Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức (WUS)
Tham dự buổi Lễ, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS. Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có, PGS,TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS. Trần Thanh Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện.
Về phía Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức (WUS) có TS. Kamiz Ghawani, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức; TS. Bùi Công Thọ, đại diện WUS tại Việt Nam; cán bộ Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức.


Tại buổi Lễ, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện nhấn mạnh, lễ ký kết hôm nay sẽ mở đầu cho quá trình hợp tác tốt đẹp giữa hai bên trong thời gian tới. Để quá trình hợp tác phát triển bền vững, đồng chí mong rằng, thời gian tới sẽ có những đoàn cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền được sang Đức học tập, nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực như: báo chí truyền thông; cơ cấu tổ chức, hoạt động của các trường đại học của Đức; các lý thuyết chính trị hiện đại của Đức và châu Âu mà Việt Nam có thể tham khảo.

Trao đổi về định hướng hợp tác hai bên, TS. Kamiz Ghawani, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức (WUS) đã gợi mở một số chủ đề để các đoàn cán bộ Học viện sang Đức có thể học tập, nghiên cứu.

Phát biểu tại Lễ Ký kết, GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chúc mối quan hệ hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức (WUS) ngày càng tốt đẹp, bền vững trong tương lai. Đồng chí mong muốn Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức (WUS) sẽ hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu sinh, học viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về báo chí truyền thông.




Theo Thỏa thuận hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức (WUS), trong thời gian sắp tới hai bên cam kết phối hợp thúc đẩy hợp tác giảng dạy và nghiên cứu báo chí truyền thông. Cụ thể các nội dung hợp tác như: WUS hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện tại CHLB Đức; mời các chuyên gia, nhà khoa học Đức đến thỉnh giảng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lễ Ký kết hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức (WUS) đánh dấu một bước ngoặt mới trong mối quan hệ hợp tác, cùng phát triển giữa Học viện và Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức, hứa hẹn sẽ mang lại những thành quả tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng, uy tín của cả hai bên.


TS. Kamiz Ghawani, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức (WUS) tặng quà lưu niệm PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền




Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Không thể bác bỏ giá trị thời đại lý luận của C. Mác về quá trình lưu thông tư bản
Lý luận về quá trình lưu thông tư bản của C.Mác trình bày trong quyển II bộ “Tư bản” là toàn bộ sự vận động của tư bản trong nền kinh tế hàng hóa cả về chất và về lượng thông qua lý luận tuần hoàn chu chuyển tư bản. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư kéo theo những thay đổi ở lĩnh vực lưu thông, làm nảy sinh nhiều khía cạnh mới về lưu thông, những yếu tố mới đó, các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc sự lạc hậu của chủ nghĩa Mác so với thời đại. Bài viết khẳng định giá trị thời đại của lý luận về quá trình lưu thông tư bản của C.Mác, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Hà Nội, tháng 4 năm 2025 - Nhân chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (14–15/4/2025), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông giữa hai cơ quan, góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt - Trung.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Bình luận