Đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên sóng truyền hình
Vai trò của của truyền hình
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII đều cảnh báo về nguy cơ suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Nghị quyết TW4 khóa XII còn chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên đối chiếu vào đó để phê bình và tự phê bình. Những điều này đã cho thấy đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay.
Cùng với các loại hình báo chí khác, truyền hình với đặc thù là một loại hình báo chí truyền tải thông tin thông qua hình ảnh và âm thanh, có tính thời sự cao, có sự tác động mạnh mẽ tới nhận thức của khán giả, người xem đã và đang xung kích và khẳng định thế mạnh trong tuyên truyền, đấu tranh hiệu quả phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa".
Qua khảo sát 3 chương trình truyền hình chuyên sâu, chuyên biệt về đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là: Chương trình “Đối diện” với thời lượng 45 phút phát sóng vào 20h10 tối thứ 4 cuối cùng của tháng trên VTV1; chương trình “Đảng trong cuộc sống hôm nay” phát sóng 20h10 tối thứ 3, mỗi tháng 3 số (trừ thứ 3 cuối cùng của tháng), chương trình “Nhận diện sự thật” phát sóng lúc 20h45 trên kênh QPVN.
Các chương trình đã tập trung nhận diện và đấu tranh các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng; tổ chức, đội ngũ; kinh tế; văn hóa; xã hội đồng thời kết hợp giữa chống và xây, tăng cường công tác xây dựng Đảng về mọi mặt, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn có những hạn chế nhất định như chất lượng các chương trình chưa đồng đều, có chương trình còn khô cứng. Tin, bài phóng sự có tính chất đấu tranh mạnh mẽ vẫn chưa nhiều, chưa phát huy hết nguồn tài nguyên thông tin… Những hạn chế này phần nào khiến hiệu quả tuyên truyền chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Một số giải pháp
Thứ nhất, nâng cao nhận thức và tăng cường sự chỉ đạo đối với tuyên truyền đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên truyền hình. Đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một việc làm cấp bách hiện nay. Tất cả các cấp ủy đều phải có trách nhiệm đấu tranh phòng chống, loại bỏ biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Cùng với đó, cần tăng cường sự lãnh đạo trong tuyên truyền đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trước hết, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với các cơ quan chủ quản và các chương trình này. Đồng thời, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Ban biên tập đối với các chương trình chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cùng với việc duy trì giao ban biên tập theo ngày, theo tuần, lãnh đạo các Đài, các Ban biên tập cần có sự định hướng tuyên truyền để phóng viên, biên tập viên thực hiện chương trình có điều kiện đeo bám cơ sở, phát huy tính năng động, sáng tạo lựa chọn được những vấn đề hay, cách làm tốt trong thực tiễn để xây dựng chương trình.
Thứ hai, thường xuyên nghiên cứu ý kiến công chúng, thiết lập đường dây nóng để kịp thời nắm bắt những vấn đề bức xúc, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Khán giả xem truyền hình là tất cả tầng lớp, thành phần trong xã hội trong đó có cán bộ, chiến sĩ. Mỗi đối tượng lại có nhu cầu khác nhau. Đề nâng cao được hiệu quả tuyên truyền đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, việc tìm hiểu nhu cầu của công chúng và tìm hiểu nhu cầu ấy là một công việc cần làm. Nghiên cứu công chúng có thể được tiến hành bằng nhiều cách như: phát phiếu hỏi điều tra dư luận xã hội; tập hợp ý kiến bạn xem truyền hình; phỏng vấn trực tiếp những đối tượng cần thiết… Kết quả nghiên cứu này sẽ rất hữu ích cho lãnh đạo các Đài và những PV, BTV trực tiếp thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, cũng cần thiết lập đường dây nóng để kịp thời nắm bắt thông tin phản ánh các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với các tổ chức, cá nhân. Công khai số điện thoại của chương trình trên sóng. Đây không chỉ đơn thuần thể hiện sự dân chủ hơn trong tuyên truyền mà còn tạo điều kiện cho bạn xem truyền hình có thể trực tiếp trao đổi với phóng viên nhiều vấn đề mà cả người làm chương trình và bạn xem chương trình cùng quan tâm.
Thứ ba, không ngừng đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao chất lượng các chương trình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Có thể nói trong bối cảnh cạnh tranh thông tin quyết liệt như hiện nay cũng như những diễn biến phức tạp của các thế lực thù địch thì các chương trình chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình thức thể hiện để nâng cao chất lượng các chương trình. Các chương trình phải xây dựng theo hướng có chiều sâu, sinh động, có những nội dung, cách thể hiện mới lạ, dễ xem, dễ hiểu, khi đó công chúng mới dễ tiếp nhận. Để một chương trình phát sóng trở nên sinh động và hấp dẫn đối với công chúng, việc thường xuyên thay đổi “khẩu vị” cho công chúng là rất cần thiết.
Thứ tư, kết hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả giữa “chống” với “xây”. Đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần phải quán triệt tốt quan điểm toàn diện, gắn chặt giữa “xây” và “chống”, biểu dương và phê bình. Đấu tranh chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không chỉ là đấu tranh chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà điều quan trọng là khẳng định tính đúng đắn trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó xây dựng cách nhìn, quan điểm đúng đắn cho đông đảo quần chúng nhân dân và toàn xã hội.
Thứ năm, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ quản lý của Ban Biên tập và PV, BTV thực hiện chương trình. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả các chương trình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần xây dựng một chiến lược phát triển chung thống nhất và hợp lý, một bộ máy quản lý lãnh đạo thống nhất và hoàn chỉnh, một cơ chế điều hành chỉ đạo cụ thể, rõ ràng.
Cùng với việc nâng cao trình độ nhận thức, ý thức chính trị cũng cần tăng cường trao đổi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ, nhà báo, phóng viên, biên tập viên trực tiếp thực hiện chương trình những kiến thức mới, hiện đại về hướng đi, hướng phát triển mới của truyền hình. Việc đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng sẽ góp phần phát huy nội lực trong mỗi con người sẽ là cơ sở để các chương trình chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên các kênh sóng được chất lượng, hiệu quả hơn.
Thứ sáu, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của các chương trình. Bên cạnh việc đổi mới về nội dung, hình thức thì việc quan tâm đầu tư, trang bị thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất các chương trình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có ý nghĩa rất quan trọng đến chất lượng chương trình.
Bên cạnh đó các Đài cũng cần có chế độ trả thù lao, nhuận bút, định mức thỏa đáng. Với các chương trình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có hiệu quả cao, tạo được dư luận tốt cần có khen thưởng và động viên tác giả kịp thời. Có như vậy, mới khơi dậy được tinh thần sáng tạo, đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng các chương trình đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”./.
____________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 21.12.2020
Trần Thanh Hưng
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Các chương trình tương tác là một trong những nội dung được đánh giá là hấp dẫn và thu hút công chúng trên báo mạng điện tử hiện nay. Không còn dừng lại ở một vài hình thức nhỏ lẻ, cùng với sự linh hoạt của báo mạng điện tử, các chương trình tương tác ngày càng đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, tăng thêm sức hấp dẫn cho tờ báo, thu hút công chúng. Bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử hiện nay, làm rõ dưới các góc độ công chúng, tờ báo và hoạt động báo chí nói chung, từ đó lý giải được nguyên nhân vì sao các chương trình tương tác đang ngày càng được các tờ báo mạng điện tử coi trọng và tập trung phát triển.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận