ phổ biến là các trang fanpage, MXH có bán hàng online. Tỷ lệ sinh viên thường xuyên mua hàng trực tuyến tại trang Lazada và Tiki chiếm từ 12% đến 13%, trong đó có khoảng 50% sinh viên thi thoảng mua hàng ở hai trang này, đồng thời cũng có đến trên dưới 38% sinh viên cho biết chưa bao giờ mua hàng trực tuyến ở cả hai trang trên. Sendo là trang thương mại điện tử ít phổ biến nhất đối với sinh viên. Kết quả nghiên cứu trên cũng tương đồng với số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam do iPrice insights cập nhật vào ngày 03.03.2020, cho thấy vào năm 2019 Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về về lượng truy cập website, đạt trung bình 38 triệu lượt/ tháng, theo sau lần lượt là Thegioididong, Sendo, Lazada và TiKi(4).
3. Kết luận
Như vậy, xu hướng mua hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử và MXH rất phổ biến ở sinh viên trong mẫu nghiên cứu và đây cũng là một trong những hoạt động được đánh giá là quan trọng của sinh viên trên không gian mạng. Sinh viên có xu hướng lựa chọn mua sắm trên Shopee phổ biến nhất và tỷ lệ mua sắm trực tuyến của sinh viên trên Shopee cao hơn đáng kể so với các sàn thương mại điện tử khác. Bên cạnh những lựa chọn phổ biến chung, sinh viên nam và nữ cũng có những xu hướng lựa chọn nhóm mặt hàng mua sắm trực tuyến khác nhau nhất định. Kết quả nghiên cứu gợi mở những giải pháp đối với các sàn thương mai điện tử hiểu hơn về xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên khi muốn phát triển khách hàng hướng đích là sinh viên trong tương lai./.
__________________________________________
(1) Bộ Công Thương (2021), Sách trắng thương mại điện từ 2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
(2) Bùi Thị Kỷ (2018), “Ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 34.
(3) La Thị Tuyết, Lê Thu Hằng (2021), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z thành phố Hà Nội”, FTU Working Paper.
(4) Infoq Việt Nam (2021), Khảo sát về các trang bán lẻ trực tuyến.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
- Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
- Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đối với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới
Xem nhiều
-
1
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
2
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
-
3
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
4
Chi bộ Ban Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
5
Chi bộ Văn phòng Đảng – Hội đồng trường – Đoàn thể tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
-
6
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
Trong tiến trình đổi mới, lãnh đạo chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã từng bước hoàn thiện quan điểm về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Quá trình này đồng thời cũng là quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, vai trò của truyền thông trong việc kiến tạo, duy trì và bảo vệ hình ảnh công chúng của doanh nghiệp ngày càng trở nên trọng yếu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện – một lĩnh vực đặc thù, nơi giá trị thương hiệu gắn liền với tính chuyên nghiệp, uy tín tổ chức và trải nghiệm truyền thông trực tiếp của công chúng – thì công tác quản trị khủng hoảng truyền thông không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững. Thực tiễn truyền thông tại Việt Nam cho thấy, không ít sự kiện, lễ hội hay chương trình giải trí quy mô lớn từng vướng vào các khủng hoảng truyền thông ở nhiều cấp độ, từ sai sót trong tổ chức đến các phản ứng tiêu cực trên không gian mạng, gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu và mức độ tín nhiệm từ phía công chúng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết nêu trên, bài viết tập trung phân tích hiện trạng công tác quản trị khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp tổ chức sự kiện tại Việt Nam hiện nay, nhận diện các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực truyền thông ứng phó và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trong môi trường truyền thông số nhiều biến động.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay
Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực thực hiện chức năng tham gia công tác xây dựng chính quyền cùng cấp, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và sự phát triển của các tỉnh, thành phố trong vùng. Bài viết bàn về một số vấn đề lý luận về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp hiện nay về nguyên tắc, nội dung, phương thức; từ đó, chỉ rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tham gia xây dựng chính quyền cùng cấp.
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy và học nói chung, dạy và học các môn lý luận chính trị nói riêng là xu thế tất yếu trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy. trong những năm gần đây, các trường đại học trên cả nước đã tích cực triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, song trên thực tế, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra, đặc biệt trong tình hình mới hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng quá trình đổi mới phương pháp dạy và học các môn học lý luận chính trị ở các trường đại học, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học các môn học này, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Những năm qua, phát triển du lịch tại tỉnh Tây Ninh đã đạt nhiều kết quả khả quan. Lượng khách du lịch đến Tây Ninh ngày càng tăng, tỷ trọng đóng góp vào GRDP ngày càng mạnh. Tỉnh Tây Ninh đã dần khẳng định được vai trò, ý nghĩa vfa tầm quan trọng trong phát triển ngành du lịch hiện nay. Bài viết làm rõ thực trạng và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững du lịch tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Bình luận