Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta
Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hơn 10 năm qua cho thấy, vị trí, vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa quan trọng.
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã từng bước cụ thể hoá nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Tuy nhiên, trong thực tiễn đầu tư về vốn, khoa học - kỹ thuật..., chưa đáp ứng với yêu cầu của sản xuất, cùng đó cơ chế quản lý trong nông nghiệp chậm đổi mới, làm cho sản xuất nông nghiệp còn có sự trì trệ, đời sống của nhiều nông dân vùng nông thôn gặp khó khăn. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4.1988) và Nghị quyết Trung ương 6 khoá VI (3.1989) đã xác định chủ trương khuyến khích, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhờ đó, từ năm 1988 đến năm 1990 đánh dấu sự ổn định và phát triển của nông nghiệp, nông thôn nước ta, sản lượng bình quân 3 năm đạt 20.879 nghìn tấn và có xu hướng tăng dần, trung bình mỗi năm tăng 850,6 nghìn tấn, sản lượng bình quân lương thực đầu người đạt 321 kg. Từ năm 1989 đến năm 1990 nước ta còn xuất khẩu gạo mỗi năm trên 2 triệu tấn(1). Tuy còn nhiều hạn chế, song những kết quả đạt được đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và là một trong những cơ sở để Đảng ta xác định chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bước đi có ý nghĩa quyết định góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những nội dung cơ bản của chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được hình thành từ Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII (6.1993), Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1.1994), đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII (7.1994), Nghị quyết Đại hội VIII, Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX (2.2002) “Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”.
Quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã nhanh chóng đi vào đời sống xã hội, tạo ra bước chuyển biến căn bản trong khu vực này. Năm 2001 sản lượng lương thực đạt 34 triệu tấn, đưa bình quân lương thực đầu người tăng từ 324,9 kg năm 1991 lên 440 kg vào năm 2000 và gần 500 kg/người vào năm 2001(2). Đến tháng 6.2002 trên phạm vi cả nước có 100% số huyện, 85% số xã, 76,3% số hộ nông dân có điện và 95% số xã có đường ôtô tới khu trung tâm(3). Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, tạo nền tảng cho công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác phát triển, bảo đảm vững chắc cho nền quốc phòng, an ninh của đất nước.
Kết quả đạt được của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo đà và sức bật mới để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc gia nào nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và có chính sách khuyến khích, đầu tư thúc đẩy sản xuất phát triển sẽ đảm bảo cho nền kinh tế - xã hội ổn định, bền vững. Ngược lại, không quan tâm cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ dẫn tới nền kinh tế, đời sống xã hội gặp khó khăn.
Thực tế cho thấy cuộc khủng hoảng về tài chính - tiền tệ của các nước khu vực Đông Nam châu á năm 1997 đã minh chứng cho vị trí, vai trò quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Inđônêxia trong suốt 25 năm kinh tế tăng trưởng, chủ yếu dựa vào phát triển công nghiệp, song vẫn chưa giải quyết được việc làm cho phần lớn lao động nông thôn. Khi rơi vào khủng hoảng đời sống của dân cư hết sức khó khăn, 24 triệu người thất nghiệp, 80 triệu người sống trong cảnh nghèo khó, 15 triệu gia đình thiếu đói, đây là nguyên nhân chính gây nên sự bất ổn về mặt xã hội(4).
Đối với Thái Lan và Malaixia, bên cạnh việc tập trung cho phát triển công nghiệp và đô thị hoá, Chính phủ vẫn ban hành các chính sách vừa khuyến khích sản xuất nông nghiệp, vừa điều tiết tài nguyên từ nông thôn phục cho CNH, đặc biệt là sản xuất lương thực và nuôi trồng thuỷ sản, nên khi xảy ra cuộc khủng hoảng, nền kinh tế đã nhanh chóng được phục hồi.
Như vậy, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một trong những giải pháp cơ bản để bảo đảm cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng và bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong hoàn cảnh đột biến về thiên tai, khu vực này lại là chỗ dựa quan trọng để cân đối sự cân bằng của nền kinh tế như về lao động, lương thực, thực phẩm cho xã hội và tạo điều kiện cho sự ổn định của đất nước.
Thực tiễn quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta và kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy: nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của nông nghiệp, đầu tư đúng mức đối với khu vực này sẽ khai thác được nguồn lực, tiềm năng to lớn để thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra cơ sở để thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Điều đó lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khi công nghiệp còn non yếu, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, trong khi đó có hơn 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 70% là lao động nông nghiệp. Bởi vậy, chủ trương của Đảng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực này, góp phần từng bước thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng đất nước.
Để triển khai và thực hiện tốt chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo chúng tôi cần giải quyết những yêu cầu cơ bản sau:
Một là, thống nhất về mặt nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vừa là yêu cầu khách quan, vừa là vấn đề cấp bách trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta hiện nay còn nhiều tiềm năng, nguồn lực lớn, đây còn là thế mạnh của nền kinh tế. Trong quá khứ, hiện tại và về lâu dài khu vực này vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Do đó, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không những giải quyết được những vấn đề bức xúc của xã hội góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, mà còn tạo ra những tiền đề cần thiết cho thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần cụ thể hoá đường lối của Đảng bằng các chính sách cụ thể cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, khơi dậy được nguồn lực trong nông dân, nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng trong công nghiệp; tăng cường đầu tư các cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng để thúc đẩy sản xuất phát triển; đồng thời thực hiện và phát huy dân chủ hoá trong nông dân, nông thôn, làm cho người nông dân thực sự là chủ thể của quá trình sản xuất, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát và bảo vệ các công trình phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Đây là yêu cầu khách quan của sản xuất hàng hoá và sự kết hợp giữa phát triển nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Gắn kỹ thuật truyền thống với khoa học và công nghệ hiện đại có quy mô thích hợp, nhằm giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn đi đôi với nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh; gắn tăng trưởng kinh tế với không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị với nông thôn.
Ba là, tổ chức thực hiện chặt chẽ, dựa trên các chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm cho nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện
Chủ trương đúng là cơ sở quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của phát triển nông nghiệp, nông thôn, song vấn đề có tính quyết định là tổ chức thực hiện đưa chủ trương trở thành hiện thực, thúc đẩy kinh tế phát triển góp phần vào xây dựng đất nước. Tuy nhiên căn cứ vào khả năng, thế mạnh của từng vùng để có chính sách phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển, đặc biệt là các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, nơi quyết định đến năng suất, hiệu quả của kinh tế nông nghiệp.
Đối với kinh tế nông thôn cần đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, vốn và đào tạo nghề, đào tạo cán bộ quản lý... khôi phục và thúc đẩy các làng nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới vừa góp phần thu hút lực lượng lao động, giải quyết việc làm, vừa đem lại thu nhập cho người lao động, xây dựng nông thôn mới, giải quyết những vấn đề bức xúc trong kinh tế nông thôn hiện nay./.
___________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 (tháng 5+6)/2005
(1) Nguyễn Sinh Cúc (1991), Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam 1976 - 1990, Nxb. Thống kê, Tr.48.
(2) Nguyễn Tấn Dũng (2002), Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, nông dân giàu hơn, Tạp chí Cộng sản, (28), tháng 10, tr.6 - 11.
(3) Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb. CTQG.
(4) Đặng Kim Hà (1999), Bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu á và vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (253), tháng 6, tr.29 - 39.
Lê Quang Phi
Bài liên quan
- Tương lai cho thế hệ vươn mình
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
- Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS. Tổng Bí thư Tô Lâm
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chi bộ Ban Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Chiều 10/03/2025, tại phòng họp số 1102, tầng 11, Nhà A1, Chi bộ Ban Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, lịch sử của Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn có dấu ấn, thể hiện rõ vai trò của các thế hệ thanh niên ưu tú, xuất sắc của dân tộc. Các đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên, các nhà lãnh đạo tài ba của Đảng, các trí thức lớn của Việt Nam đều đã giữ các cương vị trọng trách ngay từ khi còn đang tuổi thanh niên.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công tác tư tưởng có vai trò trọng yếu trong thành công của sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác tư tưởng lại càng có vai trò quan trọng để tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó tạo nên sức mạnh vô địch, là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu, kỳ vọng, đích đến của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Quốc Oai, Thành phố Hà Nội công tác nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện ngày càng đạt kết quả tích cực. Nâng cao chất lượng đảng viên là cơ sở, tiêu chí quan trọng trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, toàn diện. Bài viết làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ rõ những khó khăn, thách thức; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội thời gian tới.
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Thực hiện dân chủ ở cơ sở - xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức – là phương thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân làm, nhân dân kiểm tra, nhân dân thụ hưởng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là vấn đề quan trọng, luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Để dân chủ ở cơ sở được hiện thực hóa, việc đảm bảo thực hiện với những cơ chế cụ thể là vấn đề cấp thiết.
Bình luận