Từ khoá : gia đình

10 bài viết

Vai trò của gia đình trong giáo dục cho thế hệ trẻ ý chí, khát vọng phát triển đất nước theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Vai trò của gia đình trong giáo dục cho thế hệ trẻ ý chí, khát vọng phát triển đất nước theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, Đảng ta xác định “Quan tâm chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng”...(1) Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục ý chí, khát vọng phát triển đất nước cho thế hệ trẻ: nâng cao nhận thức của các gia đình về vai trò, trách nhiệm trong giáo dục ý chí, khát vọng cho thế hệ trẻ; xác định nội dung giáo dục cụ thể và phương pháp giáo dục phù hợp; phát huy vai trò các chủ thể cùng gia đình trong việc giáo dục ý chí, khát vọng cho thế hệ trẻ.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình và vận dụng xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình và vận dụng xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta

Các Mác và Ăngghen đã luận chứng rõ về những mối quan hệ thiết yếu của con người như một điều tất yếu ngoài nhu cầu vật chất nuôi sống bản thân mình, đó chính là duy trì nòi giống, mối quan hệ hôn nhân, huyết thống: “…hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác sinh sôi, nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ con cái. Đó là gia đình…”.

Về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình

Về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình

Giáo dục giới tính là một chủ đề mới ở nước ta. Xung quanh vấn đề này, quan điểm cho rằng có nên coi giáo dục giới tính thành một nội dung giáo dục độc lập trong nhà trường hay không đang còn có nhiều tranh cãi. Từ cuối những năm 80 (của thế kỷ XX), giáo dục giới tính được đưa vào chương trình thực nghiệm giảng dạy tại 17 tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Tuy nhiên, nội dung kiến thức còn sơ sài, tập trung chủ yếu ở những nội dung có tính chất giải phẫu sinh lý cơ thể, chưa đề cập tới quan hệ giữa hai giới, vấn đề tình dục và quan hệ tình dục.

Gia đình với công tác phòng chống ma túy ở Thanh Hóa

Gia đình với công tác phòng chống ma túy ở Thanh Hóa

Ma túy đang là nỗi nhức nhối không của riêng ai, trong những năm qua, các ngành, các cấp và toàn xã hội đã vào cuộc và đã ngăn chặn được nhiều đối tượng tàng trữ, buôn bán và nghiện hút ma túy. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề nan giải, đòi hỏi bên cạnh sự quan tâm của các ngành, các cấp và của tòan xã hội, còn cần phải đề cao vai trò quan trọng của gia đình.

Kết quả thực hiện các dự án về Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2004 ở Lâm đồng

Kết quả thực hiện các dự án về Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2004 ở Lâm đồng

Năm 2004 là năm thứ tư tỉnh Lâm Đồng thực hiện chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS - KHHGĐ) trong Chiến lược phát triển dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu: Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Bắc Giang

Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Bắc Giang

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm chăm sóc đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đó là những em có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi về tinh thần và thể chất. Các em thuộc diện này, bao gồm: trẻ em mồ côi cả cha và mẹ hoặc chỉ còn cha hay mẹ nhưng họ bị mất tích hoặc không đủ năng lực pháp lý để nuôi dưỡng con theo quy định của pháp luật; trẻ em bị bỏ rơi ngay từ khi mới sinh; trẻ bị khuyết tật, bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận của cơ thể làm giảm khả năng sinh hoạt, lao động, học tập; trẻ em lang thang kiếm sống; trẻ bị xâm hại tình dục...

Về xây dựng chiến lược gia đình trong giai đoạn tới

Về xây dựng chiến lược gia đình trong giai đoạn tới

Gia đình có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá nhân mà còn với việc giữ gìn, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc qua các thế hệ, là một trong những nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững đất nước. Hướng tới phát triển gia đình trong bối cảnh mới, một số vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình cần tiếp tục xem xét, làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, chính sách về gia đình phù hợp thời gian tới.