Hoạt động chuyển đổi số ngành báo chí - truyền thông
Sự thay đổi về cơ cấu và nhu cầu công chúng
Đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng và đặc trưng phân mảnh của các nhóm công chúng, nền công nghiệp báo chí – truyền thông số toàn cầu đang có những tăng trưởng đáng kể. Cũng theo trang web thống kê Wearesocial, tỉ lệ doanh thu từ công chúng toàn cầu (cả in và số) năm 2018 là 66 tỉ USD, tỉ lệ doanh thu từ quảng cáo (cả thị trường in và số) năm 2018 là 57 tỉ USD. Nghĩa là doanh thu toàn cầu từ công chúng đã tăng lên, vượt trội so với quảng cáo là 9 tỉ USD.
Nói về quá trình chuyển đổi số của tòa soạn, Nick Rockwell – Giám đốc công nghệ của New York Times - tờ báo luôn đi tiên phong trong đổi mới công nghệ cho rằng sứ mệnh cốt lõi của tờ báo là để phục vụ bạn đọc, dù là cung cấp thông tin thời sự theo lựa chọn của tòa soạn, hay thiết kế nội dung cá nhân hóa bằng tính năng gợi ý sử dụng thuật toán – đều hướng đến việc người đọc trở thành người đăng ký trả tiền đọc báo dài hạn (subscription).
Công chúng trở thành khách hàng trực tiếp của cơ quan báo chí, bởi các cơ quan báo chí đặt sứ mệnh phục vụ công chúng trả phí lên hàng đầu. Với tư cách là người tiếp nhận thông tin, họ được trao quyền để lựa chọn những nội dung mình muốn đọc, muốn tiếp cận – còn gọi là cá nhân hóa. Ở vai trò người sản xuất nội dung – người đọc có thể truyền đi bất cứ thông tin, thông điệp gì, với tư cách là các thành viên của xã hội được thực hiện vai trò chủ động của mình trong quá trình thu thập, tường thuật, phân tích, phát tán tin tức và thông tin. Nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content) càng ngày càng chiếm số lượng lớn với sự tham gia của nhiều cây viết có năng lực, thu hút được sự quan tâm và chinh phục được niềm tin của công chúng, một phần nào đó bởi họ không phải làm nhiệm vụ chính trị hay ít chịu các áp lực chính trị, kinh tế nặng nề như các tòa soạn chính thống.
Đổi mới sáng tạo nội dung và hình thức sản phẩm báo chí
Theo nhiều nguồn báo cáo về xu thế báo chí – truyền thông toàn cầu, các xu hướng báo chí đang và tiếp tục thịnh hành trên thế giới đều gắn một phần hay hoàn toàn với hoạt động chuyển đổi số. Đó là các xu hướng: Content personalization (Cá nhân hóa nội dung), Multi-platform (Đa nền tảng), Mobile Media, Mobile Journalism (Báo chí di động), Social Media, Social Journalism (Báo chí xã hội), Data Journalism (Báo chí dữ liệu), Innovative Journalism (Báo chí sáng tạo), Global collaborative journalism (Hợp tác toàn cầu), Digital mega-stories (Siêu tác phẩm báo chí), Podcast (file âm thanh trên mạng), Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo), Fake news and factchecking (tin giả và hoạt động kiểm chứng thông tin).
Trong báo cáo của Nic Newman video, podcast, bài báo long-form trên báo mạng điện tử thời gian tới sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Khoảng 78% lãnh đạo các công ty kỹ thuật số cho biết họ sẽ đầu tư mạnh hơn vào video trực tuyến trong năm nay do lượng người xem video trên các thiết bị di động được dự đoán sẽ tăng trưởng. Năm 2020, lần đầu tiên trong lịch sử, NPR (Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia, Hoa Kỳ) kiếm được nhiều tiền hơn từ podcast so với các chương trình phát thanh trên sóng AM/FM của đài. Những định dạng video mà các công ty truyền thông sẽ tập trung phát triển từ trong năm 2016 bao gồm video 360 độ và video phát trực tiếp (live streaming) nhằm nâng cao hơn tính chân thực của câu chuyện được truyền tải; video dạng thẳng đứng phù hợp để xem trên điện thoại di động; và thực tế ảo. Các gói tin tức dạng âm thanh sẽ tiếp tục phổ biến, phù hợp với sự phát triển của văn hóa streaming (phát qua mạng). Một số công ty công nghệ lớn như Spotify hay Clammr đều phát triển các công cụ để chia sẻ dễ dàng hơn các đoạn trích dẫn từ các tin tức dạng âm thanh có thời lượng lớn lên mạng xã hội, cho phép nhiều người tiếp cận với thông tin hơn. Các dạng gói tin tức đa phương tiện, long-form, megastory sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trên các nền tảng.
Hợp tác chống lại tin giả
Xu hướng phát triển của các báo nói chung phụ thuộc nhiều vào các thuật toán của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và Google. Việc kết nối, giao lưu, truyền thông liên cá nhân, truyền thông liên tổ chức, liên quốc gia… chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Báo chí và mạng xã hội ở hai chiến tuyến đối lập nhưng báo chí nhiều phần phải nương theo mạng xã hội để tương tác mạnh và sâu với công chúng. Cả nền báo chí truyền thông thế giới phụ thuộc vào một vài mạng xã hội lớn do sở hữu của một vài “ông lớn” công nghệ, đó là Facebook (sở hữu Instagram, WhatsApp), Google, Apple, SnapChat, Twitter… trong đó đặc biệt lớn và ảnh hưởng mạnh mẽ là Facebook, sau đó là Google. Ngay cả những cơ quan báo chí lớn mạnh và có lượng độc giả mua báo in và đăng ký phiên bản điện tử lớn như New York Times cũng tích cực sử dụng Facebook như là một kênh phát hành thông tin hiệu quả. Bên cạnh việc lan truyền thông tin và dẫn độc giả đến nội dung gốc trên trang của mình, các báo còn tích cực sản xuất nội dung phát hành trên nền tảng thứ 3 (distributed content)
Sự hợp tác còn thể hiện ở các dự án chống tin giả quy mô toàn cầu. Mạng lưới Kiểm tra Dữ kiện Quốc tế (Interational Factchecking Network - IFCN) là một đơn vị thuộc viện Poynter (Mỹ) vừa qua đầu tư rất nhiều tiền vào việc thúc đẩy sự đổi mới và thiết lập các phương pháp hay nhất trong lĩnh vực này .
Đổi mới mô hình kinh doanh hay phương thức quản trị tòa soạn
Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi các tòa soạn phải xây dựng tòa soạn hội tụ lấy hoạt động xuất bản số làm trung tâm, tái kết cấu phân chia nhiệm vụ của các nhân sự cho phù hợp, có sự thống nhất giữa các bộ phận xuất bản in (hay phát thanh, truyền hình) và điện tử. Việc hội tụ thể hiện cả về kết cấu sắp xếp vị trí chỗ ngồi, đến phân cấp phân quyền lãnh đạo các đơn vị, cho đến thiết lập các nền tảng quản trị nội dung hội tụ.
Trong tình hình mới, các tòa soạn trên thế giới cũng đang tiến tới phát triển những mô hình kinh doanh báo chí số mới có hiệu quả. Báo cáo Sáng tạo trong báo chí toàn cầu 2020-2021 của Hiệp hội các nhà xuất bản FIPP phối hợp với Tập đoàn tư vấn truyền thông Innovation (bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam) tổng kết 13 mô hình kinh doanh giúp cơ quan báo chí tăng doanh thu, trong dó tiềm năng lợi nhuận nhất là các mô hình như: Thúc đẩy tăng trưởng các đăng ký dài hạn; Tổ chức sự kiện; Hoạt động câu lạc bộ, quan hệ đối tác tốt với các nhà quảng cáo và những công ty khác cho nhóm sản phẩm/dịch vụ; Dịch vụ công nghệ thông tin, tạo phần mềm truyền thông độc đáo; Môi giới dữ liệu, có phần mềm thu thập dữ liệu tinh vi và khả năng phân tích nội bộ để nhận ra khách hàng tiềm năng và cung cấp dữ liệu tùy chỉnh; Nhượng quyền thương hiệu, cấp phép thương hiệu, sở hữu các thương hiệu mạnh và có giá trị cao; Đầu tư sáng suốt vào các công ty/dự án khởi nghiệp truyền thông có giá trị; khai thác nội dung đã xuất bản, để tái sản xuất; Xây dựng uy tín về chuyên môn giáo dục trong những lĩnh vực ngách, có độc giả trung thành…
Sản xuất nội dung báo chí chất lượng cao, dấn thân vào sản xuất báo chí dữ liệu, các dự án báo chí điều tra độc quyền, tính năng kiếm chứng tin tức giả… là những giá trị mà các cơ quan báo chí cung cấp cho công chúng của mình. Một khi đảm bảo được trách nhiệm xã hội của mình, có được lòng tin của người đọc, có được công chúng trung thành, các tòa soạn hoàn toàn có thể gia tăng những giá trị có thu phí người đọc, hoặc phối hợp các nhà quảng cáo, các nhãn hàng để có nguồn thu. Các tòa soạn tiếp tục đầu tư vào các sự kiện, ngoài việc làm thương hiệu cho mình, cũng để tăng giá trị cho khách hàng, nhấn vào những trải nghiệm của họ, trong đó có những trải nghiệm số.
Chuyển đổi số chính là chiến lược phát triển trọng tâm
Mới đây tháng 3/2020, trong Hội nghị thượng đỉnh các nhà sáng tạo số toàn cầu Digital Innovators’ Summit tổ chức tại Berlin (Đức), các lãnh đạo tổ chức cũng đều tập trung thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm các vấn đề xung quanh hoạt động vận hành và kinh doanh báo chí - truyền thông số hiệu quả.
Bỏ ra 30 triệu USD mua lại trang đánh giá sản phẩm Wirecutter để phát triển phương thức kinh doanh mới; nâng cấp hệ thống quản trị tin giúp quản lý cùng lúc nội dung trên các nền tảng khác nhau (có tên Scoop) của tờ báo 169 tuổi New York Times, hay hoạt động xây dựng tòa soạn hội tụ tại tòa soạn báo quốc gia 136 tuổi Svenska Dagbladet (Thụy Điển) đều là những ví dụ ấn tượng cho quá trình chuyển đổi số cơ quan báo chí, là mô hình đáng học hỏi trong ngành báo chí – truyền thông trên toàn cầu.
Ứng dụng công nghệ vào cải tổ tổ chức, đồng thời vẫn đảm bảo trách nhiệm xã hội của mình là nhiệm vụ quan trọng mà các toà soạn, các nhà xuất bản tin tức cần hướng đến để tồn tại và phát triển. Bản thân mỗi cơ quan báo chí cần thường xuyên cập nhật xu hướng, bổ sung kiến thức về việc sử dụng các sản phẩm công nghệ mới trong sản xuất các sản phẩm báo chí nói chung cho đội ngũ phóng viên và biên tập viên của mình. Họ cần đổi mới quản trị tòa soạn, phối hợp nhịp nhàng từ khâu lên ý tưởng, đăng bài trong hệ thống CMS, duyệt các cấp cho đến việc quản trị các nền tảng xuất bản khác nhau; tổ chức sản xuất tin bài chất lượng cao, xây dựng cơ sở dữ liệu nội dung lớn hơn, ứng dụng các mô hình kinh doanh số hiệu quả, xây dựng văn hóa tòa soạn. Trong đó, duy trì gắn kết với những độc giả trung thành nhất, tìm kiếm độc giả mới… sẽ trở thành “trái tim” của chiến lược đưa tin và kinh doanh, là chìa khóa để dẫn tới thành công./.
______________________
Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo điện tử ngày 07.01.2021
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nick Rockwell, Báo chí trong kỷ nguyên gợi ý bằng thuật toán, báo cáo tại Hội nghị các nhà sáng tạo số toàn cầu, Berlin, Đức, 3.2020.
2. Newman, N., Journalism. Media and Technology Trends and Prediction, Reuter Institute, 2017.
3. https://www.poynter.org/ifcn/.
TS Ngô Bích Ngọc
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Sách tinh gọn, hay sách tóm tắt, là một sản phẩm tuy không mới nhưng do sự phát triển của các nền tảng số cũng như mạng xã hội mà đang trở thành xu hướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này còn có nhiều vấn đề, như chưa tạo ra được lợi nhuận trực tiếp, dễ bị vi phạm bản quyền, các chế tài và quy định pháp luật tuy đã có nhưng chưa được cập nhật với tình hình thực tế, các đơn vị xuất bản vẫn còn e dè chưa phát triển mạnh. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Cục Xuất bản, In và Phát hành - trung gian kết nối các yếu tố trong hoạt động khai thác sách tinh gọn cũng như những sản phẩm phái sinh. Đồng thời, các đơn vị xuất bản cũng cần đi đầu trong khai thác bản quyền, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp, giáo dục và tuyên truyền đến các tác giả nhằm phát triển hoạt động khai sách tinh gọn cho thị trường xuất bản Việt Nam.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận