Đám đông trên mạng và vai trò nhà báo
Một doanh nhân giàu có ở Bình Dương lên mạng tố cáo “những trò lừa đảo” của một “thần y” và tổ chức họp báo, sau đó livestream trên mạng và mời các “hot youtuber” tham dự để hỗ trợ lan truyền thông tin. Công bằng mà nói, chuyện “tố cáo thần y” ban đầu rất được quan tâm vì nhân vật ấy có hoạt động tưng bừng kéo dài hàng chục năm qua, kết thân với nhiều đại gia, nghệ sĩ nổi tiếng, cán bộ các cấp.
Báo chí cũng viết về tài năng chữa bệnh của ông ta. Và “thần y” không chỉ chữa bệnh trong nước, còn tổ chức khám chữa bệnh ở nhiều nơi trên thế giới v.v.. Sự thật về “thần y” và ông ta đã “lừa đảo” như thế nào là những điều mà công chúng truyền thông rất quan tâm nhưng câu trả lời còn bỏ ngỏ.
Trong bối cảnh thông tin ấy, những kênh livestream của nữ doanh nhân nọ thu hút số đông cũng là điều dễ hiểu, nhất là khi nội dung không chỉ nói về việc ông “thần y” lừa đảo mà còn liên quan đến chuyện “bóc phốt” những nhân vật đình đám trong giới showbiz.
Thời nào cũng vậy, thông tin liên quan đến người nổi tiếng luôn thu hút sự hiếu kỳ của số đông. Nhưng trước đây, công chúng tham gia bàn luận ở các không gian nhỏ hơn như vỉa hè, quán nhậu, gia đình. Giờ đây, mạng xã hội tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả thành viên, ai cũng sở hữu kênh truyền thông và cũng có thể tham gia bình luận, thể hiện thái độ một cách công khai trong một không gian công cộng rộng lớn. Chính đám đông trên mạng này góp phần tạo nên dư luận xã hội. Bên cạnh một số mặt tích cực, “đám đông” ấy cũng tạo ra nhiều hệ lụy đáng quan ngại. Các thành viên trên mạng xã hội thể hiện sự yêu - ghét, đồng tình - phản đối, ủng hộ - không ủng hộ v.v.. theo quan điểm, trình độ nhận thức cá nhân nhưng đa phần trong số họ thường bị ảnh hưởng bởi một số nhân vật nhất định, và hành xử theo tâm lý đám đông.

Cũng trong vài năm gần đây, hình thức trang (page), hoặc nhóm (group) trên mạng được lập ra nhằm công kích một người - thường là người nổi tiếng - được gọi chung là các trang “anti fan” xuất hiện tràn lan. “Anti fan” không còn dừng lại ở chuyện yêu ghét, đóng góp, phê bình…, mà có lúc quá đà, thậm chí, có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật.
Chung quanh câu chuyện “bóc phốt” nghệ sĩ, đám đông trên mạng cũng hình thành nhiều phe, lôi kéo nhiều người nổi tiếng khác như nhà văn, nhà báo, chuyên gia vào cuộc, tham gia tranh luận. Rất nhiều người sử dụng mạng xã hội dù không dùng nick ảo vẫn có cảm tưởng mình đang sinh hoạt trong một vỏ bọc an toàn cùng với đám đông và không cần chịu trách nhiệm những gì mình đang hành xử trên không gian này.
Chính vì thế, những người tạo ra các trang “antifan”, hoặc các chiến dịch tấn công một cá nhân nào có ý kiến khác họ trên mạng, thường lôi kéo số đông vào tham gia bình luận, chia sẻ thông tin. Chưa bao giờ mà việc bêu xấu một ai đó và kêu gọi mọi người khác cùng bêu xấu lại bầy đàn dễ dàng như lúc này, bất chấp các quy định của pháp luật về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác cũng như những quy phạm đạo đức xã hội.
Những chuyện vi phạm pháp luật trong đám đông ném đá trên mạng cũng tương tự: Họ tung ra các hình ảnh, video, và những tư liệu (thường không rõ nguồn gốc và thiếu chứng cứ) để “bóc phốt”, để nói xấu; có khi họ cũng dùng ảnh chế để miệt thị “đối tượng mục tiêu”. Khi thái độ ghét của đám đông đến cao trào, họ thường tung ra các nội dung yêu cầu tẩy chay những nhãn hàng, thương hiệu mà “đối tượng mục tiêu” ấy là người đại diện.
Có một câu hỏi đặt ra là vì sao những kênh thông tin được lập ra để công kích cá nhân như thế lại thu hút số đông? Vì sao khi báo chí chính thống tốn không ít nhân lực, vật lực nhưng không phải chương trình nào, tác phẩm nào cũng thu hút được công chúng, thì một nhóm nhỏ hoặc một cá nhân chỉ cần nền tảng mạng xã hội và thiết bị đơn giản đã trở thành tâm điểm dư luận?
Câu trả lời chỉ có thể là vì báo chí chưa làm tốt vai trò định hướng và dẫn dắt dư luận. Trong trận địa truyền thông hôm nay, báo chí vẫn là công cụ hàng đầu để công chúng thực hiện quyền tiếp cận thông tin “chính thống” - hiểu theo nghĩa là thông tin được kiểm chứng theo những quy tắc nghề nghiệp được công nhận nhằm đảm bảo độ tin cậy, chính xác, công bằng và cân bằng - điều khiến báo chí khác hẳn về chất với những phương tiện truyền thông khác. Nếu báo chí bỏ quên trận địa, truyền thông xã hội sẽ lấp vào chỗ trống vì nhu cầu thông tin của đám đông ngày càng nhiều hơn.

Từ câu chuyện livestream của nữ doanh nhân nói trên, hàng loạt vấn đề đặt ra mà công chúng cần tìm được lời giải chính thức. Ví dụ: Sự thật về khả năng chữa bệnh của “thần y” thế nào? Ai đã dung túng cho ông ta hoạt động trong một thời gian dài?
Thực tế, báo chí quá chậm hoặc quá thụ động trong việc lấp khoảng trống thông tin ấy. Dường như chúng ta ngại cất lên những tiếng nói phản biện. Dường như chúng ta ngại điều tra để tìm ra bản chất sự thật nhằm góp phần thông tin và định hướng dư luận xã hội một cách chủ động, hiệu quả. Báo chí đã chờ một diễn viên hài tự đăng clip xin lỗi người hâm mộ rồi phát lại, tường thuật những bình luận trên mạng; Báo chí đã chờ cơ sở giáo dục ra quyết định miễn nhiệm một hiệu phó (là nghệ sĩ) vì ồn ào phát biểu thiếu văn hóa trên mạng để đăng tin v.v.. chứ chúng ta chưa dấn thân, chưa dám vượt qua các rào cản để “bóc phốt” chính xác những kẻ giấu mặt thực sự đã thao túng cuộc chơi truyền thông, đã dẫn dắt đám đông trên mạng nhằm góp phần làm lành mạnh môi trường truyền thông.
Báo chí hôm nay phải thay đổi cách nói với công chúng truyền thông của mình. Sự thay đổi ấy không chỉ ở phương pháp tác nghiệp mà còn ở thiên chức phục vụ. Công nghệ đã giúp cho người làm báo hôm nay khả năng vô cùng phong phú để tương tác với công chúng, để làm tốt chức năng “diễn đàn của nhân dân”. Truyền thông xã hội là phát minh của nhân loại, báo chí chính thống cần phải khai thác nó như những nền tảng mới để thu hút độc giả, để mời công chúng “cùng làm báo”.
Giữa sự phong phú và phức tạp của bức tranh truyền thông hôm nay, hơn lúc nào hết, báo chí - với thiên chức của mình, với nguyên tắc kinh điển về độ tin cậy, sự trung thực và đạo đức cần được phát huy nhiều hơn nữa trước yêu cầu sàng lọc và định hướng thông tin cho công luận./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 30.6.2021
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang hiện nay
Để công tác giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả cao không thể vắng bóng hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thông qua sát sao lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh. Bài viết phác hoạ thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang hiện nay, chỉ rõ hạn chế, bất cập; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này thời gian tới.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận