Yêu cầu của khẩu ngữ trong quảng cáo
Trong bất kỳ một quảng cáo truyền hình nào, bên cạnh hình ảnh và âm thanh thì khẩu ngữ luôn được các doanh nghiệp cũng như khách hàng quan tâm. Bởi vì nó là nhân tố quan trọng tạo nên tính hiệu quả trong quảng cáo. Slogan - khẩu ngữ là một bộ phận cấu thành của thương hiệu, nó chuyển tải tới khách hàng, để họ tiếp nhận nhanh, dễ dàng những thông tin khá trừu tượng của thương hiệu.
Khẩu ngữ không nhất thiết phải cố định như tên thương hiệu mà có thể được thay đổi tuỳ theo chiến lược của doanh nghiệp, tuỳ theo thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Thông thường, khi có sự cải tiến hoặc thay đổi kết cấu và tính năng của hàng hoá hoặc mở rộng phạm vi cũng như ích lợi của dịch vụ thì khẩu ngữ được thay đổi. Dù thế nào thì sự thay đổi khẩu ngữ cũng phải cố gắng kế thừa những nội dung đã có, bám sát vào chiến lược về thương hiệu của doanh nghiệp để tạo nên những khẩu ngữ hiệu quả hơn trước. Ví dụ như cà phê Trung Nguyên với khẩu ngữ “Mang đến nguồn cảm hứng sáng tạo” đã được đổi thành “Khơi nguồn sáng tạo”. Khẩu ngữ mới vừa ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thiết kế. Hơn nữa, nó còn thể hiện khá rõ ý tưởng của doanh nghiệp đó là Cà phê Trung Nguyên là người đánh thức, khơi dậy nguồn sáng tạo luôn có sẵn trong mỗi con người. Đây là khẩu ngữ có tính trừu tượng cao, hàm chứa nhiều nội dung, có thể diễn giải và mở rộng tuỳ theo sự cảm nhận của từng nhóm khách hàng và từng khu vực thị trường. Khẩu ngữ trừu tượng luôn tạo ra sự hấp dẫn riêng, lôi cuốn tư duy và kích thích cảm hứng của khách hàng. Tuy nhiên, không phải nhóm khách hàng nào cũng có thể cảm nhận được hết ý nghĩa của khẩu ngữ. Chính vì vậy, khẩu ngữ trừu tượng thường được áp dụng với những hàng hoá có đặc tính hoặc sắc thái riêng như mỹ phẩm, ô tô, các loại trang phục cao cấp... và cho những nhóm khách hàng có khả năng cảm nhận cao. Đây chính là điểm khác biệt với những khẩu ngữ được dùng trong những quảng cáo hàng hoá thông thường với nhóm khách hàng “bình dân”.
Thiết kế khẩu ngữ cho thương hiệu không phải là công việc đơn giản mà mỗi doanh nghiệp phải bám sát nội dung và chiến lược thương hiệu, trung thành với định hướng của doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Do vậy, khi thiết kế khẩu ngữ, chúng ta phải chú ý đến những yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, phải ngắn gọn, dễ nhớ.
Sự ngắn gọn của khẩu ngữ luôn làm cho khách hàng nhanh chóng ghi nhớ và nhớ lâu. Ví dụ như “S-phone- nghe là thấy”, Trung Nguyên- “Khơi nguồn sáng tạo”.
Thứ hai, có tính hấp dẫn và thẩm mỹ cao, phù hợp với phong tục tập quán. Sẽ không có một khuôn mẫu cụ thể nào cho tính hấp dẫn và thẩm mỹ của khẩu ngữ. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự cảm nhận cũng như phong tục tập quán của những khách hàng, các thị trường khác nhau... Chúng ta có thể cảm nhận được điều này qua một số khẩu ngữ như Bitis - “Nâng niu bàn chân Việt”. Hay những hình ảnh quảng cáo đầy ấn tượng của S-phone với câu nói kết thúc “S-phone- nghe là thấy”, có thể khiến bất cứ thượng đế nào cũng phải quan tâm.
Các nhà quảng cáo phương Tây đang làm ăn phát đạt ở khu vực châu á với những chiêu thức quảng cáo thật lạ mắt và ấn tượng. Tuy nhiên, khi quảng bá thương hiệu ở thị trường Trung Quốc, họ gặp rất nhiều khó khăn vì ngoài việc phải cạnh tranh với các hãng khác, họ còn đối mặt với một trở ngại rất lớn là quảng cáo như thế nào cho phù hợp với đất nước giàu văn hoá truyền thống và lòng tự tôn dân tộc cao. Nhiều nhà làm quảng cáo phương Tây đã tạo nên những vệt dài sai lầm ở thị trường Trung Quốc. Năm 1960, Pepsi đã ghi dấu đen tại Đài Loan khi dịch “Sống còn cùng thế hệ Pepsi” thành “Pepsi sẽ mang tổ tiên của bạn trở về từ cõi chết”.
Thứ ba, khẩu ngữ phải có nội dung phong phú, thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp hoặc công dụng đích thực của hàng hoá.
Khẩu ngữ của Prudential đã thể hiện được điều này: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Qua khẩu ngữ ngữ này khách hàng có thể nhận thấy rằng bảo hiểm Prudential đã, đang và sẽ luôn là người bạn, người thân, người đồng hành trong cuộc sống của mỗi gia đình Việt Nam. Bởi vì, chúng tôi hiểu và biết chia sẻ những khó khăn với bạn và sẽ cùng chia vui với hạnh phúc của mọi người. Trên thực tế cho thấy, các sản phẩm nổi tiếng nói chung đều được người ta nhớ và tin là nhờ một đặc tính rất nổi bật nào đó chứ không phải vì nó có nhiều tính năng.
Như vậy, khẩu ngữ trong quảng cáo không phải là sự tung hô, đề cao đơn thuần công dụng của hàng hoá và ý tưởng của doanh nghiệp. Sự đề cao quá trong khẩu ngữ sẽ dẫn đến sự suy giảm lòng tin nơi người tiêu dùng. Thực tế cho thấy chỉ có người tiêu dùng và thông qua những phản ứng của họ thì chúng ta mới đánh giá tính hấp dẫn, lôi cuốn và hiệu quả của một khẩu ngữ. Bởi vì họ là những giám khảo thông thái nhất. Hy vọng rằng, trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thiết kế được nhiều khẩu ngữ đạt hiệu quả trong quảng cáo./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận