Kết quả thực hiện các dự án về Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2004 ở Lâm đồng
Năm 2004 là năm thứ tư tỉnh Lâm Đồng thực hiện chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS - KHHGĐ) trong Chiến lược phát triển dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu: Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Đây là năm Lâm Đồng thực hiện chương trình DS - KHHGĐ có nhiều kết quả so với những năm trước. Hầu hết các chỉ tiêu về DS - KHHGĐ do Hội đồng Nhân dân tỉnh đề ra đều đạt và vượt kế hoạch, tỷ lệ sinh chung toàn tỉnh giảm 0,6%o so với năm 2003, là tỉnh có tỷ suất sinh thấp nhất trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Kết quả này đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đạt được thành tựu trên phải kể đến vai trò quan trọng của các dự án cho từng mặt hoạt động của chương trình DS - KHHGĐ.
Đối với công tác tuyên truyền, vận động có Dự án truyền thông chuyển đổi hành vi. Đây là một hoạt động không thể thiếu và mang lại nhiều hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng. Vì có hiểu biết mới tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và từ đó mới có ý thức chuyển đổi hành vi trong thực tế.
Ngay từ đầu năm, Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh đã cùng báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh, truyền hình tỉnh đề ra kế hoạch và nội dung tuyên truyền từng tháng, tập trung cao vào những ngày có chiến dịch dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hoá gia đình (SKSS - KHHGĐ). Nội dung tuyên truyền là các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về DS - GĐ - TE, về Pháp lệnh Dân số và những hướng dẫn cụ thể về chuyên môn của công tác DS - KHHGĐ; nêu gương người tốt việc tốt và những điển hình tiên tiến về thực hiện công tác DS - GĐ - TE... Hình thức tuyên truyền có nhiều đổi mới, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn dân cư, từng vùng có mức sinh khác nhau. Uỷ ban DS - GĐ - TE đã cấp phát hàng nghìn bản tài liệu, sách hướng dẫn cách nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, kinh nghiệm làm kinh tế, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... phát hàng ngàn tờ rơi có nội dung về 3 gói dịch vụ làm mẹ an toàn, phòng viêm nhiễm đường sinh sản, thông tin về giới...Uỷ ban đã cùng Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Văn hoá - Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn đưa chính sách dân số vào hương ước, quy ước của thôn, bản, dòng họ ở 5 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và Bảo Lâm, từ đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra các huyện trong toàn tỉnh; xây dựng và chỉ đạo một số xã, phường không có người sinh con thứ ba ở huyện Đức Trọng, Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. ở 106 xã, phường có mức sinh cao và 135 xã vùng sâu, vùng xa, Lâm Đồng tập trung mở chiến dịch phục vụ dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ. Vào những ngày chiến dịch, công tác tuyên truyền cũng được lồng ghép, bám sát phục vụ gây không khí tưng bừng như ngày hội của chị em. Đặc biệt, Lâm Đồng chú trọng tới sự tuyên truyền trực tiếp, giải thích, tư vấn cho các đối tượng của lực lượng cộng tác viên, họ là những người gặp gỡ các đối tượng tại gia đình, trong sinh hoạt Câu lạc bộ, đoàn thể rất dễ dàng và sự thuyết phục dễ đi vào lòng người.
Trong công tác bảo vệ sức khoẻ phụ nữ có Dự án chăm sóc SKSS - KHHGĐ. Trọng tâm của dự án là cung ứng các phương tiện thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại. Trong năm, Uỷ ban DS - GĐ - TE đã cung cấp kip thời, đầy đủ theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng gồm: 14.016 vòng tránh thai, 557.500 bao cao su, 107.072 vỉ thuốc uống, 550 liều thuốc cấy, 15.700 lọ thuốc tiêm tránh thai và 1.130 test thử... Kết quả đã có 141.265 cặp, trong đó có 69.673 cặp vợ chồng mới cưới áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng hơn năm 2003 là 2.501 cặp vợ chồng, đạt 100% kế hoạch đề ra. Về chăm sóc SKSS, đã khám và điều trị phụ khoa cho 101.400 người, soi tươi 12.587 người, khám thai cho 16.520 lượt người, cấp gói đẻ sạch cho 620 người... Tổng chi phí thực hiện dự án là 1.258 triệu đồng.
ở những vùng khó khăn có Dự án tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ ở vùng khó khăn. Chủ yếu dự án này thực hiện ở các xã có khó khăn, có mức sinh cao. Qua 1 năm triển khai các gói dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ, đã khám phụ khoa cho 64.296 chị em, phát hiện có 12.587 trường hợp mắc bệnh phụ khoa và đã được điều trị... Nhờ có dự án này mà tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hiện đại và cải thiện đáng kể tình trạng SKSS của chị em ở các vùng có nhiều khó khăn.
Ngoài các dự án riêng biệt từng mặt hoạt động của Chương trình DS - KHHGĐ, còn có Dự án lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững. Đây là dự án cho vay vốn, lãi suất thấp với mục đích: Giúp nhau chăm sóc SKSS - KHHGĐ và phát triển sản xuất. Các đối tượng được vay thuộc diện nghèo, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nhưng phải cam kết: Thực hiện kế hoạch hóa gia đình; nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng chính sách xã hội. Dự án được triển khai ở 19 xã với 25 nhóm gồm 2.222 gia đình. Năm 2004 đã giải ngân số vốn là 9.000 triệu, nâng tổng số dự án nợ vay lên 11.459 triệu đồng. Các gia đình tham gia dự án đều chấp hành đúng những quy định về sử dụng vốn, hoàn trả lãi đúng kỳ hạn. Các hộ này không những thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ mà cuộc sống của họ cũng được nâng lên rõ rệt, nhiều hộ xoá được đói, giảm được nghèo. Mức sinh ở các xã thực hiện dự án giảm rõ rệt.
ở tỉnh Lâm Đồng ngoài các dự án nêu trên còn có các dự án: Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý dân số; Nâng cao năng lực quản lý; Truyền thông tư vấn quyền trẻ em; Nâng cao quyền phụ nữ và quyền trẻ em; Cải thiện điều kiện dinh dưỡng cho trẻ em; Cấp học bổng cho trẻ em mồ côi; Tuyên truyền viên và Câu lạc bộ SKSS vị thành niên, thanh niên...
Qua giám sát, kiểm tra, đánh giá của các cấp có thẩm quyền, việc thực hiện các dự án về công tác DS - GĐ và TE ở Lâm Đồng nhìn chung đều đúng mục đích, đúng đối tượng, mang lại nhiều hiệu quả về giảm sinh, giảm tốc độ gia tăng dân số và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, ở Lâm Đồng mức sinh có giảm song chưa thực sự vững chắc. ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao (một số xã của huyện Lạc Dương cũ tỷ lệ này tới trên 50%). Mức sinh chung và mức sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng tăng ở các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đạ Huoai, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt. ở một số xã vẫn còn tình trạng ngược đãi trẻ em, trẻ em bỏ học, phạm pháp, sống lang thang... chưa có những biện pháp tích cực để giải quyết. Những hạn chế, yếu kém và những tiềm ẩn gia tăng dân số trên đây đang được Lâm Đồng tiếp tục khắc phục trong năm 2005.
Kết quả thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ở Lâm Đồng năm 2004 qua các dự án đã đạt nhiều kết quả, vì ở đây có sự chỉ đạo và thực hiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các hội quần chúng được tập trung hơn; có thực lực để hoàn thành nhiệm vụ; trong nhân dân có phong trào lôi cuốn. Nhất là có sự cố gắng lớn lao của Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh. Chính vì vậy, Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh Lâm Đồng đã được Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt Nam tặng thưởng cờ thi đua "Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2004" và được đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba./.
___________________________
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
4
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Báo chí phản biện xã hội để tạo sự đồng thuận
Báo chí không chỉ là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng mà còn là công cụ phản biện xã hội hiệu quả. Báo chí phản ánh tiếng nói, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo dư luận tích cực và thúc đẩy sự đồng thuận xã hội. Trong bối cảnh đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, vai trò của báo chí trong việc phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, góp phần tăng cường và củng cố vững chắc niềm tin giữa Đảng với nhân dân.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận