15 năm đi tìm và viết về 511 nhà báo liệt sĩ

Nhà báo Trần Văn Hiền giới thiệu danh sách 511 liệt sĩ được đặt ở chùa Âu Lạc (xã Hưng Lộc - TP.Vinh, Nghệ An). Ảnh: Thanh Nga
Hai lần hy sinh
Nhắc về sự ra đi của những người vừa là đồng đội vừa là đồng nghiệp của mình, nét buồn rầu lại hiện lên trên khuôn mặt của nhà báo Trần Văn Hiền - nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An, Trưởng đại diện Tạp chí Người làm báo khu vực miền Trung.
Từng có 5 năm trực tiếp làm lính công binh, ông Trần Văn Hiền thấu hiểu hơn hết sự ra đi đau đớn tột cùng của đồng đội. Chính mắt ông chứng kiến cảnh đồng đội hy sinh và phải chôn cất họ. Xót xa là thế nhưng mấy ai biết được rằng, những nhà báo liệt sĩ đã phải chịu hai lần đau đớn, hai lần hy sinh. Hy sinh đầu tiên là hy sinh vì bom đạn, hy sinh thứ hai là hy sinh trong sự quên lãng. Nhà báo ra chiến trường với tư cách phối thuộc, đi theo các đơn vị chiến đấu, khi mất không ai biết và cũng không ai lập danh sách. Sau đó thì rơi vào quên lãng.
“Điều đáng trách là những phần mộ của các nhà báo liệt sĩ hy sinh trong chiến trường không xác định được tên tuổi, quê quán thì đều để là vô danh. Bố tôi cũng từng là liệt sĩ, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Thời điểm đó, mộ của bố tôi bị thất lạc. Tôi đã quyết đi tìm bằng được. Đến năm 1985, tôi đã tìm được mộ của bố và chôn cất, lập bia. Bởi vậy, tôi thấu hiểu hơn hết cảm giác hy sinh không có người nhớ đến và bị gọi là vô danh" - nhà báo Trần Văn Hiền ngậm ngùi chia sẻ.
Chính sự ra đi của người thân cũng như đồng đội đã thôi thúc nhà báo Văn Hiền nhen nhóm ý định đi tìm và dựng lại chân dung của các nhà báo liệt sĩ, để thân nhân cũng như các thế hệ đời sau có thể hiểu rõ về quá trình chiến đấu của như sự hy sinh thầm lặng của nhà báo liệt sĩ.
Dựng lại 511 chân dung nhà báo liệt sĩ
Người đầu tiên ông đi tìm và viết lại chân dung là nhà báo Vũ Hiến - người bạn tri kỉ của ông. Thông tin đầu tiên ông nhận được chỉ là cái tên Vũ Hiến, phóng viên Báo Hải Quân Việt Nam, hy sinh ở mặt trận Campuchia. Ông mất 5 năm lặn lội ngược xuôi, về quê quán cũng như gặp gỡ những người cùng chiến trường năm đó với nhà báo Vũ Hiến để tìm kiếm thông tin. Có lẽ, nhà báo Vũ Hiến là người mà ông mất nhiều thời gian nhất để dựng lại chân dung bởi quá trình tìm gặp khá nhiều khó khăn.
“Khi chiến đấu mỗi đơn vị đều có một nghĩa trang riêng và được đánh dấu, sau một trận đánh có khi người trực tiếp chôn đã hy sinh hoặc người ta không nhớ vị trí chôn nữa. Mặt khác, chiến trường rộng như vậy, hôm nay đánh ở đây thì nghĩa trang của đơn vị nằm ở đây, nhưng ngày mai tiến sâu vào mặt trận hơn thì không có ai quan tâm đến nghĩa trang của đơn vị nữa. Trường Sơn chỉ cần một ngày là tất cả bị phủ lấp hết, không còn nhận ra mộ của đồng đội. Đấy cũng là một lý do vì sao không tìm thấy.
Chứng kiến sự hy sinh của đồng đội ngay trước mắt mình, đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in và ám ảnh mùi máu kinh khủng. Hầu hết đều không tìm thấy hài cốt" - nhà báo Văn Hiền chia sẻ.
Đi tìm và viết về họ, nhà báo Văn Hiền vừa xót xa lại vừa ngưỡng mộ, tự hào trước sự hy sinh anh dũng, bất khuất của họ. Có những nhà báo hy sinh thân mình, lao vào nguy hiểm để có thể có được những cảnh quay tốt nhất. Khi hy sinh, tay vẫn còn ôm hộp phim và mắt mở to nhìn thẳng lên bầu trời đầy bom đạn.
