Kết quả bước đầu trong nhiệm vụ phụ trách xã của Trường Chính trị tỉnh Gia Lai
Tháng 7.2004 nhà trường chính thức tổ chức lễ ký kết giao ước với xã. Quy định về trách nhiệm của nhà trường (thường xuyên cử 02 cán bộ - giảng viên phải có mặt tại địa bàn xã 24/24) được tham gia các cuộc họp giao ban của xã, giao ban cụm xã tiếp nhận thông tin và phản ánh kịp thời với Ban dân vận huyện uỷ để triển khai, phối hợp, xử lý ngăn chặn những tình huống xấu có thể xảy ra. Tính hết năm 2005, nhà trường đã tổ chức 39 đoàn với 84 lượt cán bộ - giảng viên xuống nằm tại địa bàn xã thực hiện nhiệm vụ.
Căn cứ theo nhiệm vụ chung của Trường, các khoa, phòng xây dựng nhiệm vụ cụ thể và phân công cán bộ, giảng viên xuống xã làm nhiệm vụ.
Khoa lý luận cơ sở, có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, về thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng.
Khoa Xây dựng Đảng và phòng Đào tạo - Tổ chức, có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho cấp uỷ Đảng về nghiệp vụ công tác Đảng và xây dựng Đảng.
Khoa Nhà nước - pháp luật và phòng Khoa học - thông tin tư liệu, có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho UBND xã về công tác xây dựng chính quyền, thực hiện pháp luật và bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn.
Khoa Lịch sử Đảng - Dân vận, có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cấp uỷ, chính quyền, mặt trận đoàn thể về công tác vận động quần chúng.
Các cán bộ xuống xã cùng tham gia sinh hoạt với chi bộ xã, trao đổi kinh nghiệm, cách thức tiến hành sinh hoạt, ghi biên bản sinh hoạt. tham mưu cho chi bộ về nâng cao nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng, quý, thủ tục kết nạp đảng viên mới và chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng “Về kết nạp đảng viên lớp tư tưởng Hồ Chí Minh”. Giúp chi bộ xây dựng quy chế hoạt động cụ thể trên cơ sở quy định số 95QĐ/TW ngày 03.03.2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng sát với tình hình thực tế của xã. Bồi dưỡng và hướng dẫn công tác nghiệp vụ của cấp uỷ cơ sở và người bí thư chi bộ; công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng ở cơ sở, quản lý đảng viên trong tình hình hiện nay.
Tham mưu cho chi bộ về nội dung phân loại đảng viên cuối năm, cách thức bỏ phiếu tín nhiệm đảng viên, hướng dẫn chi uỷ các bước tiến hành công tác quy hoạch cán bộ. Tham gia góp ý kiến về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ, dự thảo báo cáo của cấp uỷ, quy trình tổ chức đại hội. Qua những việc làm cụ thể của đoàn công tác, trong năm 2005 chi bộ đã kếp nạp được 10 thành viên mới (khối trường học 07 người), nâng tổng số đảng viên trong chi bộ lên 26 đảng viên.
Đến nay 100% số thôn, làng toàn xã đều có đảng viên. Chi bộ đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi nhiệm vụ ở xã. Phấn đấu đến giữa năm 2006, chi bộ nâng lên thành đảng bộ xã.
Từ khi có cán bộ - giảng viên của trường xuống phụ trách thời gian làm việc đi vào nề nếp, người dân đến quan hệ làm việc không còn tình trạng chờ đợi. Cán bộ công chức nào vắng bất cứ lý do gì, đều phải báo cáo, nếu nghỉ trên 1 ngày phải làm đơn xin phép (quy định này đã đưa vào quy chế, để đánh giá cán bộ công chức cuối năm).
Giúp HĐND xã thực hiện đúng chức năng là cơ quan đại diện ý chí của nhân dân, xây dựng quy chế, quy trình tiến hành các kỳ họp đúng luật, cách thức tổ chức tiếp công dân, tổng hợp ý kiến cử tri để phản ánh trong kỳ họp và cơ quan cấp trên có liên quan. Hướng dẫn thực hành tin học cho cán bộ xã, hiện cán bộ văn phòng và một số cán bộ khác đã thuần thục kỹ năng, thao tác về tin học văn phòng. Trao đổi, góp ý, tư vấn với cán bộ công chức các bộ phận chuyên môn thực hiện nghiệp vụ theo chức trách phù hợp với trình độ dân trí và tình hình địa phương.
Cùng với các thành viên UBND xây dựng quy chế hoạt động của UBND xã nhiệm kỳ 2004 - 2009, xây dựng hương ước, quy ước thôn, làng đã được bà con đồng tình chấp nhận, hướng dẫn và cung cấp kịp thời các văn bản về thủ tục “một cửa” theo quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04.09.2003 của Thủ tướng Chính phủ, các thủ tục hành chính khác cần công khai cho nhân dân biết…, nhân dân được bàn và thực hiện theo đúng quy chế dân chủ cơ sở. Giúp xã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cử 02 cán bộ chủ chốt đi học lớp trung cấp lý luận chính trị.
Cùng UBND xã tham gia , tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai của nhân dân trên 10 vụ, đã giải quyết thành 06 vụ, còn 04 vụ tiếp tục hoà giải. Phối hợp với các bộ phận chức năng, nắm chắc các đối tượng có biểu hiện chống đối, cùng xâydựng kế hoạch bóc gỡ tổ chức phản động Fulrô trên địa bàn, tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách tôn giáo; hướng dẫn bà con có nhu cầu tín ngưỡng làm các thủ tục cam kết quay trở lại sinh hoạt trong tổ chức Hội thánh Tin lành miền Nam Việt Nam đã được các cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Hiện trên địa bàn xã, đã xoá sạch ổ nhóm có dấu hiệu phản động. Thường xuyên 3 đêm/1lần cùng công an, xã đội đi tuần tra xử lý các đối tượng tạm trú bất hợp pháp, ngăn chặn trộm cắp tài sản công dân, truyền đạo trái phép, tuyên truyền lôi kéo, dụ dỗ người dân trốn đi Campuchia. Đến nay, trên địa bàn xã tình hình an ninh - chính trị tương đối bình yên.
Cùng với UBND và các tổ chức đoàn thể điều tra, khảo sát các hộ đói, nghèo, phân tích tìm nguyên nhân, để có phương án, biện pháp khắc phục. BCH công đoàn trường đã vận động toàn thể cán bộ công chức và công nhân viên - lao động trích 3 ngày lương góp vào chương trình XĐGN của huyện kịp thời cứu trợ các số hộ đói, thăm và tặng 14 suất quà (mỗi suất trị giá 100.000đ) cho các gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng. Sửa chữa lại lớp mẫu giáo ở Buôn Hoang, ủng hộ thêm một số bàn ghế cho các cháu lớp mẫu giáo trong xã. Phối hợp với trường THCS xã xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và duy trì sĩ số học sinh.
Cùng tham gia với các Ban dự án 135; 134; 132 triển khai 7/18 hộ làm được nhà và 18/32 hộ đã khoan giếng nước sạch, giao đất cho 52 hộ đồng bào 6000m2/hộ, 4.490m đường liên thôn, xã, được UBND huyện đánh giá là đơn vị điển hình, làm tốt việc bê tông hoá đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Phối hợp với phòng Kinh tế và trạm Khuyến nông huyện vận động bà con chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt đoàn công tác của trường đã phối hợp chặt chẽ với Công ty thuốc lá Nam, bước đầu hỗ trợ trồng thuốc là cho 25 hộ từ đầu vào đến đầu ra với diện tích gieo trồng 50ha (2ha/hộ -2 vụ/năm) đã tạo cho người dân, có thu nhập trung bình mỗi hộ 30 triệu/1vụ/1ha. Nhân dân đã có nhận thức thay đổi phương thức canh tác, biết lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có gía trị hàng hoá cao như điều ghép, mỳ cao sản, giống lúa mới năng suất cao, bò lai Sin… từ đó số hộ đói nghèo đã giảm rõ rệt (từ 36,4% đầu năm xuống 28% cuối năm), số hộ đủ ăn, có tích luỹ ngày càng tăng, các cháu nhỏ có điều kiện đi học ngày nhiều hơn.
Tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể theo hướng sát dân, nắm chắc hội viên, đoàn viên tạo ra một động lực thu hút ngày càng nhiều hơn quần chúng tham gia sinh hoạt trong các đoàn thể.
Xây dựng cốt cán trong nhân dân, tranh thủ già làng và những người có uy tín trong dòng họ. Kết quả cho thấy, nhiều hộ gia đình đã quay trở lại tín ngưỡng truyền thống, giữ gìn chiêng, ché và bản sắc văn hoá dân tộc. Xây dựng gia đình văn hoá mới.
Hiện đã có trên 50% số hộ toàn xã đã ký cam kết với UBND và MTTQ xã xây dựng gia đình văn hoá, thuyết phục bà con bỏ dần các tập tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ và vật chất, không tin theo lời thầy mo, mê tín dị đoàn, ốm đau phải đến trạm xá, bệnh viện chạy chữa
Qua quá trình phối hợp công tác nhà trường và xã, nhận thức của đảng viên, cán bộ, công chức xã đã chuyển biến rõ rệt. Các tổ chức mặt trận, đoàn thể đã thu hut được quần chúng và hoạt động có nề nếp, thiết thực. Hệ thống chính trị từ xã đến tận thôn, làng bước đầu hoạt động có tiến bộ. Tình hình an ninh - chính trị ổn định, nhân dân phấn khởi, yên tâm sản xuất./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 6.2006
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận