Ký ức về việc
Biên soạn giáo trình sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả, Quyền liên quan trong hoạt động xuất bản
Nhận thức về môn học mới
Với Vũ Mạnh Chu (VMC) công việc hệ trọng này được đề cập, là một sáng kiến của khoa Xuất bản. Nó được hình thành từ khi Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành. Những năm đầu, VMC được mời lên lớp chỉ là những tiết báo cáo chuyên đề. PGS, TS Trần văn Hải là người có cái nhạy cảm nghề nghiệp rất trân trọng. Ông nhận thấy, xuất bản và bản quyền có quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ với nhau, không thể tách rời. Các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, là tài sản trí tuệ có bản quyền của công dân. Nó là nguyên liệu đầu vào quan trọng duy nhất, làm nên linh hồn xuất bản. Xuất bản được coi như “bà đỡ”, hơn thế nữa trong không ít trường hợp biên tập viên đã cùng tác giả “thai nghén” ra “đứa con tinh thần”.
Cùng có nhận thức như vậy, nên hai chúng tôi đã sớm đưa những thông tin pháp luật về sở hữu trí tuệ đến với các khoá đào tạo dài hạn và các lớp bồi dưỡng về xuất bản. Việc lựa chọn và đưa vào giảng dạy bản quyền cho sinh viên, là một quyết định thông minh. Mối quan hệ giữa tổ chức xuất bản và các loại hình tác phẩm thuộc quyền tác giả, là mối quan hệ nội sinh. Nó tồn tại trong sự phát triển của nhau. Ko phải đến bây giờ nhà nước ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, hội nhập quốc tế mới xuất hiện mối quan hệ này. Mà nó có nguồn gốc trong quan hệ biện chứng, giữa các chủ thể là tác giả và chủ thể là nhà xuất bản. Tác giả có tác phẩm thì cần công bố dưới hình thức xuất bản. Nhà xuất bản ra đời phải có nguyên liệu đầu vào, đó là tác phẩm. Nhà văn cần nhà xuất bản để công bố tác phẩm. Nhà xuất bản cần nhà văn để có tác phẩm đưa in.
Vì vậy, mối quan hệ này là quan hệ cùng phát triển bền vững. Cho đến nay, ngoài các trường luật, các khoa luật của các trường đại học và cao đẳng, ko có trường nào có môn học về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là phần Quyền và Quyền liên quan, duy nhất chỉ có ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong Học viện cũng chỉ có Khoa Xuất bản mở môn học mới này. Việc chọn môn học mới này trong chương trình đào tạo xuất bản là một quyết định trí tuệ.
Niềm vui và nỗi lo biên soạn
Ý tưởng về việc biên soạn giáo trình này thuộc về TS Vũ Thuỳ Dương. Khi đó cô là Phó trưởng khoa Xuất bản với học vị thạc sĩ. Là một người nhanh nhậy, nhiệt tình và đầy trách nhiệm nghề nghiệp. Cô đã chuẩn bị các vấn đề liên quan đến mục đích, yêu cầu, nội dung chương trình, các học phần của giáo trình… Việc thuyết trình, để Học viện chấp nhận cho chủ trương, rồi đưa vào kế hoạch nghiên cứu đề tài khoa học về biên soạn giáo trình, là một thành công quan trọng của cô và Khoa Xuất bản, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giáo trình hoá các môn học nghiệp vụ xuất bản.
VMC rất vui và nhận ngay lời mời biên soạn giáo trình này. Một vấn đề nóng hổi và thời thượng, khi đất nước hội nhập, đồng thời là vấn đề cơ bản lâu dài của sự nghiệp xuất bản, mà VMC đã tâm huyết kể từ khi học nghề làm sách, rồi hành nghề làm sách và quản lý nghề làm sách, cũng như trên cương vị Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả. Tuy nhiên cũng rất lo, vì chưa hề biên soạn giáo trình bao giờ, mặc dù đã có 10 đầu sách được xuất bản. Cái lo đó, ko phải là nội dung giáo trình, mà là cách thức thể hiện của loại hình tác phẩm này và việc bảo vệ tại ba hội đồng nghiệm thu. Nói thì đơn giản thế, nhưng nội dung nào, bao nhiêu là đủ cho một giáo trình đại học. Ngoài luật pháp Việt Nam liên quan phải nghiên cứu tìm hiểu, như luật hiến pháp các bộ luật dân sự, hành chính, hình sự, luật xuất bản… Thế luật pháp quốc tế thì sao.
VMC phải lần mở các điều ước quốc tế đa phương và song phương nghiên cứu, lựa chọn thông tin phù hợp. Berne là công ước quốc tế đa phương ra đời từ 1886, bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, bao gồm cả khoa học, đã có trên 160 quốc gia thành viên, trong đó Việt Nam đã thanh gia từ 2004. Sự tác động của nó là sâu sắc và toàn diện đối với văn hoá - khoa học và công nghệ Việt Nam. Công ước Rôm 1961, bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng. Công ước Gineva 1952, bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống việc sao chép bất hợp pháp bản ghi âm của họ. Hiệp định Tríp 1994, về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định về tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, 1974, Việt Nam tham gia năm 2006. WCT, WPPT là các hiệp định bản quyền trên Internet… Các hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định thiết lập quan hệ quyền sở hữu trí tuệ Việt - Liên bang Thụy Sĩ. Và các hiệp định đầu tư, thương mại tự do Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia như CPTPP…
Đối với các điều ước ước quốc tế đa phương và song phương này, sẽ được khai thác ở khía cạnh thuật ngữ chuẩn chung và là đối chứng cho các quy định của pháp luật Việt Nam trong hội nhập.
Thực tiễn hoạt động sáng tạo, xuất bản tại Việt Nam, với các dẫn chứng chọn lọc xác đáng, thuyết phục không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế. Đó là những đòi hỏi phải đào sâu nghiên cứu, mới hy vọng đạt hiệu quả dẫn chứng, minh họa luật pháp. Ví dụ, phải có dẫn chứng xác đáng về việc xin phép sử dụng tác khẩn của người khác, sáng tạo tác phẩm mới. VMC đã đưa ra dẫn chứng, về việc Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều nổi tiếng, đã viết ở lời tựa của truyện: “thể theo Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân”. Dẫn chứng này đã được sử dụng tại một số diễn đàn, đặc biệt là diễn đàn có người Mỹ khi họ thường rêu rao về việc “ăn cắp” bản quyền ở Việt Nam. Chúng ta muốn nói rằng, từ gần 300 năm trước khi chưa có Berne, một đại trí thức Việt Nam, đã làm một việc rất nhân văn về bản quyền.
Dạy và học thử nghiệm
Quá trình nghiên cứu hoàn thiện giáo trình, Khoa Xuất bản đã cho dạy và học thử nghiệm. Quả là thú vị khi sinh viên hào hứng đón nhận môn học mới. Các em chăm chú theo dõi các fitter điện tử chiếu trên màn hình. Ghi chép và bình luận về các thông tin của bài giảng, đặc biệt là các thuật ngữ mới lạ, như chưa từng được nghe. Việc thực hành theo bài giảng được áp dụng tại lớp. Chẳng hạn khi học đến quyền của người biểu diễn, giảng viên chỉ định một nhóm sinh viên, có vai trò như một nhóm ca sĩ. Họ thực hành việc hát trên sân khấu. Khi chương trình biểu diễn kết thúc, giảng viên hỏi các khán giả nhận xét. Các em hào hứng giơ tay phát biểu.
Các em cho rằng việc giới thiệu tên ca sĩ và bài hát với tên nhạc sĩ là đúng luật như thầy đã dạy. Có bạn bổ sung về việc chưa giới thiệu tên ban nhạc. Thế là hiểu bài rồi. Cũng có nhóm, ca sĩ lên sân khấu tự giới thiệu tên mình, bài hát rồi vội vàng hát luôn. Ở dưới các bạn ồ lên, cho rằng nhóm này không thuộc Luật Sở hữu trí tuệ, vì không giới thiệu tên tác giả bài hát, không giới thiệu tên ban nhạc. Sau môn học có các câu hỏi về nhà, để chuẩn bị theo nhóm và thuyết trình vào buổi học sau. Các nhóm cử đại diện thuyết trình, cả lớp chăm chú theo dõi. Khi thuyết trình xong, các nhóm khác nhận xét về nội dung đủ hay thiếu, hình thức bài thuyết trình trên màn hình và nhận xét về việc thuyết trình. Sau đó giáo viên nhận xét bổ sung. Theo cách học này các em nhớ bài nhanh và lâu.
Có một số từ ngữ các em nhớ không chính xác. Chẳng hạn từ “tác phẩm phái sinh”, nhưng nhiều em cứ nói là “ tác phẩm tái sinh”. Giảng viên phải giải thích cặn kẽ hơn. Không có chuyện “sống lại” ở đây. Mà chỉ có “phái sinh” thôi. Tác phẩm phái sinh, là tác phẩm được sáng tạo từ tác phẩm đã có, đang hiện hữu và đưa ra nhiều ví dụ cụ thế. Có em cho rằng, tác phẩm phái sinh được sáng tạo từ tác phẩm gốc. Điều này không hoàn toàn như vậy. Tác phẩm phái sinh được sáng tạo có thể trong tác phẩm gốc, tác phẩm có tính nguyên gốc, nhưng nó cũng được sáng tạo từ tác phẩm phái sinh hoặc phái sinh của phái sinh. Hay các chủ thể quyền có quyền áp dụng các biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền. Nếu chỉ đọc vậy thì gần như ko hiểu luật nói gì. Việc này phải được diễn giả cụ thể hơn.
Trong thời đại Internet, khi tổ chức, cá nhân đưa tác phẩm của mình lên mạng thông tin điện tử thì đồng thời gắn tên tuổi mình. Đưa ra các điều kiện về việc sử dụng tác phẩm, như hình thức sử dụng, thời gian sử dụng, tiền bản quyền, việc thanh toán. Cuối cùng không thể quên việc đưa ra các ký mã tự, để ngăn chặn những kẻ vụ lợi tiếp cận tác phẩm bất hợp pháp. Phải coi đó như cái khóa công nghệ, càng nhiều tầng nấc càng tốt, đặt càng sâu càng tốt và luôn luôn thay đổi. Có như vậy mới hy vọng giảm thiểu thiệt hại. Như vậy, thì quá dễ hiểu đối với sinh viên. Từ đó, một số từ ngữ khó hiểu, giáo trình đã tập trung giải thích, đồng thời có ví dụ xác đáng. Khi lên lớp giáo viên phải chú ý lý giải kỹ hơn, dành nhiều thời gian cho sinh viên đặt câu hỏi, cũng có thể, thảo luận kỹ hơn. Việc đưa vào dạy và học thử nghiệm, đã góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thiện giáo trình để bảo vệ, nâng cao hiệu quả dạy và học sau này.
Bảo vệ trước hội đồng khoa học
Hội đồng khoa học gồm các thành viên là các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực liên quan. Họ có thể là những người đương chức, với cương vị lãnh đạo, quản lý, trong Học viện, hoặc ngoài Học viện. Hầu hết có học bị khoa học. Một số có học hàm, đã từng ngồi nhiều hội đồng có uy tín khoa học. Về cơ bản các ý kiến nhận xét, đánh giá khách quan, nghiêm túc. Chỉ ra những mặt mạnh, nội dung tốt của giáo trình. Đồng thời, cũng đề cập tới những hạn chế, những khiếm khuyết cần sửa đổi.
Có ý kiến nhận xét rất sâu sắc, lật những trang được đánh dấu sẵn khi đọc, để góp ý cho việc chỉnh sửa, hoàn chỉnh tốt nhất. Có ý kiến chân tình làm VMC rất cảm động, khi nhà khoa học cho rằng, tác giả cố gắng mang hết kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng trong nước và quốc tế từ bao năm buôn ba nghiên cứu, khảo sát đã tích lũy được vào giáo trình. Đồng thời, đưa ra các dẫn chứng thực tiễn phong phú, từ mấy chục năm trên cương vị lãnh đạo, quản lý ngành xuất bản, bản quyền vào giáo trình. Hiện lĩnh vực này, không ai hiểu biết lý luận và thực tiễn như tác giả đâu.
Thật là xúc động! Được lời như cởi tấm lòng, ý kiến đó đã động viên, khích lệ VMC tiếp tục đào sâu suy nghĩ, đề nâng cao chất lượng giáo trình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến xem ra việc đọc nghiên cứu tài liệu chắc cũng chưa hết trách nhiệm khoa học. Nên việc nhận xét không phù hợp với từ ngữ pháp luật hiện hành. Hoặc chỉ ra sự trùng lặp về dẫn chứng minh họa, do không phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Tuy nhiên, chủ tịch hội đồng là một nhà khoa học điềm đạm, có uy tín khoa học và kinh nghiệm. Ông lắng nghe hết các ý kiến rồi đưa ra ý kiến kết luận rất xác đáng. Chỉ ra ưu điểm, tồn tại cần khắc phục, hướng hoàn thiện cho lần bảo vệ sau. Hội đồng nghiệm thu lần thứ 3 đã diễn ra thuận lợi, kết quả tốt đẹp, với những thành viên là các nhà khoa học có chuyên môn, uy tín, trách nhiệm khoa học và kinh nghiệm.
Như vậy, sau hai năm các tác giả của đề tài khoa học biên soạn giáo trình” Sở hữu trí tuệ phần Quyền tác giả, Quyền liên quan trong hoạt động xuất bản”, đã hoàn thành nhiệm vụ khoa học. Giáo trình đã được hội đồng khoa học nghiệm thu.
Tuy đã được hội đồng khoa học nghiệm thu, nhưng với tư cách của người biên soạn, chúng tôi cũng chưa yên tâm và hài lòng lắm về cách thức thể hiện nội dung, và hình thức thể hiện của giáo trình. Hy vọng nhận được ý kiến của các thầy cô, của các em sinh viên, để hoàn thiện khi tái bản.
Các thầy cô sử dụng giáo trình này lên lớp, cần cập nhật những thông tin mới nhất, về việc Quốc hội có sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ.
Việc tổ chức xuất bản sách
Công việc ko kém phần quan trọng ngay sau khi có kết quả nghiệm thu là sớm đưa giáo trình vào xuất bản, để có tài liệu phục vụ việc đào tạo. Vào đúng dịp này, ThS Vũ Thuỳ Dương đã bảo vệ thành công luận án TS, được bổ nhiệm Trưởng khoa Xuất bản. Công việc xuất bản sách giáo trình thuận lợi hơn, với sự năng nổ, tháo vát, TS đã thuyết phục nhà xuất bản Thông tin và truyền thông đứng tên và tài trợ xuất bản giáo trình này. VMC rất vui đã vượt qua một thử thách ko nhỏ trong việc biên soạn giáo trình. Kết quả có được này phải nói đến các quyết định đúng đắn sáng suốt của khoa xuất bản. PGS, TS Trần văn Hải là người đã chọn môn học mới rất đúng lúc. TS Vũ Thuỳ Dương đã tổ chức việc giáo trình hoá môn học hiện đại này. Chỉ những người học xuất bản và làm công tác đào tạo nhiều năm mới thấy sự cấp thiết, ko chỉ trước mắt mà còn lâu dài về bản quyền trong hoạt động xuất bản, vì mối quan hệ nội sinh, cùng tồn tại, cùng phát triển. Vì vậy, đã sớm đưa kiến thức về sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng vào chương trình đào tạo dài hạn nhân lực xuất bản.
Sách được xuất bản vào tháng 10 năm 2019. Đúng là “bao giờ cho đến tháng 10…” VMC có sách tặng các thầy, cô, đồng môn cùng bạn bè nhân dịp gặp gỡ 50 năm nhập trường, khóa đào tạo dài hạn báo chí và xuất bản Khóa 1, 1969-1973 tại Học viện.
Sách giáo trình chứa đựng các thông tin cơ bản, hệ thống về Quyền tác giả và Quyền liên quan. Tuy là giáo trình luật, nhưng được tác giả trình bày, diễn giải dễ hiểu, có nhiều dẫn chứng đã diễn ra trong làng xuất bản được lấy làm ví dụ rất xác đáng, có sức thuyết phục.
Phần đại cương của giáo trình gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò và lịch sử hình thành phát triển Quyền tác giả, Quyền liên quan. Phần các quy định pháp luật về Quyền tác giả, Quyền liên quan gồm các nội dung về khách thể quyền như tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng; về chủ thể quyền là tác giả, người biểu diễn, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất bản ghi âm; về đối tượng bảo hộ là các quyền nhân thân, quyền tài sản; việc quản lý, khai thác và sử dụng quyền, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng Quyền tác giả, Quyền liên quan.
Phần thực thi bảo hộ quyền, với các chế tài về hành chính, dân sự và hình sự; phần quản lý nhà nước về Quyền tác giả, Quyền liên quan, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng ở Trung ương và địa phương. Trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Cục Bản quyền tác giả. Phân biệt rõ thẩm quyền của ba cơ quan có nhiệm vụ quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, đối với Quyền tác giả, Quyền liên quan; đối với sở hữu công nghiệp; đối với giống cây trồng. Cuối cùng là phần về tài sản trí tuệ và việc thực thi bảo vệ tài sản trí tuệ trong các tổ chức xuất bản. Đây là những vấn đề chưa được các tổ chức xuất bản quan tâm đúng mức, cần được nâng cao nhận thức, tri thức và việc thực hành cho nhân lực xuất bản tương lai.
Với trên 30 năm cộng tác cùng Khoa Xuất bản, đã đứng lớp trên 30 khoá đào tạo dài hạn, các lớp cao học. Môn học Quản lý nhà nước về xuất bản, sau này bổ sung thêm phần lãnh đạo, được khoa giao cho đến những năm 20 của thế kỷ này. Nhưng chưa một lần nhà trường đề cập đến việc biên soạn giáo trình. Nhưng rồi, cơ hội lại đến trong môn học mới. Đó là sở hữu trí tuệ. VMC nhận lời mời và dồn hết tâm, trí, lực cho công việc mới mẻ và hệ trọng này. Kết quả đã đến, với sự cổ vũ, động viên, giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân trong Học viện, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Những kỷ niệm đẹp không riêng việc biên soạn giáo trình, mà cả những năm tháng trên bục giảng, thời gian ngồi các hội đồng khoa học… Nó sẽ sống mãi trong ký ức người học viên Khóa 1, khoá đào tạo xuất bản dài hạn 1969-1973./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận