Phác thảo mô hình tòa soạn hội tụ Báo Thể thao & Văn hóa
Tầm quan trọng hội tụ truyền thông
Môi trường truyền thông số đã và đang thay đổi nhiều khâu trong quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí. Một chiếc điện thoại thông minh bây giờ có thể lướt web, nghe nhạc, xem phim, nhận thư điện tử, soạn thảo văn bản... Điều đó có nghĩa, công chúng sẽ được tiếp nhận thông tin bằng đa phương tiện và đồng nghĩa với việc “người tiếp nhận” cũng dễ dàng trở thành “người truyền thông tin” và chia sẻ thông tin theo nhu cầu.
Xu hướng “tiêu thụ” thông tin của công chúng đã và đang thay đổi nhanh chóng do khả năng kết nối dễ dàng vào mạng Internet toàn cầu. Hình thức truyền thông mới đã cho ra đời lớp công chúng mới - “công chúng chủ động” thu nhận, chia sẻ thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh, văn bản,... Rõ ràng, tích hợp đa phương tiện sẽ giúp công chúng dễ dàng lựa chọn hơn.
Ở lĩnh vực báo chí, những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ, việc sử dụng tối đa các tính năng đa phương tiện để tạo ra các sản phẩm báo chí chất lượng cao, thu hút công chúng và tạo ra các nguồn lực tài chính đang được các cơ quan báo chí trên thế giới đặc biệt quan tâm. Môi trường truyền thông số đòi hỏi báo chí phải thay đổi từ kỹ năng, phương thức làm báo đến thay đổi cấu trúc mô hình tòa soạn để hoạt động hiệu quả hơn, thích ứng với sự thay đổi của công chúng.
Đã qua thời một cơ quan báo chí gồm nhiều “tòa soạn thu nhỏ” cho các ấn phẩm, loại hình khác nhau. Giờ đây báo chí đương đại hướng đến tòa soạn hội tụ, gồm hội tụ không gian làm việc, hội tụ cách thu thập thông tin, hội tụ nội dung tin tức và hội tụ cách truyền tin, quảng bá sản phẩm... Tại Việt Nam, xu hướng hội tụ truyền thông đã thúc đẩy sự phát triển của mô hình tòa soạn hội tụ tại nhiều cơ quan báo chí.
Mô hình tòa soạn của Báo TT&VH
Hiện nay, Báo TT&VH bước đầu chuyển dịch từ mô hình truyền thống báo in sang mô hình phát triển mà hạt nhân là báo điện tử tại địa chỉ thethaovanhoa.vn. Sản phẩm báo chí trên thethaovanhoa.vn được trình bày dưới dạng đa phương tiện, dần bắt kịp với xu hướng hiện đại với báo chí video, video mutex, báo chí dữ liệu (data journalism)..., hay những bài chuyên sâu mega story “chất lượng cao” với đủ text, hình ảnh, video, biểu đồ, đồ họa... Báo giấy TT&VH giảm trang, giảm kỳ phát hành xuống 5 số/tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu.
Cơ quan TT&VH còn sản xuất các bản tin truyền hình Thể thao 60s, Hành tinh thể thao (20 phút), Văn hóa toàn cảnh (15 phút) phát sóng hằng ngày, talkshow Radar Văn hóa (30 phút) vào thứ Sáu hàng tuần theo “đặt hàng” của Truyền hình Thông tấn (Vnews). Bên cạnh đó, kênh YouTube TT&VH chia sẻ các video văn hóa, giải trí, thể thao do báo thực hiện, Fanpage TT&VH ngày càng có nhiều lượt theo dõi, tương tác trên mạng xã hội, góp phần tăng sự quan tâm của công chúng tới tờ báo. Việc sản xuất đầy đủ các loại hình báo chí, các sản phẩm theo xu thế của báo chí hiện đại, phát triển báo chí đa nền tảng, là tiền đề để TT&VH từng bước phát triển tòa soạn hội tụ.
Về cơ cấu tổ chức, hiện nay, các phòng ban cơ cấu theo tiêu chí chuyên môn. Không còn phân biệt phòng thực hiện sản phẩm cho báo in, phòng làm cho báo điện tử, mà có sự hợp nhất quy trình thực hiện hai loại hình báo chí này. Trước mắt, phòng Thể thao, phòng Văn hóa (phụ trách sản phẩm báo in, báo điện tử), phòng Thông tin đa phương tiện (phòng Multimedia) sản xuất chương trình truyền hình (cả hai lĩnh vực thể thao và văn hóa) theo đặt hàng của Vnews.
Thêm nữa, tòa soạn TT&VH vẫn còn tồn tại tình trạng “tòa soạn trong tòa soạn”, điều thường thấy ở các tòa soạn báo truyền thống. Ở TTXVN, khi xây dựng kênh truyền hình Vnews, để tận dụng nhân lực, tiết kiệm chi phí, một số chương trình được “chia về” các đơn vị trong Thông tấn xã phụ trách. Phòng Multimedia của TT&VH có nhiệm vụ sản xuất chương trình truyền hình theo đặt hàng của Vnews (2 chương trình thể thao và 2 chương trình văn hóa).Khu vực trung tâm dành cho Ban Biên tập và Thư ký tòa soạn (gồm Trưởng phòng và Phó phòng Thư ký tòa soạn), có thể hình dung đến bàn siêu biên tập trong mô hình tòa soạn hội tụ trên thế giới, hay như một “sở chỉ huy” điều phối các bộ phận chuyên môn. Song về quy trình hoạt động, thực chất TT&VH vẫn dừng lại ở tòa soạn tích hợp (hay tòa soạn đa loại hình). Sự kết nối chưa đồng bộ. Chẳng hạn một vấn đề do Ban Biên tập triển khai, một phóng viên thực hiện tin bài cho báo in và báo điện tử và một kíp riêng rẽ khác thực hiện cho truyền hình, kíp sau lại đi lại các bước tác nghiệp của kíp trước mà chưa có sự phối hợp chung.
Phòng có nhóm làm thể thao, nhóm làm văn hóa, công việc và cơ cấu giống như “tòa soạn thu nhỏ” trong tòa soạn lớn TT&VH. TT&VH đã tận dụng cơ chế đặc thù này của TTXVN để phát triển đa phương tiện tại tòa soạn. Phòng Multimedia có sự phối hợp với các phòng Thể thao và phòng Văn hóa trong báo chia sẻ một số video đã phát sóng trên Vnews, đưa lại trên báo điện tử, sản xuất chương trình như Bigbet Dự đoán tỉ số, Góc khuất (showbiz văn hóa), Tiêu điểm Thể thao..., trên báo điện tử và trên YouTube. Song đó vẫn chỉ là sự phối hợp theo kiểu chương trình, vụ việc đơn lẻ.
Như vậy, tòa soạn TT&VH cố gắng phát triển hiện đại theo hướng hợp nhất, song là sự hợp nhất bước đầu, vẫn còn tình trạng tòa soạn tách biệt theo lối báo chí truyền thống. Tất nhiên, sự chồng chéo, lãng phí nhân lực, chi phí sản xuất là không tránh khỏi.
Đề xuất mô hình tòa soạn hội tụ
Báo TT&VH, tờ báo trực thuộc cơ quan Thông tấn Nhà nước không thể tách khỏi xu hướng phát triển tòa soạn hội tụ tất yếu của báo chí đương đại. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất nhiều sản phẩm, đa loại hình báo chí, có thể phác thảo mô hình tòa soạn hội tụ hoàn chỉnh Báo TT&VH trong thời gian tới:
Thứ nhất, về văn phòng tòa soạn: Tận dụng không gian chung hơn 400m2 của tòa soạn để thiết kế theo dạng không gian mở. Ngoài Tổng Biên tập và ba Phó Tổng biên tập có phòng làm việc riêng, còn các bộ phận khác cùng làm việc trên một mặt phẳng không có vách ngăn và có thể quan sát toàn thể.
Thứ hai, về cơ cấu tổ chức, tòa soạn thu gọn thành hai phòng thực hiện nội dung chính là phòng Thể thao và phòng Văn hóa. Quân số phòng Multimedia sẽ được gộp vào hai phòng tùy theo mảng nội dung của phóng viên, biên tập viên theo dõi.Bàn Siêu Biên tập dành cho Tổng Thư ký tòa soạn; Trưởng phòng Thể thao; Trưởng phòng Văn hóa; Thư ký tòa soạn phụ trách nội dung trên Internet (các nội dung trên online, mobile, mạng xã hội, truyền thông xã hội); Thư ký tòa soạn phụ trách nội dung báo in; Thư ký tòa soạn phụ trách nội dung sản phẩm truyền hình.
Thứ ba, về hội tụ cách thu thập thông tin: Bộ phận siêu biên tập sẽ bàn bạc và thống nhất đưa ra chỉ đạo chung cho tất cả các loại hình. Điều này sẽ tránh được việc đưa tin chồng chéo cho các loại hình trong cùng một tòa soạn, đồng thời tận dụng được nguồn tư liệu của tất cả phóng viên.
Việc chia ra các nhóm phóng viên phụ trách nội dung báo in, hay truyền hình chỉ để tạo đầu mối công việc. Mỗi phóng viên trong các phòng Thể thao, Văn hóa đều phải phát huy sự đa năng, đa nhiệm của mình trong mọi loại hình.
Với mô hình tòa soạn hội tụ của TT&VH, người phụ trách sẽ phải chủ động điều phối kênh thông tin, vận hành mô hình hội tụ giúp hệ thống tin, bài của tòa soạn luôn được trôi chảy, thông suốt.
Thứ tư, tất cả các phóng viên TT&VH phải được đào tạo là những phóng viên đa năng 3 trong 1, thậm chí 4 - 5 trong 1 (phải vừa biết viết, biết chụp ảnh, quay phim và xử lý video, làm đồ họa, lập trình đơn giản...).
Tất nhiên, hội tụ không thể hiểu đơn giản là một người làm nhiều việc. Với vấn đề, sự kiện cần khai thác sâu, đa chiều, bộ phận siêu biên tập phải tính toán phân công một nhóm làm việc tập thể mới tạo hiệu quả cao. Làm sao để tận dụng năng lực của từng cá nhân làm việc trong tập thể! Do đó, khâu chỉ đạo thống nhất từ trên xuống và vai trò của bàn siêu biên tập là rất quan trọng.
Thứ năm, trong xu thế công chúng ngày càng ưa chuộng sử dụng các phương tiện truyền thông mới, tòa soạn hội tụ TT&VH phải đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của công chúng mobile. Sản phẩm ngoài chất lượng nội dung phải được thiết kế, trình bày hiện đại, hình ảnh, video clip, video mutex đẹp, hấp dẫn. Với báo hình, phát triển các sản phẩm kép (truyền hình và số) kết hợp các nền tảng đa phương tiện.
Thứ sáu, đẩy mạnh tương tác với mạng xã hội, thúc đẩy công chúng tham gia trong quá trình sản xuất, phản hồi thông tin. Cần có chiến lược với các kênh social khác ngoài Facebook như Google, Twiter,..., có bộ phận chăm sóc công chúng trên mạng cũng như ý thức một cách rõ ràng rằng, cách tốt nhất để thu hút công chúng chính là tạo sợi dây liên kết và sự thân thiện với họ.
Ngoài ra, những người làm báo phải thay đổi tư duy về cách làm báo trong xu thế hội tụ truyền thông; sẽ có sự thay đổi cấu trúc tòa soạn cũng như thay đổi một số chức danh, xây dựng chính sách, tận dụng yếu tố công nghệ, cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực... Như vậy mới phát huy được yêu cầu xây dựng tòa soạn hội tụ. Tuy nhiên, trong dòng chảy của truyền thông thế giới, không có mô hình nào đứng yên. Vì thế, Báo TT&VH cần thường xuyên chú ý xây dựng tòa soạn hội tụ mở, có thể điều chỉnh cho phù hợp để có một tòa soạn hoạt động hiệu quả nhất trong môi trường truyền thông số./.
____________________
Bài đăng trên tạp chí điện tử Người làm báo ngày 02.7.2018
Tài liệu tham khảo:
1. PGS, TS Đinh Văn Hường (2013), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB ĐHQG, Hà Nội.
2. TS Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
3. PGS,TS Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động.
4. Các bài viết về nghiệp vụ báo chí trên báo Vietnamplus
5. Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam www.vietnamjournalism.com
Ngân Lượng
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
- Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
- (LLCT&TT) Phát thanh và sự tin cậy(*)
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Sách tinh gọn, hay sách tóm tắt, là một sản phẩm tuy không mới nhưng do sự phát triển của các nền tảng số cũng như mạng xã hội mà đang trở thành xu hướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này còn có nhiều vấn đề, như chưa tạo ra được lợi nhuận trực tiếp, dễ bị vi phạm bản quyền, các chế tài và quy định pháp luật tuy đã có nhưng chưa được cập nhật với tình hình thực tế, các đơn vị xuất bản vẫn còn e dè chưa phát triển mạnh. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Cục Xuất bản, In và Phát hành - trung gian kết nối các yếu tố trong hoạt động khai thác sách tinh gọn cũng như những sản phẩm phái sinh. Đồng thời, các đơn vị xuất bản cũng cần đi đầu trong khai thác bản quyền, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp, giáo dục và tuyên truyền đến các tác giả nhằm phát triển hoạt động khai sách tinh gọn cho thị trường xuất bản Việt Nam.
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Các chương trình tương tác là một trong những nội dung được đánh giá là hấp dẫn và thu hút công chúng trên báo mạng điện tử hiện nay. Không còn dừng lại ở một vài hình thức nhỏ lẻ, cùng với sự linh hoạt của báo mạng điện tử, các chương trình tương tác ngày càng đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, tăng thêm sức hấp dẫn cho tờ báo, thu hút công chúng. Bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử hiện nay, làm rõ dưới các góc độ công chúng, tờ báo và hoạt động báo chí nói chung, từ đó lý giải được nguyên nhân vì sao các chương trình tương tác đang ngày càng được các tờ báo mạng điện tử coi trọng và tập trung phát triển.
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Để bắt kịp những xu thế báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, truyền thông của nhà nước, việc quản lý nội dung số của Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) - Đài Truyền hình Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng. Nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của hoạt động truyền hình, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam.
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Dựa trên những ứng dụng siêu kết nối và sự phát triển vượt bậc của AI (trí tuệ nhân tạo), những nguồn dữ liệu khổng lồ (bigdata) len lỏi vào từng ngõ ngách cuộc sống của nhân loại. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng nền kinh tế số là một tất yếu khách quan. Tại Việt Nam, quốc gia sản xuất nông nghiệp phát triển, việc xây dựng kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành liên quan, mà rất cần sự vào cuộc của báo chí, truyền thông. Từ đó, bằng sức mạnh của minh, thông tin báo chí sẽ góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi sản xuất, thói quen mua - bán sản phẩm nông sản, đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh tế có quy mô lớn của nước ta hiện nay.
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Để đạt mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước) như Chính phủ đề ra ở Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cơ quan truyền hình tại Việt Nam đổi mới tư duy, quyết tâm hành động và coi truyền hình đa nền tảng là giải pháp đột phá với bước đi, lộ trình phù hợp. Bài viết khái quát xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành công và một số hạn chế của xu hướng này.
Bình luận