Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
Dự và chỉ đạo Hội nghị có GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; cùng đại diện lãnh đạo các Vụ chức năng: Vụ Tổ chức - Cán bộ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Quản lý Đào tạo; Vụ Quản lý Khoa học.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có, PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Học viện các thời kỳ; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, cùng toàn thể lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện và các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được khen thưởng trong năm 2022.
Năm 2022, Học viện đã hoàn thành xuất sắc các mặt công tác
Báo cáo tại Hội nghị, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện cho biết: Năm 2022 tiếp tục là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong 6 tháng đầu năm 2022, bên cạnh việc tập trung nguồn lực triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao đảm bảo tiến độ, chất lượng, Học viện tích cực triển khai các hoạt động phòng chống dịch Covid-19. Trong 6 tháng cuối năm, khi tình hình dịch Covid-19 đã ổn định, Học viện đã tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ chính trị, thích ứng trạng thái bình thường mới. Đặc biệt, tập trung thực hiện các nội dung, kế hoạch và tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của Học viện.
PGS,TS. Phạm Minh Sơn nhấn mạnh, Học viện vẫn tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện các mặt hoạt động, nhất là công tác cán bộ, công tác đào tạo và bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Uy tín của Nhà trường đối với xã hội được nâng lên, tuyển sinh đủ số lượng cử nhân và cao học; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao. Nhà trường giữ vững sự ổn định về tư tưởng, tổ chức, đời sống trong cán bộ, viên chức và người lao động; tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới và trách nhiệm được phát huy trong toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.
PGS,TS Phạm Minh Sơn cũng khẳng định, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, Ban Giám đốc cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã vượt qua những khó khăn, thách thức và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị trên các mặt công tác.
Những phương hướng trọng tâm năm 2023
Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã chúc mừng những thành tích mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Học viện đạt được trong năm 2022, đồng thời ghi nhận những nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện các mặt hoạt động của Nhà trường.
Để phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2022, khắc phục hạn chế và vượt qua khó khăn, thách thức mới trong năm 2023, GS,TS Lê Văn Lợi đề nghị Học viện cần bám sát và thực hiện thật tốt các nhiệm vụ cơ bản như: Tiếp tục coi công tác phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng và thường xuyên, đi đôi với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị; Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, đáp ứng tốt yêu cầu công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ mới; Mở rộng quan hệ với các đối tác quốc tế; duy trì và đẩy mạnh các chương trình liên kết đào tạo quốc tế phù hợp với thế mạnh và định hướng phát triển của Học viện; Tăng cường phối hợp với các vụ, cơ quan, đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương rà soát, định hướng, tham mưu để Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo thống nhất nội dung chương trình và thời gian học các chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ báo chí, xuất bản.
GS,TS Lê Văn Lợi hy vọng, với những kết quả Học viện đã đạt được trong năm 2022, bước sang năm 2023, với tinh thần trách nhiệm và phương hướng nhiệm vụ đã nêu trong báo cáo, Học viện sẽ luôn phát triển vững mạnh và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
Tại Hội nghị, các đại biểu là đại diện các đơn vị Ban Quản lý Đào tạo, Ban Quản lý Khoa học, Ban Hợp tác quốc tế đã trình bày tham luận nêu lên những phương hướng giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà trường trong thời gian tới.
Kết luận Hội nghị, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện ghi nhận những ý kiến đóng góp liên quan đến những hạn chế, thiếu sót của Học viện trong năm 2022 và khẳng định, bước sang năm 2023, Học viện sẽ đoàn kết một lòng, quyết tâm vượt qua những khó khăn, thách thức phấn đấu tiếp tục hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao đưa Học viện phát triển ngày càng vững mạnh. Thay mặt Ban Lãnh đạo Nhà trường, PGS,TS Phạm Minh Sơn đã phát động phong trào thi đua năm 2023 trong toàn Học viện.
Hội nghị đã tổng kết, đánh giá đầy đủ các mặt hoạt động của Học viện trong năm 2022 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để tiếp tục triển khai thực hiện trong năm 2023.
Học viện khen thưởng, biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc năm 2022
Tại Hội nghị, GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã trao tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho 37 tập thể và 75 cá nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm liên tục (năm 2020 và 2021) và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc có nhiều đóng góp cho Học viện trong năm 2022.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
- Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
- Bồi dưỡng phong cách công tác của chính ủy, chính trị viên ở Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở được đánh giá cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo chí, truyền thông trong nhiều năm qua. Nhưng trước những thay đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, những yêu cầu mới đã được đặt ra đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nhân lực cũng phải có những phẩm chất và kỹ năng tương ứng. Từ việc khảo sát nhu cầu của người học, một số vấn đề đã được đặt ra và có thể trở thành cơ sở quan trọng để điều chỉnh hướng phát triển trong đào tạo ngành báo chí, truyền thông tại Học viện trong thời gian tới.
Bình luận