Nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí Việt Nam bằng đào tạo chuyên nghiệp và nghiên cứu chuyên nghiệp
1. Bốn yếu tố để đào tạo chuyên nghiệp các nhà báo chuyên nghiệp
Đào tạo và nghiên cứu báo chí truyền thông là một lĩnh vực đặc biệt, không chỉ thu hút sự quan tâm của giới học thuật mà còn của cả ngành truyền thông đại chúng với nhiều ý kiến đan xen, trái ngược nhau. Trong khi nhiều ý kiến cho rằng báo chí là một nghề đòi hỏi kỹ năng tác nghiệp và mang tính thực hành cao, thì việc đào tạo báo chí truyền thông tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam vẫn phần lớn được thực hiện một cách “tầng bậc” trên giảng đường, từ cử nhân, đến thạc sỹ, tiến sỹ, nặng về lý thuyết. Đồng thời, trong khi đào tạo báo chí truyền thông ở Việt Nam bị phê phán là nặng về lý thuyết, thì nhiều ý kiến lại cho rằng việc nghiên cứu lý luận báo chí truyền thông ở Việt Nam bị xem nhẹ và chưa thực sự hữu ích đối với ngành công nghiệp truyền thông.
Lịch sử đào tạo báo chí truyền thông ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, việc đào tạo phóng viên ban đầu chỉ được thực hiện ở các tòa soạn. Nhiều người còn cho rằng báo chí là một nghề chỉ có thể trau dồi qua cách học trên đầu việc (learning on job) và “một nhà báo xuất chúng có thể chẳng cần qua trường lớp nào cả” (Hugh Stephenson 1996, tr.23). Bởi vậy, ngay ở Anh, một trong những chiếc nôi của báo chí thế giới, nơi tờ báo đầu tiên bằng tiếng Anh xuất hiện ở London từ năm 1665, và đài phát thanh đầu tiên ra đời từ năm 1922, thì đào tạo báo chí với tư cách là một ngành học ở bậc đại học chỉ xuất hiện từ năm 1971.
Ở các nước phát triển trên thế giới, ngay cả khi ngành báo chí truyền thông được khẳng định là một ngành khoa học xã hội, có phương pháp và đối tượng nghiên cứu đặc thù, thì việc đào tạo báo chí truyền thông vẫn không giống như đào tạo cử nhân của bất kỳ ngành khoa học xã hội nào khác. Điểm cơ bản nhất trong việc đào tạo báo chí truyền thông là phải “cho ra lò” những người “thạo việc”, có kỹ năng săn tin, viết bài, biết cách ghi âm, sử dụng máy quay, biết thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, biết cách tổ chức sự kiện, biết làm truyền thông hợp tác và tiếp thị, quảng cáo. Cũng chính bởi vậy, rèn luyện kỹ năng làm báo luôn là ưu tiên số một trong các trường đào tạo báo chí truyền thông nước ngoài.
Trong khi đó, ở Việt Nam, các chương trình đào tạo báo chí còn nặng về lý thuyết, kỹ năng thực hành chỉ bao gồm các thao tác đơn giản. Bên cạnh sự thiếu hụt nghiêm trọng về máy móc, trang thiết bị là sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên thực hành để hướng dẫn sinh viên. Việc hướng dẫn sinh viên sáng tạo tác phẩm báo chí cũng rất khó thực hiện vì nhiều giảng viên báo chí chưa bao giờ làm báo thực sự. Chính vì vậy, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, nhưng vẫn không có đầy đủ các kỹ năng về nghề để viết báo, hay sản xuất chương trình phát thanh - truyền hình.
Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng không phải là điểm mấu chốt nhất trong việc đào tạo một nhà báo chuyên nghiệp. Bởi lẽ, đào tạo báo chí không giống như đào tạo kỹ sư điện hay chế tạo máy. Hoạt động báo chí là hoạt động thông tin chính trị - xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, không một lực lượng cách mạng nào không dùng báo chí làm phương tiện tuyên truyền cho mục đích, tôn chỉ và tập hợp lực lượng quần chúng; không một giai cấp thống trị nào không nắm lấy bộ máy thông tin tuyên truyền báo chí để góp phần củng cố và điều hành xã hội. Có nghĩa là, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của việc đào tạo báo chí truyền thông không chỉ là kỹ năng, nghiệp vụ, mà phải đào tạo một cách toàn diện kiến thức chung về văn hóa, xã hội, nhưng quan trọng và đặc biệt nhất là đào luyện về chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo.
Bên cạnh đó, hiệu quả của ngành báo chí truyền thông chỉ đạt được khi người học nắm vững kiến thức lý luận về truyền thông và truyền thông đại chúng, hiểu rõ quy luật phát triển của truyền thông đại chúng trong xã hội, cũng như mô hình hoạt động kinh tế của ngành công nghiệp này. Nghiên cứu báo chí truyền thông phải thực sự đóng góp giải pháp giúp cho ngành công nghiệp báo chí truyền thông phát triển, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa, đổi mới, phát triển theo mô hình kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa; khi mô hình cho sự phát triển của ngành công nghiệp báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay chưa từng có tiền lệ trên thế giới.
Nói cách khác, bốn yếu tố then chốt của việc đào tạo có tính chuyên nghiệp về báo chí truyền thông là phải có sự kết hợp hài hòa giữa nền tảng chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiến thức chung về văn hóa xã hội; kiến thức chuyên sâu về lý luận báo chí truyền thông và kỹ năng nghiệp vụ tác nghiệp báo chí. Hạn chế và bất cập của việc đào tạo báo chí truyền thông trong thời gian qua là minh chứng cho sự nhận thức chưa đầy đủ về lĩnh vực đào tạo đặc thù này.
2. Nghiên cứu chuyên nghiệp để xây dựng nền tảng và định hướng cho hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
Hơn hai thập niên trước đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong sự phát triển của quốc gia bằng cách chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Kinh tế thị trường (KTTT) là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội; trong đó, quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường. Vì thế KTTT không chỉ là “công nghệ”, là “phương tiện” để phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế - xã hội. Nó không chỉ gồm lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất. KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của KTTT, vừa chịu sự chi phối của các nhân tố định hướng XHCN. Vì thế, KTTT ở nước ta vừa có những đặc trưng chung, phổ biến của mọi nền KTTT, vừa có những đặc trưng mang tính đặc thù - định hướng XHCN.
Sự đổi mới về kinh tế không chỉ đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới thành một trong những đất nước thành công nhất trong việc phát triển kinh tế, mà còn có tác động mạnh mẽ đến nền báo chí truyền thông ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ đầu những năm 1990 đến 2010, ngành công nghiệp truyền thông ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các sản phẩm truyền thông, quy mô của ngành công nghiệp báo chí, lợi nhuận từ quảng cáo, cùng với đó là “độ nóng” trong cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí truyền thông.
Không chỉ gia tăng về số lượng, mà quan trọng hơn là sự thay đổi trong tư duy làm báo ở Việt Nam sau Đổi mới. Thực hiện chủ trương “phê bình, tự phê bình” và “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” do Đảng phát động, thay vì tuyên truyền một chiều như giai đoạn trước đây, báo chí truyền thông ở Việt Nam đã trở thành kênh thông tin quan trọng, phản ánh khá toàn diện cuộc sống, và thể hiện tiếng nói của đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Sau Đổi mới, báo chí Việt Nam là mô hình truyền thông kết hợp giữa nguyên tắc bất di bất dịch - “báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước” - với những nguyên tắc của nền cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Trong mô hình này, cơ quan báo chí tự hạch toán kinh tế, không chỉ phát hành sản phẩm truyền thông, thu hút quảng cáo, mà còn triển khai các hoạt động kinh doanh đa dạng với xu hướng phát triển thành tập đoàn báo chí, nhưng tất cả đều không tách rời sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Nền báo chí truyền thông Việt Nam sau Đổi mới là hình mẫu hòa trộn giữa nền báo chí Nhà nước với nền báo chí có yếu tố kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Theo mô hình này, có sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí, có sự đa dạng hoạt động của các công ty truyền thông, trong bối cảnh nguồn tài chính bao cấp của Nhà nước ngày càng thu hẹp lại, dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp quảng cáo.
Từ nền báo chí “đơn chức năng” (theo cách gọi của Schramm), báo chí Việt Nam đã trở thành nền báo chí “đa chức năng”, không chỉ tập trung tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, mà cung cấp thông tin, tạo ra dòng chảy liền mạch, tạo nên chất kết dính về thông tin chặt chẽ giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân. Báo chí Việt Nam không chỉ dừng lại ở chức năng phản ánh đời sống xã hội mà còn có thêm chức năng phản biện xã hội. Báo chí Việt Nam từ chỗ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, đã và đang trở thành diễn đàn của đông đảo quần chúng nhân dân.
Đảng và Chính phủ Việt Nam không lãnh đạo báo chí theo cách “cầm tay chỉ việc”, mà bằng định hướng tư tưởng, và bằng cách tạo lập hành lang pháp lý cho báo chí hoạt động. Việt Nam đã điều chỉnh Luật Báo chí và hệ thống văn bản pháp luật năm 1989 và 1999, đồng thời ban bố nhiều văn bản pháp luật trong thời gian qua. Từ năm 1990 đến nay, có 47 văn bản pháp luật liên quan đến báo chí được ban hành, trong đó, chỉ trong hơn 2 năm sau khi Việt Nam ra nhập WTO (tính riêng từ 2006 - 2009), đã có 24 văn bản, nghị định, chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí. Đây có thể được coi là giai đoạn mà Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến báo chí truyền thông nhiều nhất kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Như vậy, sự chuyển đổi từ nền báo chí đơn chức năng sang đa chức năng không làm suy yếu, giảm sút sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với báo chí, mà ngược lại, là động lực để báo chí phát triển. Xu hướng phát triển mới đang đặt ra những đòi hỏi mới, phức tạp hơn và ở tầm cao hơn cho công tác quản lý nhà nước về báo chí, đặc biệt là ở khả năng dự báo chiến lược nhằm tạo điều kiện để báo chí phát triển nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Vấn đề của giai đoạn hiện nay là chuyển đổi tư duy quản lý báo chí, từ tư duy “Quản lý được đến đâu thì mở đến đó” đến tư duy “Quản lý phải theo kịp với yêu cầu của phát triển”, và hiện nay là “Quản lý phải thúc đẩy phát triển”.
Do sự khác biệt với các nước phương Tây về thể chế chính trị, hoàn cảnh địa phương, yếu tố lịch sử và các giá trị văn hóa, xã hội - những yếu tố được coi là cơ bản để tạo nên những mô hình và chế định chức năng, nhiệm vụ của các nền báo chí truyền thông khác nhau trên toàn thế giới (Zelizer 2004, tr.154-157; Halin và Macini 2004; Gunaratne 1999) - báo chí Việt Nam có mô hình phát triển và những chức năng, nhiệm vụ khác hẳn với báo chí ở các nước tư bản. Và nghiên cứu báo chí chuyên nghiệp là phải chỉ ra những giá trị cốt lõi, định hướng cho sự phát triển của nền báo chí Việt Nam trong tương lai.
Báo chí Việt Nam có vai trò quan trọng là bộ phận tiên phong trong công tác tư tưởng của Đảng, có nhiệm vụ quan trọng là tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đóng góp hữu ích vào công cuộc đổi mới của đất nước, đồng thời là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Và do vậy, quan niệm “báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư” - bên cạnh cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp - xuất hiện từ thế kỷ 18 và hiện rất phổ biến ở các nước phương Tây hiện nay (Moy và Scheufele 2000, tr.744; Zelizer 2004, tr.147), không phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia ở phương Đông, nơi triết lý Nho giáo vẫn còn có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, thậm chí, triết lý này đã góp phần quan trọng giúp nhiều quốc gia trong khu vực như Nhật Bản và “bốn con rồng châu Á” xác lập vị trí kinh tế khiến thế giới vì nể. Triết lý của đạo Khổng luôn đặt quyền lợi của xã hội lên trên quyền lợi của gia đình, đặt quyền lợi gia đình lên trên quyền lợi cá nhân, trong khi nhận thức giá trị bản thân (self-realisation) lại được coi là một trong những giá trị cao nhất của xã hội phương Tây.
Một điểm thú vị là báo chí ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á và khu vực Đông Nam Á có nhiều điểm chung trong một hình mẫu báo chí trên cơ sở ý thức quốc gia dân tộc (Đặng Thị Thu Hương 2001b). Báo chí ở châu Á gắn liền với những giá trị phương Đông, trong đó, nổi bật lên sự song hành giữa tự do báo chí và trách nhiệm xã hội: đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân, báo chí đồng hành cùng với sự phát triển của quốc gia dân tộc (Mehra 1989 trích theo Gunaratne 1999, tr.207). Đây chính là lí do cơ bản cho sự đồng thuận giữa báo chí và chính quyền ở các quốc gia châu Á, mà tiêu biểu là Trung Quốc, Việt Nam, Singapore…
Tuy Việt Nam và nhiều quốc gia ASEAN có một số điểm chung trong hình mẫu báo chí mang đậm ý thức quốc gia dân tộc, theo nghĩa là báo chí cùng với chính quyền xây dựng sự đồng thuận trong xã hội để cùng phát triển bền vững (Đặng Thị Thu Hương 2001b), thì hình mẫu của báo chí Việt Nam vẫn có những sắc thái rất khác biệt so với các quốc gia khác trong khu vực. Trong khi Thái Lan và Philippines chịu ảnh hưởng khá sâu sắc báo chí phương Tây; Singapore, Malaysia, Indonesia đang áp dụng cơ chế nửa quản lý báo chí (semi-controlled press) (Guanarate 1999, p.208; Busch 2004, p.9), thì ở Việt Nam, báo chí đặt toàn hoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Tất cả những thay đổi này đang tạo ra một diện mạo mới cho báo chí Việt Nam, tạo ra những chức năng, nhiệm vụ mới, và nguyên tắc hoạt động mới mẻ cho nền báo chí cách mạng của nước ta. Với tính Đảng xuyên suốt, báo chí Việt Nam cần chủ động tạo dựng, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp truyền thông vừa đáp ứng yêu cầu về chính trị, vừa tạo nên thành quả kinh tế của một ngành công nghiệp quan trọng phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, và trên hết, phải là đại diện cho tiếng nói của đông đảo công chúng Việt Nam.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu báo chí truyền thông ở Việt Nam vẫn chưa được đánh giá và quan tâm đúng mức. Các nghiên cứu về báo chí truyền thông còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chưa đóng góp hiệu quả cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp truyền thông, cũng chưa tạo nên định hướng cho sự phát triển chuyên nghiệp của ngành công nghiệp này trong xu thế phát triển của nền KTTT theo định hướng XHCN.
Và bởi vậy, đẩy mạnh nghiên cứu báo chí truyền thông, với tư cách là một ngành khoa học, có nền tảng lý luận, có đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đặc thù là yếu tố quan trọng, là động lực nâng cao chất lượng đào tạo về báo chí truyền thông một cách bài bản và chuyên nghiệp; đồng thời, quan trọng hơn là tạo lập nền tảng lý luận vững chắc, tạo tiền đề, định hướng cho sự phát triển đúng đắn của nền báo chí cách mạng và chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
______________________________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 7.2011.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. BUSCH, W. (ed.) (2004), The Asia Media Directory, Konrad Adenauer Foundation (Singapore).
2. Đặng Thị Thu Hương (2009), Đào tạo báo chí tại Vương quốc Anh, Tạp chí Người làm báo, số 10.
3. Đặng Thị Thu Hương (2001a), Quản lí báo chí trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Người làm báo 1, tr. 5-8.
4. Đặng Thị Thu Hương (2001b), Ý thức quốc gia dân tộc của báo chí ASEAN, trong cuốn: Báo chí - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia HN.
5. ESTERLINE, J.H (1988), Vietnam in 1987: Steps towards Rejuvenation. Asian Survey, 28 (1), 86-94, Published by University of California Press.
6. GUNARATNE, S.A (1999), The Media in Asia: An Overview. In: International Communication Gazette, vol. 61 (3-4), p.197 - 223.
7. GUNARATNE, S.A (2002), Freedom of the Press: A World System Perspective. In: International Communication Gazette, vol. 64 (4), p. 343 - 369.
8. HAI AU (2005), Review of the articles ‘Things That Must Be Done Immediately”, 2005, VietnamNet, Available from.
9. HUANG, C (2003), Transitional Media vs. Normative Theories: Schramm, Altschull, and China, Journal of Communication, September 2003, 444-459.
10. Hữu Thọ (1997), Tình hình và nhiệm vụ báo chí xuất bản trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong cuốn: Tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lí công tác báo chí xuất bản, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương - Bộ Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
11. LAMBETH, E.B., 1995, Global media philosophies, In: J.C. Merrill (ed.), Global Journalism: Survey of international communication. New York: Longman, p.3-18.
12. Lê Đình Đạo (2003), Định hướng nghiên cứu phát triển phát thanh thương mại, Đề án khoa học năm 2003 của VOV.
13. SCHRAMM, W (1963), The Soviet Communist Theory, In Siebert (ed). Four theories of the Press, The University of Illinois, p.105-146.
14. Trần Hữu Quang (2001), Diện mạo của công chúng truyền thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
15. ZELIZER, B (2004), Taking journalism seriously: News and the Academy, Sage Publications.
TS Đặng Thị Thu Hương
Bài liên quan
- Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão và đóng vai trò then chốt cho sự phát triển, công tác tư tưởng, lý luận cũng đang đứng trước cơ hội để nâng tầm và hoạt động mạnh mẽ, hiệu lực, hiệu quả nếu biết tận dụng tốt những lợi thế cuộc cách mạng chuyển đổi số 4.0 mang lại.
Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị xuất bản muốn thu hút độc giả thì công tác truyền thông thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những phương tiện truyền thông mới đặt ra những cơ hội và thách thức mới trong công tác truyền thông thương hiệu xuất bản. Bài viết tập trung phân tích hoạt động truyền thông thương hiệu của NXB Kim Đồng nhằm rút ra những bài học cho các NXB trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Bình luận