Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phấn đấu giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế nước ta
Hiện nay trên phạm vi cả nước có hơn 40 triệu lao động (chiếm gần một nửa dân số), trong đó theo Tổng cục Thống kê thì có tới hơn 80% lao động chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật, như vậy nền kinh tế nước ta về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng lao động thủ công là chủ yếu. Đặc biệt tại khu vực kinh tế nông thôn có tới 93% số lao động nông thôn chưa qua đào tạo. Theo chấm điểm và xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới về sức cạnh tranh của chất lượng lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam đạt 32 điểm. Và các nhà kinh tế cảnh báo là các nền kinh tế có chất lượng lao động dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì thế năng suất lao động của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước ở trong khu vực: thấp hơn Indonesia là 2,1 lần, thấp hơn Philippines 3,2 lần, thấp hơn Thái Lan 4,4 lần.
Nhà nước cũng đã đề ra mục tiêu là: Phấn đấu đến 2005 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 30% và phấn đấu đến năm 2010 là 40%, nhưng thực tế với mức phấn đấu đó thì quả là một con số còn khá khiêm tốn khi mà chúng ta đang từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri thức – một dạng thức mới của kinh tế thế giới (đặc trưng là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, chất sám chiếm tỷ lệ chủ yếu trong giá thành sản phẩm). Thiết tưởng các con số trên cần được điều chỉnh lại theo hướng gia tăng hơn nữa để phù hợp với bước phát triển mới của nền kinh tế – nền kinh tế hội nhập. Vì rằng đó là con đường ngắn nhất để gắn liền tri thức khoa học với lao động xã hội, yếu tố quyết định đến đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
Điểm mấu chốt ở đây, xét trên phương diện tổng thể của nền kinh tế cần phải nâng cao hơn nữa các kỹ năng thực hành và sự vận hành các quy trình sản xuất cho lực lượng lao động thuộc mọi lĩnh vực của các ngành kinh tế quốc dân. Bởi vì xã hội ta, xét trên một góc độ nào đó hiện đang có tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thiên về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học mà xem nhẹ đào tạo bậc cán sự (trung cấp) và đào tạo nghề (công nhân kỹ thuật) mà đây mới là lực lượng chủ đạo trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội, dẫn đến tình trạng lãng phí và sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực của toàn xã hội (mặc dù mức bình quân số người có trình độ đại học trên 1000 dân của nước ta vẫn thấp hơn so với mức bình quân của các nước trong khu vực, song vấn đề cần phải tính là hiệu quả thiết thực của từng loại hình đào tạo đối với nền kinh tế, xem nó có tác động trực tiếp tới sự tăng trưởng kinh tế không, để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp). Thực tế cho thấy hiện cả nước có khoảng 1 triệu sinh viên cao đẳng đại học nhưng chỉ có 200.000 học sinh trung học chuyên nghiệp và khoảng 180.000 học sinh học nghề dài hạn. Như vậy, chúng ta đã quá thiên về đào tạo đại học, cao đẳng mà xem nhẹ đào tạo bậc cán sự và công nhân kỹ thuật. Vì thế không tương thích với những đòi hỏi rất lớn về nguồn lao động cần có tay nghề cao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đang phát triển rất mạnh ở nước ta. Thực tế cho thấy, ở Đồng Nai hiện có khoảng 100.000 lao động chưa có việc làm nhưng vẫn không đáp ứng được 85.000 chỗ làm việc cho các khu công nghiệp trong tỉnh, tại các khu công nghiệp Thủ Đức, Tân Thuận… Số lao động tại địa phương chỉ đáp ứng được 2/3 nhu cầu lao động cần thiết trong khu công nghiệp. Mặt khác các doanh nghiệp mới được thành lập, kể cả các trang trại cũng rất cần nguồn nhân lực đã qua đào tạo. Do vậy, tăng cường phát triển và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống các trường dạy nghề phải được trú trọng, đặc biệt phải gắn liền với các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, nhằm đáp ứng các nhu cầu rất đa dạng về nguồn nhân lực của các thành phần kinh tế. Đây chính là con đường ngắt nhất và ít tốn kém để có thể nhanh chóng đưa tri thức vào sản xuất.
Trong thời đại bùng nổ thông tin và kinh tế tri thức thì việc đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực phải được tiến hành thường xuyên liên tục, nhất là tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, đó cũng chính là một trong những biện pháp quan trọng làm gia tăng nhanh chóng hàm lượng chất xám trong giá thành sản phẩm, từ đó góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường. Thực tế cho thấy rằng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp gắn liền với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học mà điển hình là sự thành công nhanh chóng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học là một minh chứng (các doanh nghiệp loại này rất chú trọng đến khâu đào tạo nhân lực và nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới cho nên tạo ra được nhiều sản phẩm với chất lượng cao mà giá thành hạ). Hiện tại trong các doanh nghiệp của ta mức đầu tư bình quân cho công tác đào tạo và nghiên cứu còn rất thấp, chưa tới 0,5% doanh thu, trong khi đó ở các nước phát triển con số này là 5 – 6% doanh thu, lớn hơn gấp 10 so với Việt Nam, đó cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu kém của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Chính vì thế công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp cần gắn liền với công tác nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện công tác quản lý, và xem đó như là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong tổng thể chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, và cần xem đây là khâu đột phá quan trọng để gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tại thị trường nội địa cũng như trên thị trường thế giới trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt hiện nay.
Nền kinh tế nước ta hiện nay còn thiếu nhiều nguồn lực phát triển. Vốn đầu tư còn phải đi vay, không những vay ở trong nước mà còn vay của nước ngoài, phải trả cả vốn và lãi, còn chịu ảnh hưởng của sự tăng lên của tỷ giá. Khoa học – công nghệ còn phải đi mua thông qua việc nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với một lượng ngoại tệ mấy năm nay lên đến 1,5 tỷ USD. Để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, cũng còn phải tốn nhiều ngoại tệ để nhập nguyên phụ liệu, có loại lên đến 80 – 90%... Thực trạng đó đặt ra trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực vay thất nghiệp là vấn đề đáng lưu ý hơn cả. Thất nghiệp là một trong 4 đỉnh của “tứ giác mục tiêu” (tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Thất nghiệp không những là biểu hiện trực tiếp của việc chưa sử dụng hết lực lượng lao động, mà còn làm cho thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán của dân cư chưa tương ứng với quy mô dân số mà các nhà đầu tư nước ngoài lúc đầu tưởng rằng Việt Nam có dân số đông thì dung lượng thị trường sẽ rất lớn (và đây là một trong những nguyên nhân không nhỏ làm cho đầu tư nước ngoài bị sút giảm mạnh so với những năm 1995, 1996). Thất nghiệp là một nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ lệ nghèo chung còn cao cũng như sự phân hoá giàu nghèo của các tầng lớp dân cư tiếp tục gia tăng. Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nhiều tệ nạn xã hội do “nhà cư vi bất thiện” làm phát sinh, trở thành bức bối mà nhiều gia đình cũng như cộng đồng xã hội đã phải tốn nhiều tiền của, công sức để khắc phục những chuyển biến còn chậm, có tệ nạn còn bức bối hơn.
Chúng có thể rất vui mừng khi thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị đã giảm liên tục trong mấy năm qua.
Song, tỷ lệ thấp nghiệp hiện nay ở nước ta có một số vấn đề đáng chú ý.
Nếu nước ta thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp như nhiều nước phát triển đã làm, thì có nhiều người sẽ không làm những công việc mà xã hội cho rằng không được “vinh quang” cho lắm.
Nếu nhìn kỹ vào cơ cấu tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị thì cũng còn nhiều vấn đề. Theo nhóm tuổi, ở nhóm càng trẻ thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao.
Theo trình độ chuyên môn, thì thất nghiệp không chỉ có ở nhóm lao động chưa qua đào tạo mà còn ở nhóm lao động đã qua đào tạo.
Trong tổng số lao động thất nghiệp ở thành thị, số người chưa tìm được việc làm sau khi thôi học hoặc tốt nghiệp các cơ sở đào tạo chiếm tới k73,7%. Đây là con số rất đang quan tâm bởi những thất nghiệp này có sức khoẻ, có trình độ học vấn, tay nghề…
Theo mức độ thất nghiệp, số người thất nghiệp dài hạn (từ 12 tháng trở lên) chiếm 56,7%, từ 6 đến 12 tháng chiếm 78,1%; còn từ 1 đến dưới 6 tháng chiếm 18,2% và dưới 1 tháng chỉ chiếm 3,7%.
Bên cạnh vấn đề thất nghiệp ở khu vực thành thị là vấn đề tỷ lệ thời gian lao động ở khu vực nông thôn chưa được sử dụng.
Chúng ta cũng có thể rất vui mừng khi tỷ lệ này đã giảm trong mấy năm qua. Nhưng đó vẫn còn là tỷ lệ lớn. Do tỷ trọng lực lượng lao động ở nông thôn còn khá lớn, nên nếu quy số thời gian chưa được sử dụng trên ra số người thất nghiệp thì tỷ lệ số người chưa có việc làm của cả nước lên đến khoảng 15%.
Đáng lưu ý, trong khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn lớn thì tốc độ tăng dân số lại đang cao trở lại. Tốc độ này sau một thời gian khá dài liên tục giảm xuống, thì năm 2003 đã tăng 1,47%, năm 2004 nước tăng 1,44% và trong kế hoạch năm 2005 vẫn còn đề ra là 1,42%.
Theo đó, cả 2 mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra là giảm tỷ lệ sinh trong thời kỳ 2001 – 2005 bình quân 1 năm 0,4 – 0,5% và tốc độ tăng dân số chỉ còn 1,235% vào năm 2005 đều không đạt được. Hơn thế nữa ở nông thôn, mức diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người đang giảm mạnh do dân số tăng lên và đất dành để xây dựng khu công nghiệp, làm đường giao thông, xây dựng khu đô thị mới, xây dựng nhà ở ngày càng nhiều.
Vấn đề đặt ra là cần phát triển mạnh hơn nữa các thành phần kinh tế, bởi chính khu vực thu hút được nhiều nhất số lao động tăng thêm (số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2004 là 42.391,1 nghìn người tăng 12.916,7 nghìn người, chỉ chiếm 8,4% tổng số tăng, còn khu vực ngoài Nhà nước tăng 11.823,3 nghìn người, chiếm tới 91,6% tổng số tăng).
Theo mục tiêu Đại hội IX, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp – thuỷ sản đến năm 2005 còn 56 – 57% và đến năm 2010 còn 50%; khu vực dịch vụ tương ứng đạt 22 – 23% và 26 – 27%. Theo kết quả điều tra lao động – việc làm của Bộ lao động – thương binh và xã hội tính đến 1/7/2004 tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp – thuỷ sản là 57,9%, trong khu vực công nghiệp – xây dựng là 17,4% và trong khu vực dịch vụ là 24,7%, thì tỷ trọng lao động của khu vực công nghiệp – xây dựng gần như chắc chắn không đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2005. Ngay cả tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp – thuỷ sản cũng không dễ thực hiện được mục tiêu đề ra. Vấn đề là không chỉ xét thuần tuý về số lượng lao động như trên, mà quan trọng hơn là năng suất lao động. Năng suất lao động chung tính bằng GDP đạt khoảng 16,% triệu đồng, trong đó của khu vực nông, lâm nghiệp – thuỷ sản còn rất thấp (chỉ vào khoảng trên 6,3% triệu đồng)m thấp hơn nhiều so với 38,8 triệu đồng của khu vực công nghiệp – xây dựng và 26 triệu đồng của khu vực dịch vụ (khu vực dịch vụ năng suất thấp vì lao động kiêm nhiệm).
Vấn đề đặt ra là phát triển mạnh các khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ để thu hút lao động từ nông nghiệp sang. Muốn vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên trong việc phân bổ nguồn vốn của ngân sách cũng như cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư có nhiều vốn ở khu vực thành thị (đang được dùng để đầu tư vào bất động sản, thậm chí tiêu xài) đưa về nông thôn phát triển công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, bởi ở đây vừa có giá đất rẻ, có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công thấp, gần nguồn nguyên liệu, chi phí để xử lý môi trường vừa rẻ, vừa thuận lợi hơn, lại đạt được mục tiêu đô thị nông thôn, khắc phục được tình trạng lao động nông thôn kéo ra thành phố ồ ạt, tự phát không kiểm soát được.
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo mặc dù đã tăng lên trong thời gian qua, nhưng cũng còn không ít vấn đề cần tiếp tục được quan tâm giải quyết.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của cả nước tính đến 1/7/2004 mới đạt 22,5%, mặc dù đã tăng 1,5% so với tỷ lệ cùng kỳ năm trước, nhưng so với mục tiêu 30% đề ra đến năm 2005 và 40% đề ra năm 2010 thì còn rất thấp, gần như không thể thực hiện được. Theo giới tính, tỷ lệ lao động qua đào tạo của nữ còn thấp hơn, mới đạt 18,2%. Theo vùng lãnh thổ, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo đạt cao nhất ở đồng bằng sông Hồng (31,9%) và Đông Nam Bộ (31,8%), đạt thấp nhất là Tây Bắc chỉ đạt 11,3%. Sự cách biệt tỷ lệ như vậy là khá lớn, lên tới trên 2,8 lần.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo vẫn còn nhiều bất cập so với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và kỹ năng, tay nghề. Riêng về cấp trình độ, thì tỷ lệ đã qua đào tạo nghề (cả ngắn hạn và dài hạn, không phân biệt là có hay không có chứng chỉ) đạt 13,3%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp đạt 4,4%, tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên đạt 4,8%. Nếu coi tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 1 thì tỷ số các cấp trình độ tốt nghiệp cao đẳng, đại học/trung học chuyên nghiệp/đào tạo nghề như sau: 1/0,98/3,02. Đây là một sự bất hợp lý so với tỷ số của các nước (1/4/10), trong khi tỷ lệ tuyển mới vào các trường vẫn tiếp tục theo chiều hướng “thiếu thợ nhiều hơn thiếu thầy”./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận