Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần người dân tham gia
Đó là nhấn mạnh của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương bên lề Đại hội XIII sáng 27.1.
PV: Thưa đồng chí, vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng luôn được coi là một trong những vấn đề trọng tâm và hết sức quan tâm. Vậy thời gian qua, vấn đề đó đã được Đảng ta triển khai như thế nào?
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng, đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển của Đảng ta. Trong suốt quá trình phát triển đất nước, đặc biệt 5 năm qua, nhất là sau khi có Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, khóa XII "Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới", công việc này được triển khai bài bản, hệ thống, nhất quán và đặc biệt là rất quyết liệt từ Trung ương đến địa phương.
Điều này thể hiện ở việc lần đầu tiên chúng ta có Ban chỉ đạo thống nhất cả bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận về công tác tư tưởng, về văn học nghệ thuật. Sau đó chỉ đạo này được triển khai từ Trung ương đến địa phương và tất cả đều có các Ban chỉ đạo, vào cuộc rất bài bản.
Chúng ta đã xây dựng được một kế hoạch, chương trình để thực hiện công tác đấu tranh này có trọng tâm, trọng điểm cả trước mắt và đặt cơ sở cho việc bảo vệ nền tảng một cách thường xuyên, liên tục.
Kết quả, vừa qua chúng ta đã giải quyết mối quan hệ rất tốt giữa việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới, phát triển đất nước, đồng thời là những kết quả rất quan trọng, nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ vừa qua. Có thể nói đây là kết tinh của trí tuệ, sức sáng tạo và khẳng định rằng, chúng ta dựa trên nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, các nguyên tắc của Đảng và thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo; do đó, có thể nói đây là nội dung rất quan trọng để thực hiện việc xây dựng Đảng toàn diện, cả về tư tưởng chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ và đã mang lại kết quả rất tích cực
Điểm thứ hai là xây dựng được một mạng lưới đấu tranh cả trên các loại hình báo chí cũng như trên mạng xã hội. Đây là điểm rất mới, một mặt xây dựng luận cứ để có đấu tranh thật sự thuyết phục và hiệu quả, nhất là trên mạng xã hội, với những bài viết ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục để đông đảo tất cả mọi người hiểu sâu được quan điểm, đường lối của Đảng.
Cùng với đó, chúng ta đấu tranh trực diện với những luận điểm sai trái, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các thế lực thường lợi dụng những sự kiện lớn hoặc là những vấn đề nóng để xuyên tạc lệch lạc, gây ra tình trạng mơ hồ, hiểu không đúng thì chúng ta đấu tranh. Đấu tranh này phải thiết thực, đồng bộ cả việc xây dựng các luận cứ cho đấu tranh cũng như các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật để gỡ bỏ thông tin xấu độc trên mạng.
Thứ ba, chúng ta thực hiện các giải pháp về kinh tế, tài chính, kiểm soát dòng tiền mà các trang mạng xã hội bị các thế lực này thông qua thực hiện các mục tiêu chống phá. Phải nói rằng đây là những kết quả rất thành công của chúng ta trong thời gian vừa qua. Như các bạn thấy, bước vào Đại hội, có thể nói là gần như 80-85% các thông tin xấu độc, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã bị gỡ bỏ.
Có thể nói đây là một Đại hội được đánh giá là không khí của Đại hội cho thấy niềm tin của xã hội rất tốt, rất đúng về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.
PV: Về phương diện phát triển lý luận, đất nước ta đang có sự phát triển như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng: Phát triển lý luận của chúng ta trong thời gian vừa qua là kế thừa của 35 năm đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện cương lĩnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đã chứng minh được điều đó. Theo quan điểm như Tổng Bí thư nói, chúng ta kế thừa và phát triển vừa ổn định để đổi mới, đổi mới để ổn định và quan trọng nữa là nhấn mạnh đến yêu cầu về thẩm định thực tiễn và gắn giữa tổng kết thực tiễn với nghiên cứu lý luận.
Lý luận ở đây chính là việc chúng ta tổng kết thực tiễn, chưng cất hoàn thiện bằng chính thực tiễn Việt Nam, sáng tạo Việt Nam và cách làm của Việt Nam. Và nói thật là chưa có tiền lệ. Đây là một mô hình mà hiện nay thế giới cũng nhìn nhận là rất đặc biệt, giải quyết được vấn đề về ổn định, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt sự tham gia của nhân dân.
Hai vấn đề lớn của văn kiện lần này về mặt lý luận là nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ hai, chúng ta nhấn mạnh vai trò dân là gốc, là trung tâm, là chủ thể, vừa tham gia, vừa thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Đấy chính là chủ nghĩa xã hội bởi chúng ta muốn một dân tộc với khát vọng phát triển, vươn lên sánh vai các cường quốc năm châu, đồng thời là một dân tộc người dân được hưởng tự do, được hạnh phúc và mọi người tham gia, mọi người hưởng lợi hay nói đúng hơn là bao trùm bền vững, không ai bị bỏ lại phía sau. Đấy chính là chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
PV: Trong bối cảnh hiện tại chúng ta vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là các thế lực thù địch vẫn không ngừng có những hành động chống phá. Vậy chúng ta phải tiếp tục công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng: Chúng ta càng thành công thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị càng điên cuồng chống phá vì chúng chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá chúng ta. Có thể nói, trong bối cảnh mới hiện nay, thế giới, khu vực có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó dự đoán và thế giới đang đi đến rất nhiều những giá trị mà nó không còn theo những cách nhìn nhận như trước đây. Bởi vì chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa nước lớn... đang chi phối rất mạnh, các thế lực thù địch cũng dựa trên nền tảng công nghệ mà rõ ràng công nghệ này có hai mặt, một mặt mang đến cơ hội mới nhưng đồng thời cũng mang rất nhiều thách thức mới. Do đó việc các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu chống phá, sử dụng tất cả những công nghệ mới để chống phá chúng ta một cách rất tinh vi nên cuộc đấu tranh này sẽ là một cuộc đấu tranh bền bỉ, thường xuyên, quyết liệt, đồng bộ và với sự tham gia của tất cả mọi chúng ta trong mặt trận tư tưởng lý luận. Tôi muốn nói đến vai trò của những người làm công tác lý luận xây dựng luận cứ, vai trò của các cơ quan thông tin truyền thông về xây dựng những giải pháp tích cực.
Chúng ta phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý để bảo vệ vững chắc tất cả những hành động của chúng ta, đồng thời để đấu tranh với các thế lực thù địch để làm thế nào vừa răn đe, cảnh báo nhưng đồng thời xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật, như vậy mới nghiêm được.
Chiêu trò của các thế lực thù địch rất đa dạng, âm mưu ghê gớm, đặc biệt là sử dụng các trang mạng, có kịch bản, thậm chí xây dựng giao diện tương tự giống chúng ta để làm lẫn lộn, mơ hồ và nhân dân nhiều khi không biết được đâu là đúng đâu là sai.
Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục và càng khẳng định cái đúng, cái mới, cái hay, những mô hình, cách làm thì đấy cũng là cách mà chúng ta trực tiếp đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái chứ không phải chỉ có các lực lượng chuyên trách. Đây là sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, của người dân trong xã hội. Nói “Đảng ta” là Đảng của chính người dân và người dân tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
PV: Nhiệm kỳ vừa qua được đánh giá là niềm tin trong nhân dân với Đảng ngày càng tăng, nhờ vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng. Đồng chí đánh giá điều này thế nào và thời gian tới chúng ta cần làm gì để triển khai hiệu quả công tác này?
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng: Điều này là đúng khi chúng ta coi công tác xây dựng Đảng là then chốt. Xây dựng Đảng toàn diện cả về tư tưởng chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ nhưng đồng thời công tác xây dựng Đảng phải bám rất sát các nguyên tắc của Đảng. Và trong nguyên tắc của Đảng có một nội dung mà chúng ta thấy rằng dứt khoát phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc phải đoàn kết trong Đảng. Bởi vì chỉ có đoàn kết mới thấy được sức mạnh và thắt chặt mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân chứ không phải chỉ có những người trong Đảng, trong hệ thống chính trị mới xây dựng Đảng.
Thứ hai, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng để củng cố niềm tin của nhân dân. Vừa qua, chúng ta có được những kết quả rất tốt, củng cố được niềm tin, nhưng đấy mới là kết quả bước đầu. Bởi vì điều quan trọng nhất là cuối cùng chúng ta phải xây dựng được một thể chế để cho các cá nhân tham gia trong hệ thống chính trị không có cơ hội, không dám và không thể tham nhũng thì đấy mới gọi là triệt để. Và như vậy chúng ta xây dựng một Đảng cách mạng chân chính, Đảng trong sạch, vững mạnh theo tinh thần đó thì cuộc đấu tranh mới mang lại kết quả cuối cùng, đưa Việt Nam có được kỳ tích phát triển mới.
Tôi đã nói nhiều lần là chả có lý do gì để chúng ta không làm nên kỳ tích phát triển cả. Một dân tộc có truyền thống, một dân tộc chung lưng đấu cật, đồng lòng và sức mạnh như lời Bác Hồ nói, dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, hay có khó khăn, thử thách thì tinh thần lại sôi nổi, kết nối thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn. Đối với đói nghèo chúng ta phải khắc chế được để trở thành một cường quốc như Bác Hồ nói là sánh vai các cường quốc năm châu.
PV: Vấn đề hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển được đặt ra tại Đại hội lần này như thế nào?
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng: Tôi nghĩ đấy là điều đầu tiên. Bởi vì tất cả các thảo luận chúng ta hướng vào thể chế phát triển bền vững đất nước mà trong đó nhấn mạnh về thể chế có nghĩa là pháp luật của chúng ta phải đồng bộ. Riêng trong kinh tế thì chúng ta cũng phải đồng bộ.
Tôi nói ví dụ thế này. Hệ thống pháp luật bây giờ muốn có một dự án đầu tư mà chúng ta khi xây dựng đề án phải chú ý là Luật đất đai, Luật môi trường, Luật xây dựng... Điều đó cho thấy tất cả những nội dung này cần phải đồng bộ chứ không thể có chuyện là khi mà tham chiếu với luật này nó thế nào và luật kia thế nào. Do đó đây là nội dung được coi là đột phá khi hoàn thiện thể chế.
Thứ hai là thể chế đó sẽ giúp tháo gỡ tất cả những điểm nghẽn mà chúng ta không thể huy động các nguồn lực phát triển. Ví dụ như liên quan đến đất đai, liên quan tài chính, nguồn lực đầu tư…
Thứ ba nữa là muốn đổi mới sáng tạo phải dựa trên nền tảng khoa học công nghệ. Nhưng nếu như chúng ta không có một thể chế để mà bảo vệ, ủng hộ cái đổi mới sáng tạo thì những người đổi mới sáng tạo người ta cũng chưa chắc có thể làm một cách tốt nhất. Bởi vì người ta không biết điều đó là có đúng hay không. Cho nên thể chế phải đồng bộ trên tất cả mọi phương diện nhưng phải là các giải pháp hữu hiệu. Đây trở thành nội dung để chúng ta hoàn thiện việc xây dựng.
PV: Trong một số cuộc họp về dự thảo văn kiện, có ý kiến nhắc đến việc cần có một nghị quyết về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần này có nêu vấn đề đó ra không, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng: Hiện nay, chúng ta là một nhà nước pháp quyền, cũng có người đề xuất đưa ra một nghị quyết riêng như vậy, nhưng việc ban hành một nghị quyết về nhà nước pháp quyền thì đấy phải trên cơ sở bàn rất kỹ. Bởi vì thực tế chúng ta dựa trên ba trụ cột. Một là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hai là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thứ ba là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là 3 trụ cột của xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bây giờ nếu nói nghị quyết về nhà nước pháp quyền thì cá nhân tôi cho rằng đấy sẽ là một điểm mà chúng ta phải rà soát rất toàn diện các nghị quyết liên quan đến xây dựng nhà nước pháp quyền từ lập pháp liên quan đến sửa đổi Hiến pháp, liên quan đến câu chuyện về hành pháp, liên quan đến câu chuyện cải cách tư pháp. Tất cả những nội dung này phải làm một cách kỹ lưỡng, toàn diện.../.
Nguồn: Bài đăng trên Báo điện tử Đảng cộng sản ngày 27.1.2021
Bài liên quan
- Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ cuối)
- Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)
- Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1)
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
3
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
5
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
6
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hoạt động báo chí trong quá trình định hình Võ Nguyên Giáp như một nhà chỉ huy quân sự: tiếp cận từ lý thuyết trường của Pierre Bourdieu
Tiếp cận từ lý thuyết "trường" (field) của Pierre Bourdieu, bài viết đặt giả thuyết rằng việc hình thành tư duy chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không đơn thuần như một sản phẩm của “trường” quân sự, mà là kết quả của một quá trình dịch chuyển vốn và tập tính từ trường báo chí sang trường quân sự. Bài viết hướng đến làm rõ hoạt động báo chí của Võ Nguyên Giáp giai đoạn 1927 – 1944 không chỉ là hình thức tuyên truyền, đấu tranh chính trị, mà còn là một không gian rèn luyện tư duy tổ chức, năng lực huy động và năng lực tổng hợp – những yếu tố nền tảng cấu thành tư duy chiến lược quân sự sau này của ông. Trong điều kiện chưa tiếp cận đầy đủ các văn bản báo chí gốc, bài viết chọn hướng phân tích theo lối cấu trúc xã hội (social structure), sử dụng các khái niệm như vốn (capital), tập tính (habitus), và động lực liên trường (inter-field dynamics) để phân tích quá trình hình thành năng lực chiến lược quân sự ở Võ Nguyên Giáp, từ đó, mở ra hướng tiếp cận liên ngành giữa báo chí học, xã hội học và lịch sử tư tưởng quân sự.
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ cuối)
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ cuối)
Các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn hướng đến mục đích hàng đầu là tung hô, cổ xuý đòi “đa đảng đối lập”, thay cho chỉ có một Đảng Cộng sản như hiện nay. Mặc dù họ đưa ra rất nhiều viện cớ về sự cần thiết của đa đảng nhưng không thể “xô đổ bức tường” lý luận và thực tiễn của đất nước hình chữ S đang đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn dân chủ mà không cần và không chấp nhận đa đảng.
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2)
Các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn hướng đến mục đích hàng đầu là tung hô, cổ xuý đòi “đa đảng đối lập”, thay cho chỉ có một Đảng Cộng sản như hiện nay. Mặc dù họ đưa ra rất nhiều viện cớ về sự cần thiết của đa đảng nhưng không thể “xô đổ bức tường” lý luận và thực tiễn của đất nước hình chữ S đang đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn dân chủ mà không cần và không chấp nhận đa đảng.
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1)
Không cần và không chấp nhận đa đảng ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1)
Các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam luôn hướng đến mục đích hàng đầu là tung hô, cổ xuý đòi “đa đảng đối lập”, thay cho chỉ có một Đảng Cộng sản như hiện nay. Mặc dù họ đưa ra rất nhiều viện cớ về sự cần thiết của đa đảng nhưng không thể “xô đổ bức tường” lý luận và thực tiễn của đất nước hình chữ S đang đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn dân chủ mà không cần và không chấp nhận đa đảng.
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
Các thế lực thù địch không chỉ xuyên tạc, bôi nhọ mà còn công kích, phủ nhận sạch trơn vai trò của báo chí cách mạng và làm nao núng tinh thần công chúng của nền báo chí cách mạng. Dĩ nhiên, đó chỉ là những tiếng kêu lạc lõng, sự bịa đặt trắng trợn, vô căn cứ. Thành quả cách mạng có dấu ấn đặc biệt của báo chí cách mạng là minh chứng rõ nét, không thế lực nào có thể phủ nhận.
Bình luận