Bàn về năng lực tự học của sinh viên và đề xuất đối với giảng viên
1. Phần mở đầu
Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước rất quan tâm đến đề tài năng lực tự học và phát triển năng lực tự học nói chung và tự học tiếng Anh nói riêng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Khi nói về học ngoại ngữ, sự tự chủ trong học tập và năng lực tiếng có mối quan hệ tích cực với nhau. Nếu người học có sự tự chủ cao thì khả năng sử dụng tiếng sẽ càng cao(1).
Sự tự chủ trong học tập đóng vai trò không hề nhỏ trong quá trình học ngoại ngữ bởi quá trình này là sự tích lũy tri thức và sự luyện tập không ngừng nghỉ theo thời gian. Thực tế đào tạo ngoại ngữ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho thấy khối lượng kiến thức sinh viên cần học có thể là nhiều (12 tín chỉ đối với khối lý luận và 15 tín chỉ đối với khối nghiệp vụ). Do vậy, nếu sinh viên không dành thời gian tự học và tự điều chỉnh kế hoạch học tập của mình, sinh viên sẽ không thể đạt được kết quả như mong đợi.
Hơn nữa, sinh viên có năng lực tự học không chỉ liên quan trực tiếp đến kết quả học tập, rèn luyện năng lực nghề nghiệp ở trường mà còn ảnh hưởng quan trọng đến việc học tập suốt đời của mỗi người. Việc phát triển năng lực tự học là một đòi hỏi trong hoạt động giảng dạy khi sinh viên dần quen với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Từ nhu cầu tìm hiểu về việc áp dụng các hoạt động nhằm nâng cao năng lực tự học và từ tình hình thực tiễn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu với mục đích đánh giá các hoạt động giáo viên đưa ra để thúc đẩy năng lực tự học của sinh viên trong các học phần tiếng Anh theo góc nhìn của sinh viên, đồng thời tìm hiểu các thách thức mà giáo viên gặp phải khi tiến hành các hoạt động này.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Năng lực tự học
Người học tự chủ (learner autonomy) là một khái niệm học tập hiện đại lấy tâm lý học nhận thức làm cơ sở lý luận xuất hiện vào giữa thế kỷ 20 ở các nước phương Tây. Sau đó không lâu, học tập tự chủ nhanh chóng trở thành đề tài hấp dẫn với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, mở ra những vấn đề nghiên cứu trong dạy học ngôn ngữ. Người học tự chủ khi có được năng lực tự học. Vấn đề năng lực tự học trong học ngoại ngữ được các học giả nước ngoài chú ý đến từ rất sớm, họ đã làm rất nhiều nghiên cứu được thể hiện dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
Trong nhiều nghiên cứu, việc tự học được gọi với nhiều cái tên khác nhau như self - learning, self - education, self - directed learning, self - instructed learning, learner autonomy hay autonomous learning. Tất cả những tên gọi trên đều hướng đến khái niệm học độc lập, không lệ thuộc hoàn toàn vào người dạy. Để tạo dựng và phát huy năng lực tự học, Dam đã thiết kế mô hình gồm 3 bước chính đó là lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và đánh giá kế hoạch(2).
Trong mô hình này, người học được đặt làm trung tâm, đối thoại, thương lượng và thái độ cởi mở hợp tác giữa giáo viên và người học đóng vai trò quan trọng để hoạt động học tập đi đúng mục tiêu mà nhiệm vụ học tập đặt ra. Cụ thể hơn, một lớp học tự chủ sẽ trải qua các bước cụ thể hóa mục tiêu và mục đích các công việc triển khai; chọn phương pháp, loại nhiệm vụ và tài liệu theo mục tiêu đã đặt ra; tổ chức và triển khai các nhiệm vụ học tập; cuối cùng là chọn các tiêu chí đánh giá và áp dụng chúng. Mô hình của Dam chính là khung lý thuyết mà tác giả bám sát xuyên suốt nghiên cứu của mình.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành đối với 80 sinh viên năm thứ 1 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm tìm hiểu các hoạt động hỗ trợ mà giảng viên đưa ra để thúc đẩy, nâng cao năng lực tự học của sinh viên. Đây là những sinh viên mới thay đổi môi trường học, từ phổ thông trung học lên đại học. Do vậy, việc nghiên cứu, khảo sát để tìm ra đường hướng học tập tốt nhất cho các em là cần thiết. Qua những hoạt động mà giảng viên thực hiện trên lớp cùng với thái độ học tập của sinh viên tác giả thấy cần được làm rõ hai câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nhận thức của sinh viên đối với việc tự học thông qua các hoạt động bổ trợ của giảng viên?
- Những thách thức mà giảng viên gặp phải khi tiến hành các hoạt động nâng cao năng lực tự học cho sinh viên?
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng công cụ nghiên cứu là bảng khảo sát và phỏng vấn nhanh. 10 giảng viên của Khoa Ngoại ngữ và 80 sinh viên lớp tín chỉ K42.18 và K42.29 đã tham gia vào nghiên cứu. 03 câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin từ phía người dạy, đó là:
- Thầy/ cô đánh giá mức độ tự học của sinh viên lớp mình đang giảng dạy?
- Thầy/ cô chia sẻ các hoạt động bổ trợ nhằm thúc đẩy tinh thần tự học của sinh viên?
- Những vấn đề các thầy/ cô gặp phải khi tiến hành các hoạt động bổ trợ này?
Sinh viên được trả lời bảng hỏi gồm 20 câu hỏi với 5 lựa chọn theo thang đo Likert (1= không bao giờ; 2= hiếm khi; 3= thỉnh thoảng; 4= thường xuyên; 5= luôn luôn).
Nội dung các câu hỏi xoay quanh ý kiến của sinh viên về cách thức khơi gợi khả năng tự học của mình thông qua các bài giảng trên lớp và bài tập được giao về nhà.
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1. Hoạt động giáo viên đưa ra nhằm nâng cao năng lực tự học của sinh viên
Từ những câu hỏi ở bảng 1 ta có thể thấy kết quả khá tích cực ở giai đoạn lập khế hoạch. Với 39/80 sinh viên cho rằng, giảng viên luôn luôn giúp sinh viên xác định mục tiêu học tập (48,75%). Tuy nhiên, phần triển khai kế hoạch, tỷ lệ sinh viên cho rằng giảng viên hiếm khi khuyến khích sinh viên đọc sách báo bằng tiếng Anh và cho sinh viên tài liệu điện tử cũng như các địa chỉ website hữu ích còn khá cao (từ 10%-12%), tương đương với 8-10 sinh viên xác nhận. tương tự như vậy, giai đoạn hướng dẫn công cụ tự đánh giá quá trình tự học, 9-10 sinh viên trả lời giảng viên không bao giờ hoặc hiếm khi hướng dẫn các em tự đánh giá việc tự học của mình (11%-12%).
Như vậy, tổng hợp số liệu bảng 1 cho thấy ở giai đoạn nào của quá trình tự học, sinh viên cũng đánh giá tích cực việc giảng viên có những hoạt động bổ trợ, khơi gợi việc tự học cho sinh viên. Hoạt động được đánh giá cao nhất đó là giảng viên có giúp sinh viên tiếp cận được những tài liệu để tự học. Tuy nhiên, hoạt động mà sinh viên đánh giá thấp, đó là việc giúp sinh viên có thể tự đánh giá quá trình tự học bên ngoài nhà trường.
Chuyển sang các hoạt động cụ thể trên lớp được tác giả tổng hợp ở bảng 2. Đây là các hoạt động bổ trợ giúp sinh viên thúc đẩy năng lực tự học, ví dụ như sinh viên được hoạt động nhóm, sinh viên được tham gia vào quá trình đánh giá, nhận xét lẫn nhau…
Bảng tổng hợp cho thấy, không có ghi nhận nào ở thang đo từ câu hỏi 9 đến câu 16 ở lựa chọn 1 và từ câu 14 đến 16 ở lựa chọn 2, nhưng có khoảng 6-8 sinh viên tương đương 7,5%-10% số sinh viên cho rằng, giảng viên hoàn toàn không hoặc hiếm khi tổ chức hoạt động trên lớp hoặc hướng dẫn cách làm bài cho sinh viên cũng như giảng viên chưa giúp sinh viên nhận ra điểm yếu trong học tập của mình. Đặc biệt, có tới gần 20% số sinh viên ghi nhận giảng viên ít trò chuyện hoặc không bao giờ liên hệ để tháo gỡ khó khăn trong học tập. Tuy nhiên, có 40-45 sinh viên (từ 50%) sinh viên ghi nhận việc giảng viên luôn tạo cơ hội cho sinh viên được thể hiện năng lực cũng như có nhiều cách để kiểm tra/ đánh giá năng lực học tập của các em.
Về phía giảng viên tham gia phỏng vấn, với câu hỏi thứ nhất được khảo sát, có tới 7/10 thầy cô cho rằng sinh viên chưa thực sự chủ động tự học. Giảng viên đều phải đưa ra những hình thức khen thưởng khích lệ phù hợp mới tạo được động lực giúp các em tự học hiệu quả. Hầu hết các thầy cô (9/10) trả lời câu hỏi thứ 2 cho biết các hoạt động bổ trợ giúp sinh viên thích thú hơn khi triển khai các hoạt động tự học. Câu hỏi cuối cùng, có 6/10 thầy cô nghĩ rằng để thiết kế các hoạt động bổ trợ cần mất nhiều hơn thời gian cũng như cần có kỹ năng và kỹ thuật sử dụng tốt các phần mềm bổ trợ.
Tuy nhiên, tất cả các thầy cô đều chia sẻ rằng ngay từ buổi học đầu tiên của học phần, giảng viên đều giới thiệu mục tiêu khoá học và chuẩn đầu ra của học phần cả về kiến thức lẫn kỹ năng và thái độ. Mục tiêu và chuẩn đầu ra kiến thức còn được nhắc lại trước khi sinh viên kết thúc học phần. Việc chia sẻ mục tiêu học tập còn giúp sinh viên xác lập được mục tiêu học tập ngắn hạn và dài hạn một cách hữu ích nhất. 8/10 giảng viên có đề cập đến việc nhận xét kết quả học tập của sinh viên một cách tích cực và mang tính xây dựng. Điều này cũng tạo thêm động lực giúp sinh viên tự tin trong quá trình học tập, đặc biệt là tự học và chủ động học. 2/10 giảng viên bày tỏ áp lực khi giảng dạy với sĩ số đông trên 40 sinh viên/ lớp bởi vì học rất khó để bám sát từng sinh viên và hỗ trợ sinh viên ngay khi cần.
2.2.2. Thách thức và đề xuất
Kết quả từ các cuộc phỏng vấn với giảng viên tham gia giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho thấy rằng điều đầu tiên là sự tự chủ của đa số sinh viên là chưa thực sự cao. Phần lớn sinh viên còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn và giao bài của giảng viên. Thứ hai, sinh viên thiếu kỹ năng để khai thác và quản lý nguồn học liệu 4.0 (học liệu điện tử). 6/10 thầy cô chia sẻ cùng quan điểm rằng sinh viên rất nhanh nhạy với các thiết bị công nghệ nhưng lại dễ bị cuốn vào những thứ không phải trọng tâm học tập như mạng xã hội hay trò chơi trực tuyến. Yếu tố thứ ba là sự hạn chế về động lực học tập. Khi sinh viên chưa có kế hoạch học tập rõ ràng, chưa có nguồn lực thúc đẩy học tập thì vẫn chưa có động lực tự học cao. Giảng viên tham gia khảo sát cho rằng sinh viên có tâm lý chưa tự tin về khả năng tiếng và chưa xác định được mục tiêu học tập cụ thể nên chưa có quyết tâm và động lực học.
Về phía giảng viên, thách thức chủ yếu là bản thân giảng viên còn hạn chế kỹ năng để thúc đẩy sự tự chủ học tập của sinh viên. 3/10 giảng viên thừa nhận rằng mình có giúp sinh viên lập kế hoạch và xác định mục tiêu học tập nhưng không kiểm soát tốt quá trình sinh viên thực hiện nhiệm vụ tự học của mình. Giảng viên cho rằng tự học là sinh viên chủ động và độc lập trong việc học, nhưng trên thực tế, sinh viên rất cần sự hỗ trợ từ phía giảng viên. Bension cho rằng, tự chủ là sản phẩm của hướng dẫn mà ra chứ không phải là thứ gì đó sinh viên sẵn sàng trải nghiệm(3).
Về điều kiện khách quan và môi trường học tập, tất cả giảng viên được phỏng vấn cho rằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi có điều kiện học tập tốt, thư viện rộng rãi và nhiều tài liệu để sinh viên có thể tham khảo và tự học. Bên cạnh đó, chương trình học thể hiện rõ những tiết học sinh viên buộc phải tự học và có sản phẩm đầu ra để giảng viên kiểm tra. Tuy nhiên 5/10 giảng viên có ý kiến rằng, lớp học ngôn ngữ xếp 40 sinh viên là quá đông nên phần nào gây khó khăn cho giảng viên tổ chức các hoạt động và quan tâm sát xao tới từng sinh viên để tháo gỡ khó khăn mà sinh viên gặp phải một cách kịp thời nhất. Tác giả đề xuất với Học viện có thể xếp lớp với sĩ số khoảng từ 25-30 sinh viên/ lớp để tạo điều kiện cho giảng viên sát xao hơn với người học, đồng thời có những khoá tập huấn về công nghệ cho giảng viên để người dạy cập nhật thêm những cách thức triển khai hoạt động tự học một cách linh hoạt nhất.
3. Kết luận
Bài viết thể hiện một nghiên cứu nhỏ nhưng cũng chỉ ra được một số vấn đề trong quá trình tự học của sinh viên. Bên cạnh việc sinh viên còn thiếu kỹ năng khai thác tài liệu tự học và động lực học chưa cao thì giảng viên vẫn còn những hạn chế khi giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên sát xao. Vì thời gian học của mỗi học phần là không nhiều nên giảng viên cần sắp xếp thời gian để làm việc với sinh viên trong và ngoài giờ lên lớp để giúp đỡ sinh viên gỡ bỏ những rào cản khi tự học và thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên. Học viện và khoa chủ quản cũng nên tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm để chia sẻ khó khăn cũng như trao đổi kiến thức để nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên./.
__________________________________________
(1) Nguyen, Thanh Nga. (2012). “Let students take control!” Fostering learner autonomy in language learning: An experiment. International Conference on Education and Management Innovation IPEDR vol.30
(2) Dam, L. (1995). Learner autonomy 3: From the theory to classroom practice. Dublin: Authentik.
(3) Bension, P. (2008). Teachers’ and learners’ perspectives on autonomy. In T. Lamb & H. Reinders (Eds.), Learner and teacher autonomy: Concepts, realities, and responses (pp. 16-32). Amsterdam: John Benjamins Publishing Co.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận