'Lòng trong, bút sắc' với nghề
Bên cạnh những khó khăn chung, có một thực tế là chưa bao giờ các tập đoàn, tổng công ty và một số nhóm cá nhân lại có những đầu tư chiến lược như hiện nay để tăng cường hợp tác về truyền thông, bảo trợ thông tin với cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí có tên tuổi, vị thế xã hội.
Sự im lặng khó hiểu
Những hợp tác này, theo nhiều ý kiến, chính là để “mua” sự im lặng, trong trường hợp đơn vị, doanh nghiệp có vấn đề tiêu cực xảy ra; hoặc khi có những sự cố như làm ăn thua lỗ, gây ô nhiễm môi trường, buôn bán các mặt hàng không bảo đảm chất lượng..., các cơ quan báo chí sẽ được tận dụng để đăng những tin bài nói hay, nói tốt về họ.
Trong những hợp tác như trên, phía cơ quan, doanh nghiệp có thể là người chủ động tiếp cận, nếu tờ báo họ muốn hợp tác thực sự có quyền lực, và có ảnh hưởng trong lĩnh vực mà doanh nghiệp, đơn vị hoạt động. Khi đó, doanh nghiệp muốn “mua” sự im lặng, được cơ quan báo chí bảo trợ thông qua hợp đồng hợp tác truyền thông, để trong khoảng thời gian đó, cơ quan báo chí đó sẽ không đăng những thông tin bất lợi cho doanh nghiệp.
Cũng có những trường hợp phóng viên, cơ quan báo chí phát hiện được những vấn đề của đơn vị, doanh nghiệp, họ chủ động báo cho doanh nghiệp, đơn vị và không đăng tin bài.
Cũng có trường hợp cơ quan báo, tạp chí chưa có quan hệ với doanh nghiệp, nhưng trước sức ép của việc mưu sinh, của nhiệm vụ duy trì sự phát triển của cơ quan thì họ lại tìm cách “đánh động” đến các đơn vị này, thông qua những bài phủ đầu, sau đó đến làm việc để có các hợp đồng quảng cáo hoặc bảo trợ thông tin.
Vụ việc nước uống có ruồi của Tân Hiệp Phát trước đó cũng là một thí dụ minh chứng cho thực trạng này, bởi khi xảy ra sự việc, các báo đưa tin rầm rộ, sau đó chính các báo đưa tin mạnh mẽ nhất lại chuyển sang im lặng một cách khó hiểu. Có những bài báo điện tử đăng được 1, 2 tiếng rồi lại bị gỡ đi, điều đó khiến bạn đọc hoài nghi và đau xót trước thực trạng im lặng của nhiều cơ quan báo chí để đổi lấy quảng cáo.
Vụ việc loạn xe cứu thương xảy ra ở Bệnh viện Nhi Trung ương mới đây là một thí dụ. Có thông tin rằng chỉ trong tuần xảy ra sự việc, Bệnh viện nhận được tới gần 70 thư mời, hợp đồng quảng cáo, là một hiện trạng đáng phải suy nghĩ. Có thể con số thực không đến 70, nhưng việc có hay không những thư mời, những hợp đồng quảng cáo gửi đến thì tôi khẳng định là có.
Việc ở đây, nếu là một sai phạm thật xảy ra ở Bệnh viện thì lẽ ra báo chí phải có trách nhiệm vào mổ xẻ, phân tích, tìm hiểu đến cùng của sự việc để bảo vệ quyền lợi của công dân, bảo vệ quyền lợi của gia đình cháu bé gặp sự cố. Nhưng thực tế là nhiều tờ báo vào chỉ nhằm mục đích kiếm được hợp đồng quảng cáo, hợp đồng PR với Bệnh viện Nhi Trung ương thì đó là điều thực sự đáng buồn.
“Cánh tay” nối dài của doanh nghiệp
Khi sự việc xảy ra, bên cạnh những nhà báo công tâm, nhà báo có trách nhiệm lăn xả vào viết bài, cập nhật thông tin nóng tới bạn đọc, cũng có nhiều nhà báo trên danh nghĩa là phóng viên điều tra, “xông” đến để hưởng lợi, nhiều khi còn dùng thủ đoạn để doanh nghiệp phải chi tiền quảng cáo, truyền thông cho cơ quan mình.
Thí dụ như vụ việc ông Chủ tịch của trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp ở Hà Nội chém một bảo vệ của Công ty Cổ phần tu tạo và phát triển nhà bị thương, đáng ra báo chí phải vào cuộc làm rõ vấn đề, thì nhiều phóng viên lại coi đó là cơ hội kiếm quảng cáo, cho người vi phạm lên tiếng để họ mua báo, để kiếm quảng cáo, rồi viết bài tuyên truyền nói tốt cho đơn vị, cá nhân vi phạm thì quả là điều rất đáng suy nghĩ.
Cũng vì thế mà có nhiều vụ việc, đáng ra khi phát hiện, phóng viên phải báo cáo Ban Biên tập để triển khai đề tài thì họ lại im lặng, lẳng lặng tìm đến các đơn vị để có những cuộc “mặc cả” lợi ích, việc ấy là có. Khi đó phóng viên đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cơ quan, còn các cơ quan, doanh nghiệp thì “nuôi” phóng viên, “nuôi” cơ quan báo chí bằng những hợp đồng PR, quảng cáo để “mua” sự im lặng của họ.
Trong thực tế, cũng có những đơn vị có tiềm lực tài chính, để giữ “hòa khí”, đã khôn ngoan tổ chức những “tour du lịch” cho các phóng viên, lãnh đạo cơ quan báo chí từ vài người đến vài chục người tới nước này nước khác, đó chính là những “vệ tinh” cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin mà báo họ hoặc đồng nghiệp của họ chuẩn bị đăng tải liên quan đến doanh nghiệp. Khi đó, vô hình trung các phóng viên điều tra lại trở thành “cánh tay nối dài”, trở thành công cụ truyền thông của các tập đoàn, tổng công ty để che đậy những sự cố, vấn đề ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Điều này dẫn đến hệ quả là những bài báo thấm đẫm mồ hôi nước mắt, sự hy sinh của nhà báo ngày càng thiếu vắng. Thay vào đó là những bài báo đăng theo kết luận điều tra, kết luận thanh tra cứ đều đều ra đời.
Thậm chí đáng buồn hơn là có tình trạng những kết luận thanh tra, điều tra của cơ quan chức năng bị ỉm đi, phóng viên dùng thủ thuật “xin” được, đem xuống các đơn vị bị thanh tra, kiểm tra để đánh đổi lấy quảng cáo, để kiếm chác cho cá nhân, cho tòa soạn chứ không phải phục vụ bạn đọc. Điều đó dẫn đến hệ quả 1 tờ báo ký quá nhiều hợp đồng bảo trợ với quá nhiều đơn vị, doanh nghiệp nên động đến đâu cũng có quan hệ, động đến đâu cũng có sự bảo trợ.
Còn phóng viên, khi bị những hợp đồng PR, quảng cáo “vây” quanh như thế, thì lại phải viết những vấn đề có lợi cho đơn vị, doanh nghiệp, biến họ từ phóng viên điều tra những mặt trái của xã hội, trở thành người tiếp tay nói cái xấu thành tốt, từ không tốt thành tốt dù không thực chất.
Tìm giải pháp
Để giải quyết vấn đề trên, các cơ quan báo chí cần xác định đâu là những đối tác chiến lược cần hợp tác, đâu là những đối tác mà dẫu đánh đổi tiền tỉ cũng không thể hợp tác. Bởi hợp tác vô nguyên tắc sẽ dẫn đến những sự im lặng trước sai phạm, không có trách nhiệm với nhân dân, không có trách nhiệm với bạn đọc.
Nếu một công ty khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường, họ có thể “rót” vào tờ báo kinh phí truyền thông vài ba tỉ đồng, nhưng ảnh hưởng từ hoạt động khai thác của họ đến xã hội, đến người dân sẽ kéo dài vài chục năm, thậm chí cả trăm năm, thiệt hại lên đến hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng thì khi đó một nhà báo, một Ban Biên tập có lương tri liệu có làm việc ấy hay không?
Các cơ quan báo chí cũng nên có biện pháp “đảo quân”, hoán đổi vị trí phóng viên, không nên để cho một phóng viên điều tra theo dõi liên tục một cơ quan, doanh nghiệp, tránh trường hợp phóng viên bị “mua chuộc”.
Còn với những kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng, những đơn thư bạn đọc gửi đến, cơ quan báo chí cần phải công khai bàn bạc trước với Ban Biên tập, từ đó tránh được những ý đồ, động cơ mưu lợi riêng.
Song song với đó, cơ quan báo chí cũng cần nâng cao chất lượng chuyên môn, tối ưu hóa năng suất lao động và tinh giản đội ngũ. Đó là bài toán tốt nhất để phát triển tờ báo, nâng cao chất lượng thông tin phục vụ bạn đọc, đồng thời bảo đảm đời sống cán bộ, phóng viên, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực từ các hợp đồng bảo trợ thông tin./.
___________________
Bài đăng trên Tạp chí điện tử Người Làm báo ngày 21.9.2016
Vũ Văn Tiến - Tổng Biên tập Tạp chí Mặt Trận
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận