Gia đình với công tác phòng chống ma túy ở Thanh Hóa
Nhận thức được vấn đề này nên ngay sau khi sáp nhập, UBDS - GĐ & TE tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch triển khai từ góc độ gia đình để tìm giải pháp hữu hiệu trong công tác ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy, bằng mô hình câu lạc bộ gia đình phòng chống ma túy đang được thực hiện thí điểm tại một số đơn vị xã, phường trong tỉnh.
Để có cơ sở xây dựng mô hình này, năm 2003, thường trực UBDS - GĐ & TE tỉnh đã chỉ đạo cho 3 huyện đại diện cho các vùng, miền trong tỉnh là: Thọ Xuân, Quan Hóa và thành phố Thanh Hóa tiến hành khảo sát ở 2 nhóm hộ gia đình:
- Gia đình không có đối tượng nghiện hút
- Gia đình có đối tượng nghiện hút đã và chưa có biện pháp xử lý.
Sau khi điều tra khảo sát, nhóm thu thập thông tin đã thực hiện khâu xử lý số liệu và đánh giá thực trạng nghiện hút ở các địa bàn, từ đó suy rộng ra thực trạng vấn đề gia đình với công tác phòng chống ma túy trên tòan tỉnh. Kết quả thu được cho thấy:
1. Về thực trạng tình hình nghiện hút
Có thể nói rằng đối tượng bị mắc nghiện hút hiện đã có mặt ở tất cả các địa bàn trong tỉnh, bởi ngoài 90 trường hợp được tiếp cận trực tiếp là gia đình có đối tượng mắc nghiện, số còn lại (kể các những hộ nằm trong địa phận làng, phố) được công nhận là làng (phố) văn hóa đều cho rằng có đối tượng nghiện hút ở địa phận làng (phố) mình. Trong đó, địa bàn có ít nhất là 1, nhiều nhất là 9 đối tượng.
Về lứa tuổi: 5% trong độ tuổi vị thành niên, 59% ở độ tuổi thanh niên trẻ, 39% ở độ tuổi trên 30 (trong đó chỉ có 2 đối tượng là lớn hơn 50 tuổi).
Điều đó nói lên rằng: Tệ nạn ma túy hiện nay đã thâm nhập và đang có xu hướng lan rộng ở độ tuổi vị thành niên và thanh niên trẻ. Đây là một thực trạng nhức nhối, làm băng hoại đạo đức xã hội ở lứa tuổi trẻ, gây hậu quả nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất giống nòi trong mỗi gia đình, mỗi dòng tộc và tương lai của tòan xã hội.
Đáng chú ý là trong những đối tượng này có tới 30% là trụ cột gia đình (tức là chủ hộ), 12% là chồng, 58% là con. Nghĩa là có tới 98% là hạt nhân chính trong mỗi gia đình đều bị nghiện hút (tức là trong 90 hộ gia đình được điều tra đã có tới 92 đối tượng là con nghiện). Đây thực sự là một thảm cảnh của xã hội, liệu có thể trông chờ sự phát triển bình thường của “mỗi tế bào” này được không, khi mà những hạt nhân cấu thành này đang trong tình trạng suy thoái đến trầm trọng (?).
Một thông tin cũng rất quan trọng nữa là trong số này, tỷ lệ mới mắc nghiện từ 6 tháng tới 1 năm tương đối nhỏ (4%), số còn lại mắc từ 1 đến 2 năm (37%) và 61% là số mắc nghiện trên 2 năm. Con số này cho ta hy vọng là trong thời gian tới, bằng sự tăng cường giáo dục ở mỗi gia đình và sự vào cuộc thực sự của các cơ quan chức năng, tình trạng nghiện hút ma túy ngày càng được khống chế và đẩy lùi.
Tuy nhiên, hy vọng này vẫn còn là hơi sớm khi mà trong 90 trường hợp có đối tượng nghiện hút này đã có tới 83 hộ gia đình có biện pháp sử lý rồi mà mới chỉ có 33% (tức 30/83 trường hợp) có tín hiệu đã cai hoàn toàn. Số còn lại chiếm tỷ trọng tương đối lớn (67%) là những trường hợp hoặc chưa có biện pháp xử lý gì hoặc đang cai mà chưa có hiệu quả, hoặc đã cai rồi nhưng lại tái nghiện...
Đây là phần việc phải tiếp tục làm của mỗi bản thân đối tượng, mỗi gia đình, dòng tộc và của tất cả chúng ta.
2. Đánh giá về tình hình môi trường xã hội trong mỗi cộng đồng dân cư
Điều đáng mừng đối với tất cả chúng ta là trong khối lượng công việc nặng nề của thời gian tới, có sự ủng hộ nhiệt tình của dư luận cũng như sự cộng tác đắc lực của mỗi gia đình trong cộng đồng dân cư. Với 360 hộ gia đình được phỏng vấn là những gia đình chưa có đối tượng nghiện, họ đều chung nhận thức rằng nguy cơ xâm nhập của ma túy đối với gia đình cũng như là cộng đồng nơi họ đang sinh sống là rất cao, nếu như tất cả đều thờ ơ với nó (kể cả những đơn vị được công nhận là làng (phố) văn hóa.
Như vậy, nạn ma túy đã và đang tiếp tục gõ cửa từng nhà. Nguy cơ này khiến chúng ta không thể nói “không” đơn thuần mà phải có thái độ quyết liệt cộng với những hành động phù hợp thì mới có thể chặn đứng và đẩy lùi được.
Về thái độ của mỗi gia đình hầu như đã thể hiện khá rõ: 74-80% đều đánh giá gia đình có vai trò quan trọng số 1, 54-60% cho rằng tự bản thân đối tượng có vai trò quan trọng số 1, chỉ có 18% cho rằng trung tâm cai nghiện có vai trò quan trọng số 1, còn các yếu tố khác như nhà trường, chính quyền, các tổ chức đòan thể... đều được đánh giá là vai trò thứ yếu sau những yếu tố trên. Và có tới 99,4% số hộ gia đình này đều sẵn sàng hợp tác khi có phong trào hoặc công tác phòng chống ma túy.
3. Vậy chìa khóa để giải quyết vấn đề này là gia đình (?)
Đây là một lập luận lôgíc và chuẩn xác, song để thực hiện được không phải là dễ nếu như UBDS-GĐ & TE các cấp, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước ở lĩnh vực gia đình không có phương thức phù hợp để tạo nên sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư thì việc thất bại cũng là điều khó tránh khỏi. Phương thức này chính là những giải pháp mà chúng ta cần bàn luận và khẩn trương bắt tay cùng thực hiện, mà công việc đầu tiên là thành lập mô hình câu lạc bộ gia đình phòng chống ma túy.
Cho đến nay 9 câu lạc bộ trong tỉnh được thành lập và bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, chúng ta hy vọng một sự khởi đầu tốt đẹp cho việc phòng chống ma túy bắt đầu từ “gia đình” ở tỉnh Thanh Hóa./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Tương lai cho thế hệ vươn mình
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
- Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS. Tổng Bí thư Tô Lâm
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, lịch sử của Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn có dấu ấn, thể hiện rõ vai trò của các thế hệ thanh niên ưu tú, xuất sắc của dân tộc. Các đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên, các nhà lãnh đạo tài ba của Đảng, các trí thức lớn của Việt Nam đều đã giữ các cương vị trọng trách ngay từ khi còn đang tuổi thanh niên.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công tác tư tưởng có vai trò trọng yếu trong thành công của sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác tư tưởng lại càng có vai trò quan trọng để tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó tạo nên sức mạnh vô địch, là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu, kỳ vọng, đích đến của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Quốc Oai, Thành phố Hà Nội công tác nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện ngày càng đạt kết quả tích cực. Nâng cao chất lượng đảng viên là cơ sở, tiêu chí quan trọng trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, toàn diện. Bài viết làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ rõ những khó khăn, thách thức; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội thời gian tới.
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Thực hiện dân chủ ở cơ sở - xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức – là phương thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân làm, nhân dân kiểm tra, nhân dân thụ hưởng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là vấn đề quan trọng, luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Để dân chủ ở cơ sở được hiện thực hóa, việc đảm bảo thực hiện với những cơ chế cụ thể là vấn đề cấp thiết.
Bình luận