Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam nói chuyện về báo chí Kazakhstan tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Dự buổi nói chuyện có PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện, PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang và PGS,TS Trần Thanh Giang - Phó Giám đốc Học viện, cùng giảng viên, sinh viên các chuyên ngành Báo chí, Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Thông tin đối ngoại đang học tập tại Học viên.
Phát biểu tại buổi nói chuyện, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện đã bày tỏ vinh dự được tiếp đón ngài Đại sứ đến thăm và nói chuyện tại Học viện, và coi đây là cơ hội quý để giảng viên, sinh viên Học viện tìm hiểu về đất nước, con người và nền báo chí của Kazakhstan.
Đồng chí hy vọng, sự kiện này sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác, trao đổi học thuật giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với các trường đại học của Kazakhstan và mong muốn ngài Đại sứ quan tâm, tạo điều kiện cho sinh viên Học viện có cơ hội được nhận những học bổng học tập tại Kazakhstan.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan từng là nhà báo và giảng viên đại học trước khi bước vào ngành ngoại giao, ông từng giữ vai trò là thư ký báo chí của Tổng thống Kazakhstan, chủ tịch tập đoàn thông tin báo chí quốc gia. Với kinh nghiệm báo chí và ngoại giao phong phú của ông chắc chắn sẽ mang lại cho giảng viên, sinh viên Học viện những cái nhìn mới mẻ về nền báo chí Kazakhstan.
Chia sẻ tại cuộc nói chuyện, Đại sứ Yerlan Baizhanov cho biết: “Tôi rất vui khi có thể nói chuyện với các bạn hôm nay. Chuyên môn của tôi là một nhà báo. Tôi đã tốt nghiệp Khoa Báo chí, Đại học Tổng hợp Matxcơva và từng làm việc trong một hãng thông tấn báo chí, dịch vụ báo chí của cơ quan nhà nước - cơ quan đứng thứ hai trong số các công ty truyền thông lớn nhất Kazakhstan. Bên cạnh đó, tôi đã giảng dạy một năm rưỡi tại Khoa Báo chí, Đại học quốc gia Kazakhstan. Khi được đứng đây và chia sẻ với các bạn, tôi như nhớ lại tuổi trẻ của mình".
Buổi nói chuyện, Đại sứ Yerlan Baizhanov tập trung vào 3 chủ đề chính là: Các khía cạnh nhận thức về báo chí và diễn ngôn báo chí, Lịch sử báo chí Kazakhstan và Vai trò của mạng xã hội trong các phương tiện truyền thông hiện đại.
Đại sứ Yerlan Baizhanov cũng trao đổi và trả lời câu hỏi của các bạn sinh viên về tình hình báo chí Kazakhstan hiện nay trước những thách thức của mạng xã hội trong các phương tiện truyền thông hiện đại với sự minh bạch, sự tham gia, mô hình bình đẳng giữa công dân và nhà nước, sự tương tác liên tục giữa các cơ quan công quyền với công dân.
Trước đó cùng ngày, Học viện đã có buổi đón tiếp xã giao với Ngài đại sứ. Đại sứ Yerlan Baizhanov đã giới thiệu về những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội, đặc biệt là những cải cách về báo chí của Kazakhstan trong gần 30 năm qua. Đại sứ Yerlan Baizhanov chúc mừng Việt Nam đã thành công trong công tác phòng chống dịch COVID-19, đánh giá cao những biện pháp hiệu quả của Chính phủ cũng như ý thức của người dân Việt Nam trong công cuộc ứng phó với dịch bệnh.
Kết thúc buổi đón tiếp, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền và ông Yerlan Baizhanov - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam đã trao tặng những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa nhằm thắt chặt tình cảm và mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong tương lai.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
- Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
- Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc Phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Phiên Thảo luận.
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít khẳng định quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Bình luận