Nắm vững Luật Báo chí và pháp luật khi viết báo
Chẳng hạn, Điều 5, Luật Báo chí hiện hành quy định về trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tại khoản 1 đã quy định: Cơ quan báo chí có trách nhiệm “đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nêu rõ lý do”.
Thực tế hoạt động báo chí cho thấy, quy định này là không phù hợp, không khả thi và hầu như các cơ quan báo chí đều vi phạm, bởi hằng ngày các cơ quan báo chí nhận được khá nhiều đơn thư, bài, tin, ảnh, ý kiến của bạn đọc, bạn nghe đài, bạn xem truyền hình gửi về, có ngày cả trăm đơn, thư, ý kiến, khiếu nại, tố cáo rất phức tạp, có đơn thư không phù hợp thuần phong mỹ tục, không phù hợp quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, cơ quan báo chí phải chọn lọc khi sử dụng, phải “gác cửa” văn hóa – tư tưởng.
Tuy nhiên, Luật báo chí (sửa đổi) cũng có nhiều quy định mà khi cầm bút viết, các nhà báo cần hết sức lưu ý. Trước hết là các quy định tại Điều 9 – Các hành vi bị nghiêm cấm. So với Điều 10 (những điều không được thông tin trên báo chí) của Luật Báo chí hiện hành, thì Điều 9 Luật Báo chí mới quy định thêm nhiều nội dung mới và cụ thể hơn, trong đó cần quan tâm để tránh vi phạm các quy định dưới đây mà trong khi viết có thế mắc phải:
Một là, Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật (khoản 5, Điều 9). Luật báo chí hiện hành cũng quy định không được tiết lộ bí mật Nhà nước, mà bí mật Nhà nước ở ngành, lĩnh vực nào cũng có. Thực tế hoạt động báo chí cho thấy, đã có những nhà báo vô tình vi phạm quy định này. Vì vậy, khi thông tin trên báo về hoạt động trong lĩnh vực hoặc ngành hay sự kiện nào đó, Nhà báo cũng cần tìm hiểu xem nội dung thông tin mình định viết có nằm trong danh mục bí mật Nhà nước hay không.
Khoản 5, Điều 9 đã quy định cấm tiết lộ cấm tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân. Đây là quy định cụ thể hóa quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật đảm bảo an toàn”.
Trong hoạt động báo chí, chúng ta đã biết, những năm qua, để câu khách, bán báo, không ít tờ báo, bài báo đã quá sa đà vào các chủ đề: cướp, giết, hiếp, tình, tù, tội, rồi rút lên tít những câu chữ “giật gân”, nội dung thì đưa ra những tình tiết, trong đó khai thác khá sâu chuyện đời sống riêng tư, kể cả bí mật đời tư của những nhân vật trong bài báo. Với những quy định tại khoản 5, Điều 9 nói trên, những nạn nhân của những bài báo như vậy, từ nay đã có cơ sở để khởi kiện ra tòa những tác giả và cơ quan báo chí đã xâm phạm bí mật riêng tư của họ. Điều nay, các nhà báo không nên bỏ qua kẻo biến mình thành bị can trong vụ án hình sự hay bị đơn trong vụ kiện dân sự.
Hai là, Miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác (khoản 7, Điều 9). Để câu khách, bán báo, đã có không ít bài báo khi viết về “chuyện ấy” hoặc vụ án, nhất là những vụ trọng án như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm đã miêu tả quá kỹ các tình tiết, hành vi mà đối tượng thực hiện, làm cho nhiều người đọc cảm thấy ghê sợ. Mặt khác, việc miêu tả tỉ mỉ các hành vi đó còn phản tác dụng tuyên truyền, bởi vì chẳng khác nào như phổ biến, hướng dẫn những người đang có ý định phạm tội học cách thực hiện hành vi phạm tội. Hoặc người không có ý định phạm tội, nhưng do tò mò, hiếu kỳ có thể bộc phát vận dụng phương pháp thực hiện hành vi phạm tội như mô tả trong bài báo.
Ba là, Quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án (khoản 8 điều 9). Đây là quy định mới nhằm cụ thể hóa quy định tại Điều 31, Hiến pháp năm 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Trong hoạt động báo chí nhiều năm qua, chúng ta đã từng thấy nhan nhản trên mặt báo những bài viết về các vụ án hình sự mà đối tượng tình nghi mới bị công an bắt giữ đã bảo người ta phạm tội “giết người”, “cướp tài sản”… Nói như vậy nghĩa là đã quy kết tội danh người ta khi vụ án đang trong quá trình tố tụng, chưa có truy tố, chưa đưa ra xét xử. Việc quy kết một người nào đó phạm tội (theo quy định của pháp luật) là chức năng của Tòa án chứ không phải chức năng của báo chí. Nhà báo, khi thông tin phản ánh về các vụ án hình sự cần hiểu rõ điều này để có những lời lẽ phù hợp, không nên biến mình thành người tiến hành tố tụng mà nên lùi ra đứng ở vị trí thứ ba để quan sát một cách khách quan.
Bốn là, Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em (khoản 9, Điều 9). Khi viết về các vụ hiếp dâm trẻ em, bạo lực trong gia đình, ít nhà báo để ý đến ảnh hưởng của bài báo đối với sự phát triển của trẻ em sau này, Vì vậy đã miêu tả tỉ mỉ hành vi bạo lực, hành vi loạn luân, nói rõ tên tuổi nạn nhân, địa chỉ nơi xảy ra vụ việc đó. Điều này sẽ để lại trong dư luận ở địa phương mãi mãi. Như cổ nhân đã nói “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
Ngoài một số quy định ở Điều 9 nói trên, khi viết về các vụ án, các nhà báo cần chú ý đến quy định tại khoản 3, Điều 38 (Cung cấp thông tin cho báo chí) của Luật Báo chí (sửa đổi) (Khoản 2, Điều 7, Luật báo chí hiện hành). Khoản 3 Điều 38 quy định: “Đối với vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố mà chưa được xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.
Năm là, Cần lưu ý đến quy định tại Điều 40 Luật báo chí (sửa đổi), quy định về: Trả lời phỏng vấn trên báo chí. Đây là quy định mới (so với Luật báo chí hiện hành) được pháp điển hóa từ Quy chế phỏng vấn trên báo chí. Quy định tại Điều này đòi hỏi người phỏng vấn phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn; Trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý (khoản 1). Khoản 2 Điều này quy định: “Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó. Đây là quy định nhằm bảo đảm nội dung trả lời phỏng vấn phù hợp với mục đích, yêu cầu của cuộc phỏng vấn và nội dung vấn đề phỏng vấn, tránh sự hiểu nhầm không đáng có./.
_____________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo ngày 25.7.2016
Vũ Thế Lân
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Sách tinh gọn, hay sách tóm tắt, là một sản phẩm tuy không mới nhưng do sự phát triển của các nền tảng số cũng như mạng xã hội mà đang trở thành xu hướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này còn có nhiều vấn đề, như chưa tạo ra được lợi nhuận trực tiếp, dễ bị vi phạm bản quyền, các chế tài và quy định pháp luật tuy đã có nhưng chưa được cập nhật với tình hình thực tế, các đơn vị xuất bản vẫn còn e dè chưa phát triển mạnh. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Cục Xuất bản, In và Phát hành - trung gian kết nối các yếu tố trong hoạt động khai thác sách tinh gọn cũng như những sản phẩm phái sinh. Đồng thời, các đơn vị xuất bản cũng cần đi đầu trong khai thác bản quyền, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp, giáo dục và tuyên truyền đến các tác giả nhằm phát triển hoạt động khai sách tinh gọn cho thị trường xuất bản Việt Nam.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận