Giá trị gia đình châu Á - bí quyết phát triển thành công
Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản từ những năm 60 thế kỷ trước, rồi của 4 con rồng châu á những năm tiếp theo (Hàn Quốc, Đài loan, Singapore va Hồng Kông) và gần đây là Trung quốc, các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đã làm cả thế giới ngạc nhiên.
Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu như vậy?
Nhiều công trình đã tìm tòi và nghiên cứu, cùng đi đến kết luận rằng giá trị gia đình là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công đó.
ở Âu Mỹ, khi sinh ra mỗi cá nhân chính là tế bào của xã hội, hành động xã hội của mỗi cá nhân đều do anh ta tự chịu trách nhiệm. Con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm cùng với các lợi ích vật chất để khuyến khích anh ta. Ràng buộc giữa cá nhân và gia đình khá lỏng lẻo. Khi 18 tuổi các cá nhân thường tự chọn ngành nghề, chỗ làm việc và cả tương lai. Anh ta tự chịu trách nhiệm về công việc cũng như mọi hành vi của mình của mình, làm việc tốt hay không tốt thì cũng đơn lẻ một mình. Chính yếu tố cá nhân này đến một lúc nào đó đã làm mất đi nguồn hưng phấn tạo động lực. Của cải vật chất làm ra sự hưởng thụ cũng mất ý nghĩa vĩ thiếu sự chia xẻ.
Còn ở châu á thì khác, như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam hay Trung Quốc, khi con người sinh ra đã được sắp xếp theo tôn ti trật tự trong gia đình và xã hội. Mỗi hành vi của cá nhân vừa đại diện cho cá nhân vừa đại diện cho danh dự gia đình, dòng họ. Trái lại, gia đình cũng chịu trách nhiệm đối với mỗi cá nhân, từ chuyện học hành, việc làm và nhiều quyết định quan trọng khác trong cuộc đời. Như vậy cá nhân đó lớn lên trong sự ràng buộc giữa các mối quan hệ gia đình và xã hội. Các yếu tố này nhiều khi là áp lực cho sự phấn đấu của anh ta, nhưng lại vừa là hậu thuẫn, sức động viên niềm an ủi.
Con người, khi được lớn lên trong sự đầm ấm tình cảm của gia đình, anh ta sẽ coi trọng mối quan hệ giữa con người với con người, cũng như giũa con người với xã hội hơn, và trách nhiệm với cộng đồng của cũng khác. Lấy một ví dụ, Nga kiều ở nước ngoài gửi tiền và đầu tư về nước không đáng kể mặc dù đa số là khoa học trí thức có mức sống khá cao. Còn Hoa kiều là lực lượng chủ yếu trong việc gửi tiền, rồi các dự án đầu tư về lục địa trong những năm bắt đầu mở cửa. Cụ thể như năm 1995, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung quốc là 40 tỷ USD thì có đến 40% là có nguồn gốc của các doanh nhân người Hoa ở Hồng Kông, còn nếu tính cả luồng vốn ở các nước khác thì có đến trên 70% trong tổng FDI là có nguồn từ người Hoa ở nước ngoài. Việt kiều với số lượng không nhiều nhưng hàng năm gửi xấp xỉ 3 tỷ USD về Việt Nam, và hiện đang đầu tư nhiều công trình trong nước.
Các giá trị gia đình được thể hiện rất rõ trong triết lý quản lý của người châu á. Nếu như ở Âu Mỹ, các nhà quản lý luôn coi trọng yếu tố vật chất, và lấy nó làm phần thưởng cũng như hình phạt để thúc đẩy khuyến khích người lao động, thì ở châu á khác hẳn.
Sau một loạt thành công, nhiều học giả phương Tây đã nghiên cứu mô hình và phương pháp quản lý độc đáo ở Nhật Bản và gọi đó là phong cách quản lý hay nghệ thuật quản lý Nhật Bản. Người đầu tiên đưa ra lý thuyết này là một học giả người Nhật William Ouchi, và còn gọi đó là lý thuyết Z.
Theo lý thuyết này, mô hình quản lý kinh doanh được xây dựng dựa trên việc xây dựng một nền văn hoá truyền thống cho môi trường bên trong của doanh nghiệp. Như vậy với mô hình này, các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng công nhân làm việc suốt đời và sau đó là đời con cháu. Mỗi xí nghiệp là một gia đình lớn, một cộng đồng có liên hệ khăng khít với nhau, các hoạt động liên quan đến việc chăm lo đời sống của công nhân được chú trọng hơn, con cái thường được học hành tại các trường học do chính doanh nghiệp tổ chức, và sau này chúng đều có cơ hội làm việc tại chính nơi cha mẹ nó đã từng làm việc. Khi các công nhân mới được tuyển dụng, với tư cách là thành viên mới của gia đình, họ thường được dành một thời gian để tham quan, tìm hiểu về doanh nghiệp, về con người và những truyền thống tốt đẹp của doanh nghiệp đó. Như vậy họ cảm thấy như được sống và làm việc trong gia đình mình và giữa lãnh đạo và công nhân có sự gần gũi hơn, vì thế họ cũng có trách nhiệm hơn với doanh nghiệp, tập thể.
Sau Nhật Bản là Hàn Quốc, với các chaebol , đó chính là các tập đoàn gia đình lớn như Daewoo, Hyundai, Samsung,... Kiểu tổ chức và hoạt động các tập đoàn này cũng dựa trên kết cấu gia đình truyền thống của Hàn Quốc. Dưới sự hỗ trợ của chính phủ ngày nay các chaebol đã lớn mạnh không ngừng và làm nòng cốt cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế Hàn Quốc cũng như giúp Hàn Quốc ngày càng ảnh hưởng mạnh ra bên ngoài.
Còn ở Trung quốc, mạng lưới doanh nghiệp được tổ chức trên cơ sở gia đình của người Hoa đã lan toả khắp mọi nơi. Các mạng lưới này không những thành công ở Trung quốc mà còn thành công với hầu hết mọi nước, bất kỳ nơi nào có cộng đồng người Hoa sống.
Như vậy giá trị gia đình đã ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách tổ chức và quản lý ở châu á, nó như chất men tạo lực cho sản xuất vật chất của mỗi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
Thực ra các lý thuyết về việc kết hợp các yếu tố tâm lý, đặc biệt các giá trị truyền thống gia đình vào quản lý không phải là mới mẻ gì. Ngay từ đầu thế kỷ 20, Elton Mayo - giáo sư về tâm lý học của trường kinh doanh Harvard - đã nghiên cứu và giả thích về vấn đề này. Trong 5 năm (1927-1932), Mayo đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau và phát hiện ra rằng: ánh sáng không gây ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân; các điều kiện làm việc cũng không có hoặc ít quan hệ với năng suất; tiền lương và tiền thưởng cũng không tạo ra tác động nào đáng kể trong năng suất lao động của tập thể. Trái lại, những yếu tố có can dự đến năng suất lại là những yếu tố phi vật chất, đó là yếu tố tâm lý của người lao động, môi trường gia đình và tập thể anh ta lớn lên, sinh sống và làm việc. Những khám phá này đưa đến nhận thức mới trong quản lý, nhưng nó chỉ thật sự được ứng dụng và thành công ở châu Á.
Nếu như các nước Âu Mỹ đang đứng trước sự tan rã của gia đình, thậm chí sự tồn tại gia đình không có ý nghĩa, và vấn đề gia đình đang báo động kêu cứu. Tỷ lệ thanh niên ở nhiều nước phát triển lựa chọn cuộc sống độc thân ngày càng tăng, ví dụ như ở Pháp con số này là trên 40%. Còn tỷ lệ ly dị của nhiều nước trong một số thời kỳ còn cao hơn cả tỷ lệ kết hôn. Số trẻ em sinh ngoài giá thú ở Mỹ hơn 20%. Nhiều học giả đã cùng đồng thanh là “thảm họa quốc gia”, vì đi kèm theo nó là sự phai nhạt của các giá trị của truyền thống, luân lý đạo đức, tôn ti trật tự trong xã hội, và điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các nền kinh tế.
Trong khi đó thì gia đình truyền thống phương Đông dù là trong làn sóng hiện đại hoá, hội nhập với nền sản xuất tiên tiến Âu Mỹ lại không bị chìm mất. Những đạo đức lý luận gia đình không không những không ngáng trở con đường hiện đại hoá mà ngược lại , về mặt nào đó đã trở thành chỗ dựa cho quá trình đó. Chính những giá trị gia đình truyền thống, luân lý đạo đức là những hàng rào cản cho chủ nghĩa tự do cá nhân với mục đích là cạnh tranh để kiếm nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế thị trường, nơi mà đồng tiền được coi là vạn năng.
Sau khi chứng kiến sự tan vỡ và mất đi của các giá trị gia đình, ngày nay rất nhiều nước Âu Mỹ đang rất ngưỡng mộ và thèm muốn có được gia đình kiểu châu á.
Với Việt Nam chúng ta thì sao? Chúng ta đang trong công cuộc phát triển và hội nhập, chúng ta học tập được rất nhiều từ những xã hội khác giàu có văn minh hơn, nhưng cũng đừng quên rằng đi kèm theo đó là nhiều vấn đề, trong đó có cả sự mất đi của các giá trị gia đình. Kinh nghiệm của các quốc gia đi trước đã cho chúng ta một bài học, hãy nắm vững truyền thống và các giá trị gia đình tươi đẹp trước khi học tập những điều khác./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4).2005
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận