Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Bắc Giang
Quan tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là đạo lý, là việc làm đầy ý nghĩa và nhân văn. Thấm nhuần tinh thần đó, trong những năm qua được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em trung ương, Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh Bắc Giang coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và trung ương thực hiện công việc chăm sóc trẻ em có nhiều kết quả, làm vơi đi nỗi bất hạnh của chúng, để các em có cơ hội thực hiện quyền cơ bản của trẻ em và hoà nhập vào cộng đồng; đồng thời góp phần làm giảm bớt gánh nặng gia đình của cha mẹ, người thân của các cháu.
Ở Bắc Giang có tới trên 5.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó trên 4.000 em bị khuyết tật, 1.442 em đang được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước và hơn 1.400 em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Bắc Giang lại là tỉnh miền núi, kinh tế chưa phát triển. Các em có hoàn cảnh khó khăn phần lớn lại xuất thân từ các gia đình nghèo nên việc giúp đỡ về vật chất đối với các em gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, ngoài nguồn kinh phí của trung ương hỗ trợ, Uỷ ban DS-GĐ&TE tỉnh đã tích cực vận động tìm các nguồn tài trợ từ lòng hảo tâm của các cá nhân, đoàn thể, các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức từ thiện trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Đồng thời đề ra nhiều chương trình, hoạt động thực hiện mục tiêu chăm sóc, giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nâng cao tỷ lệ trẻ em khuyết tật và mồ côi được chăm sóc tại cộng đồng.
Để các em có điều kiện tập trung rèn luyện, chữa bệnh, thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em của tỉnh, qua các nguồn tài trợ bằng các dự án của các tổ chức trong nước và quốc tế như: Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Hội VITAM của Pháp, Hội hạt gạo của Việt Nam tại Pháp, Hội trẻ em thế giới Vương quốc Bỉ... Bắc Giang đã xây dựng Trung tâm phục hồi chức năng tại huyện Lạc Nam. Trung tâm bắt đầu hoạt động từ tháng 3.2003. Ngay từ những ngày đầu, trung tâm đã đón 80 cháu bị khuyết tật vào chạy chữa phục hồi chức năng. Sau một thời gian chạy chữa, luyện tập đã có 23 cháu có chuyển biến tốt. Cùng với Trung tâm phục hồi chức năng, còn có Làng trẻ em khuyết tật. Sau hơn 2 năm hoạt động đến nay, Trung tâm phục hồi chức năng và Làng trẻ em khuyết tật mặc dù còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về kinh phí hoạt động, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên vẫn vượt khó, yêu trẻ, gắn bó với Làng và Trung tâm để chăm sóc các em. ở đây vẫn duy trì được thường xuyên công tác khám, phân loại trẻ em khuyết tật để hỗ trợ nuôi dưỡng phục hồi chức năng. Đối với các em không còn khả năng phục hồi sẽ được hỗ trợ nuôi dưỡng tại cộng đồng, những em còn có khả năng phục hồi sẽ được tập trung để chạy chữa phục hồi chức năng. ở Làng trẻ em khuyết tật mỗi đợt đón nhận 30 em thuộc các dạng: bại não, bại liệt, câm điếc, khoèo tay, chân được vào làng nuôi dưỡng, chăm sóc. Hàng ngày các em được điều trị vật lý trị liệu như: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, tập trên máy, dạy chữ, dạy nghề... Phần lớn các em sau một thời gian ở Làng đều tăng cân, khoẻ mạnh, tự vận động đi lại, cầm nắm, phục hồi được trí não...Những em phục hồi tốt đã được đưa trở lại gia đình hoặc gửi đi học nghề miễn phí, Làng lại tiếp tục đón các em khác... Ngoài Trung tâm và Làng trẻ em khuyết tật, Uỷ ban DS-GĐ&TE tỉnh đã tổ chức đội ngũ cộng tác viên và mở lớp hướng dẫn các gia đình có con cháu bị khuyết tật để họ tự điều trị vật lý trị liệu tại nhà cho các cháu. Đội ngũ cộng tác viên đã tập luyện cho 330 cháu tật nguyền cách phát âm đúng.
Qua 2 năm hoạt động đến nay, thông qua Quỹ BTTE tỉnh, các nguồn tài trợ, các dự án của cá nhân và tổ chức từ thiện trong nước và quốc tế Bắc Giang đã tổ chức cho 110 em được phẫu thuật sứt môi, khe hở vòm miệng, 102 em được phẫu thuật dị tật vận động, 60 em được mổ mắt và 5 em được phẫu thuật tim... với tổng kinh phí tới gần 1.000 triệu đồng. Uỷ ban DS-GĐ&TE các cấp trong tỉnh đã cố gắng tăng cường vận động các nguồn lực, phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền vận động toàn dân quan tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ học bổng 1 lần hoặc thường xuyên, tặng xe lăn, quần áo, đồ dùng học tập, quà nhân dịp Tết, năm học mới... kết quả các khoản trên lên tới gần 2.000 triệu đồng.
Bắc Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chữa bệnh, nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng rất cao, đó là một cố gắng đáng khích lệ. Để các em có hoàn cảnh éo le, bất hạnh được an ủi, đỡ khó khăn, được hoà nhập với cộng đồng và có cuộc sống vui khỏe hơn trong sự chăm sóc của gia đình và xã hội, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, nhất là Uỷ ban DS - GĐ&TE là nơi các em gửi trọn niềm tin và mong đợi./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chi bộ Khoa Ngoại ngữ tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng 10/03/2025, tại phòng họp số 9, tầng 10, Nhà A1, Chi bộ Khoa Ngoại ngữ tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Bài viết nghiên cứu về quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tập trung vào nghiên cứu thực trạng những ưu điểm, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chỉ ra những cơ hội và thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, bài viết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn mô hình chính quyền điện tử ở một số quốc gia tiên tiến về chính quyền điện tử, chính quyền số, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu xây dựng chính quyền điện tử ở một số địa phương dẫn đầu trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử trong nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hướng tới chính quyền số năm 2030.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Bình luận