Đồng cảm trước sự hiểm nguy của các nhà báo nam khi tác nghiệp bao nhiêu thì khi viết về nhà báo nữ, ông lại càng thêm nhói lòng. Nhắc về nhà báo nữ, ông nhớ nhất là bài viết chân dung về Phạm Thị Ngọc Huệ - phóng viên Báo Trường Sơn. Trên đường đi công tác, Ngọc Huệ đã giẫm phải mìn của Mỹ rải giữa rừng Khăm Muộn (Lào) và hy sinh. Sau này đi tìm nhưng không tìm được hài cốt của nhà báo Huệ. Ông đã cùng một số đồng đội của nhà báo Ngọc Huệ, sang tận nơi nhà báo ngã xuống để viết bài khắc họa chân dung.
“Khi viết chân dung về nữ nhà báo, tần số cảm xúc cao hơn. Bởi vì bản thân người con gái vào chiến trường đã phải chịu nhiều sự khốc liệt rồi, đặc biệt con gái làm báo thì mức độ khốc liệt nó cao hơn. Từ năm 1963 cho đến năm 1975, có 66 nhà báo nữ vào chiến trường thì 19 người hy sinh. Đau đớn vô cùng. Cũng chính lẽ đó, tôi rất trân trọng và muốn viết những ngôn ngữ đẹp nhất dành cho họ" - ông Văn Hiền nói.
Hơn 15 năm viết về 511 nhà báo liệt sĩ, trải qua những khó khăn, những cảm xúc vui có buồn có, đau khổ có, nhà báo Văn Hiền như sống cùng nhân vật để có thể viết một cách chân thực và sâu sắc nhất về họ, những câu chuyện tưởng chừng như bị chôn vùi cùng bom đạn ngoài chiến trường - nơi các nhà báo liệt sĩ hy sinh.
“Làm để trả nghĩa, để chịu ơn"
Một mình lặn lội ngược xuôi trong và ngoài nước để tìm bằng được thông tin của 511 nhà báo liệt sĩ là điều mà không phải ai cũng làm được. Nhưng với nhà báo Văn Hiền, họ chính là động lực để ông cố gắng mỗi ngày và hạnh phúc với ông là tìm được và viết về họ. Cầm trên tay cuốn sách về các nhà báo liệt sĩ, ông giãi bày: “Đối với những nhà báo đã hy sinh như vậy, việc làm của tôi không là gì. Ngược lại, họ là động lực. Chính sự hy sinh của các liệt sĩ là nguồn cảm hứng sáng tạo cho tôi viết hơn 20 đầu sách về họ, về chiến tranh. Tất cả tác phẩm văn học đó đều khởi nguồn từ việc tôi trả nghĩa cho những nghĩa đã mất, trong đó có các nhà báo. Đấy tôi gọi là chịu ơn. Và điều đó làm tôi thấy thanh thản hơn".
Ngày 27.7 vừa qua, ông cũng đã phối hợp với trụ trì và các tăng lữ chùa Âu Lạc (xã Hưng Lộc - TP.Vinh, Nghệ An) để tổ chức đại lễ cầu siêu tưởng nhớ anh linh 511 nhà báo liệt sĩ với mong muốn ghi công các nhà báo, để tên tuổi các anh nhà báo không bị lãng quên trong lớp bụi thời gian.
Hành trình hơn 15 năm đi tìm nhà báo liệt sĩ, đối với nhà báo Văn Hiền, giống như một người gánh nặng qua núi, xuống dốc rồi thở phào nhẹ nhõm và nhìn lại. Ông mong muốn rằng, sẽ có thêm nhiều người nữa cùng ông tiếp tục tìm và viết chân dung nhà báo liệt sĩ. Bởi ngoài kia còn rất nhiều người chưa tìm được tên tuổi, “không ai nhớ mặt đặt tên" và đó cũng là thiệt thòi cho thế hệ sau này.
Quảng Trị, Thừa Thiên, Khu 5, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và cửa ngõ Quân Khu 7 - vùng tam giác lửa Củ Chi là những nơi có nhiều liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ chiến tranh. Nhà báo Văn Hiền cũng hi vọng sẽ các địa phương đó sẽ xây dựng bia hoặc đài tưởng niệm họ, phần để tri ân và phần để Tổ quốc thêm tự hào vì đất nước đã có những người hy sinh anh dũng đến vậy.
Theo Báo Lao động
Nguồn: http://nguoilambao.vn/15-nam-di-tim-va-vie-t-ve-511-nha-bao-liet-si-n21086.html
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
Trong bối cảnh thông tin đa chiều và phức tạp hiện nay, việc quản lý thông tin khoa học quân sự (KHQS) trên báo chí Quân đội đang đứng trước nhiều thách thức trong vấn đề quản lý thông tin về KHQS. Đây không chỉ sở hữu tính cấp thiết từ góc độ an ninh quốc gia mà còn từ góc độ phát triển của ngành báo chí, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông quân sự. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hiệu quả cho việc quản lý thông tin KHQS trên báo chí quân đội là hết sức cấp thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ cho công chúng, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và phát triển bền vững cho ngành thông tin quân sự Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận