Phòng, chống tham nhũng bằng giám sát dư luận trên phương tiện truyền thông Trung Quốc và giá trị tham khảo cho Việt Nam
Trong thời đại hiện nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong công việc, học tập và cuộc sống. Trên môi trường Internet, con người không chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận thông tin mà còn là người sáng tạo, lan truyền và tham gia vào quá trình trao đổi thông tin. Họ có thể ảnh hưởng đến những người khác thông qua thông tin và đồng thời cũng bị thông tin tác động. Mức độ tương tác, phụ thuộc và cộng hưởng này chưa từng xuất hiện trong các thời kỳ trước đây. Điều này tạo ra nhiều cơ hội để giám sát các vấn đề tiêu cực trong xã hội, trong đó có vấn đề tham nhũng, thông qua sự dư luận trên các phương tiện truyền thông. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận thức được rằng đây là một cơ hội hiếm có để thúc đẩy quản lý toàn diện và nghiêm minh của Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, và đấu tranh chống lại tham nhũng hiệu quả. Nhờ sử dụng sức mạnh của dư luận trên các phương tiện truyền thông, Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng mới và xây dựng một xã hội tuân thủ đạo đức và có trách nhiệm.
1. Vai trò của giám sát bằng dư luận trên các phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh và Internet đã thúc đẩy quá trình dân chủ hóa thông tin ở Trung Quốc, khiến thông tin trở nên phổ biến và cập nhật khắp mọi nơi. Điều này đã có tác động sâu sắc đến sự lãnh đạo toàn diện, chặt chẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch và cuộc chiến chống tham nhũng. Trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia là một trong những trang web được đảng viên và cán bộ quan tâm nhất. Bên cạnh đó, nhân dân cũng có thể tiếp nhận thông tin mới nhất từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia bất cứ lúc nào và cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình. Các nền tảng truyền thông như WeChat cũng phản ánh kịp thời các điều kiện xã hội và dư luận. Đồng thời, thông qua Internet, cũng có thể tìm thấy một số thông tin quan trọng liên quan đến tham nhũng và tiêu cực. Internet cũng sử dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giám sát xã hội một cách khách quan và công bằng. Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng, thông qua việc giám sát bằng dư luận trên các phương tiện truyền thông những hiện tượng dùng tài chính công để tiệc tùng và du lịch đã giảm đáng kể. Ứng dụng Wechat góp phần tạo áp lực để những người có trách nhiệm đã bị truy cứu pháp lý kịp thời. Ở Trung Quốc có một câu nói nổi tiếng rằng: “Mặt trời là chất bảo quản tốt nhất. Công khai, minh bạch thông tin phải là liều thuốc giải độc cho tham nhũng”(1)...
Xét từ hiệu quả thực tế, hiệu quả của tất cả các phương tiện truyền thông trong việc hỗ trợ giám sát là rất rõ ràng. Có thể kể đến như: thiết lập một hệ thống báo cáo trực tuyến được tiêu chuẩn hóa, ban hành “thông báo đỏ” trên Internet, tiết lộ manh mối về hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật của một số quan chức, theo dõi hành vi, lai lịch và luồng thông tin của một số người. Trung Quốc coi giám sát bằng dư luận trên các phương tiện truyền thông như một “thiên la địa võng” vô hình. Nhìn lại các vụ án lớn ở Trung Quốc được điều tra, xử lý trong những năm qua, không ít vụ án đều có bóng dáng của Internet và các phương tiện thông tin đại chúng. Quan trọng hơn, với việc thiết lập hệ thống tố giác tội phạm và hệ thống điều tra tín dụng, các loại hình giám sát như giám sát trong Đảng, giám sát của quần chúng và giám sát của dư luận đã có nhiều tiến bộ rõ ràng hơn.
Báo, tạp chí, chương trình truyền hình, triển lãm sách, phim và phim truyền hình,… được thiết kế lại và kết hợp trên nền tảng truyền thông số để phù hợp với xu hướng giám sát xã hội bằng dư luận. Chương trình truyền hình nổi tiếng Trung Quốc một thời “Forever On the Road” đã xuất bản các kịch bản, các trường hợp được chọn, giải thích lý thuyết và đăng bình luận trên các phương tiện truyền thông truyền thống; phát các đoạn video ngắn và khởi xướng các cuộc thảo luận trên các phương tiện truyền thông mới để hình thành dư luận mạnh mẽ. Có thể nói, phòng, chống tham nhũng đã hình thành thế trận áp lực cao, và công tác tuyên truyền định hướng dư luận đóng vai trò quan trọng(2).
Trung Quốc chủ trương tích cực thích ứng nhanh với thời đại thông tin và tạo ra sự khác biệt. Hội nghị Trung ương 4 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ ra: “Tăng cường xây dựng hệ thống giám sát trong đảng, giám sát của nhân dân, giám sát dân chủ, giám sát hành chính, giám sát tư pháp, giám sát kiểm toán, giám sát xã hội và nhân dân. giám sát ý kiến, phấn đấu hình thành hệ thống hạn chế và giám sát quyền lực khoa học, hiệu quả để nâng cao sức mạnh tổng hợp và hiệu quả giám sát. Rõ ràng, trong tám phương thức giám sát nêu trên, giám sát của dư luận xã hội có lịch sử lâu đời nhất, có sức vận động sâu rộng nhất, nội dung phong phú nhất, tác động trực tiếp nhất, hiệu quả rõ rệt nhất. Vì vậy, việc đưa hoạt động giám sát của dư luận xã hội vào góc độ quản trị quốc gia và đường lối điều hành của nó là rất cần thiết, rất quan trọng và rất cấp bách”(3). Giám sát của dư luận xã hội ngày nay được thu thập một cách nhanh chóng, hiệu quả qua các phương tiện truyền thông.
2. Đặc điểm của giám sát bằng dư luận trên các phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc và một số vấn đề đặt ra
Đặc điểm của giám sát bằng dư luận trên các phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc. Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự nhiệt tình của người dân đối với việc giám sát dư luận đã ở mức cao nhất mọi thời đại và công tác giám sát dư luận của chúng ta cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhìn vào các sự kiện lớn của dư luận và các vấn đề nóng quan trọng trong thời gian qua, có thể thấy, hầu như lúc nào cũng có sự hiện diện của cơ quan giám sát dư luận. Hoạt động giám sát của dư luận xã hội đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy công khai thông tin, khuyến khích nhân dân tham gia và thảo luận các công việc của nhà nước, trong việc chống tham nhũng, làm trong sạch bầu không khí chính trị, hạn chế sự lây lan của các hiện tượng tiêu cực, đồng thời giúp trấn áp các xu hướng bất hợp pháp và cung cấp manh mối cho các hành vi vi phạm kỷ luật. vai trò không thể thay thế.
Hiệu quả giám sát dư luận của các phương tiện truyền thông thể hiện ở hiệu quả của cơ chế vận hành. Cơ chế vận hành của giám sát dư luận xã hội là chuyển hóa thái độ, quan điểm của công chúng thành dư luận xã hội một cách hiệu quả, tạo áp lực dư luận lớn đối với tình trạng vượt quyền và bất công, bất công xã hội, đồng thời đôn đốc các bên có trách nhiệm liên quan giải quyết. Hiệu quả giám sát dư luận của các phương tiện truyền thông thể hiện ở hiệu quả của cơ chế vận hành, tức là có thể nhanh chóng thu thập ý kiến, thái độ của công chúng và chuyển hóa những ý kiến, thái độ này thành dư luận. Trung tâm Thông tin mạng Internet Trung Quốc (CNNIC) cho biết, sự phát triển và bùng nổ công nghệ 5G bùng nổ tại Trung Quốc và số lượng cư dân mạng ngày càng tăng đã thúc đẩy Trung Quốc trở thành quốc gia số 1 thế giới về dân số Internet trong nhiều năm qua. Tính đến năm 2021, Trung Quốc có 1,01 tỷ người dùng Internet. Các ứng dụng phổ biến nhất ở Trung Quốc bao gồm nhắn tin tức thời với 983 triệu người dùng, phổ biến nhất là WeChat(4).
Giám sát dư luận trên các phương tiện truyền thông có thể thu thập thái độ và ý kiến của công chúng trên quy mô lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Bởi vì phương tiện truyền thông nhất là truyền thông số tập hợp một số lượng lớn các nhóm người dùng và có kênh phổ biến thông tin nhanh chóng, nên một khi vấn đề giám sát phát sinh, nó có thể thu thập thái độ và ý kiến của công chúng trên quy mô lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi một vấn đề nổi lên, việc tích hợp dần các ý kiến và thái độ khác nhau là một bước quan trọng trong việc hình thành dư luận. Nhờ có mạng Internet các phương tiện truyền thông rút ngắn đáng kể thời gian tạp dư luận. Nhờ lợi thế của sự tương tác thuận tiện trên môi trường mạng áp lực được tạo ra sớm và mạnh mẽ hơn, thúc giục các vấn đề được giải quyết, và nâng cao hiệu quả giám sát.
Bùng nổ các hình thức truyền thông số trong giám sát dư luận. Ở Trung Quốc, khái niệm phương tiện truyền thông số (新媒) thường được sử dụng để chỉ những phương tiện truyền thông và nền tảng công nghệ thông tin mới nhất, bao gồm: internet, di động, mạng xã hội, video trực tuyến và các ứng dụng trực tuyến khác. Các phương tiện này có thể tạo ra và phân phối thông tin một cách nhanh chóng và rộng rãi, đặc biệt là thông tin có tính chất xã hội, chính trị và kinh tế. Phương tiện truyền thông số cũng cho phép người dùng tương tác với nội dung thông tin và tạo ra nội dung mới theo cách cá nhân, không giới hạn bởi các kênh truyền thông truyền thống. So với tin tức truyền thông truyền thống, ẩn danh là một tính năng khác biệt của giám sát bằng dư luận trên phương tiện truyền thông số. Ẩn danh có nghĩa là cư dân mạng có thể tạm thời che giấu một phần hoặc toàn bộ danh tính và đặc điểm của họ trong thế giới thực, bao gồm giới tính, tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội và thậm chí cả khí chất, tính cách, bản thân,.... Bằng cách này, công chúng có thể tự do hơn tham gia thảo luận về các vấn đề giám sát và bày tỏ đầy đủ ý kiến và thái độ của họ.
Một số vấn đề đặt ra cho giám sát bằng dư luận trên các phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc
Một là, do sự hỗn loạn trên Internet mà ở một mức độ nhất định và trong một phạm vi nhất định, giám sát bằng dư luận trên các phương tiện truyền thông phải đối diện với những cảm xúc tiêu cực và không lành mạnh được trút ra từ bạo lực mạng và nạn tin giả. Những thông tin này làm ô uế tai mắt nhân dân, làm hoang mang tầm nhìn của nhân dân, đồng thời mang đến tổn hại đến uy tín và độ tin cậy của chính dư luận xã hội giám sát. Để phòng, chống tham nhũng bằng giám sát dư luận trên các phương tiện truyền thông đạt hiệu quả cao cần đấu tranh phòng, chống bạo lực mạng và nạn tin giả.
Hai là, do thiếu cẩn trọng trong việc chịu trách nhiệm nên trong quá trình tham gia giám sát, dư luận trên phương tiện truyền thông số có xu hướng tùy tiện, có những nhận xét không phù hợp, thậm chí làm những việc vi phạm pháp luật. Để giải quyết vấn đề này cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng, giáo dục công dân mạng hành xử văn minh trên không gian mạng. Đồng thời, có quy định cụ thể về những trường hợp phải dùng tên thật khi phát ngôn trên các phương tiện truyền thông, nhất là các vấn đề liên quan đến tham nhũng phải có nguồn thông tin chính xác. Lâu nay, truyền thông truyền thống áp dụng hệ thống thu thập, biên tập và xuất bản tin tức bằng tên thật, đồng thời duy trì thái độ hợp lý và thận trọng trong mọi khía cạnh giám sát, vì vậy, quy trình giám sát mang tính chính thống và nghiêm ngặt.
Thứ ba, từ góc độ hiệu ứng giám sát ngắn hạn, tính ẩn danh của giám sát bằng dư luận trên phương tiện truyền thông số thực sự đã phát huy tác dụng trong nhiều trường hợp, giúp cho người giám sát bảo vệ được danh tính khỏi nguy hiểm, mặt khác cũng giúp cho người giám sát thoải mái nói lên suy nghĩ, nhận xét của mình hoặc ẩn danh khi phải cung cấp những thông tin bí mật. Phòng, chống tham nhũng lại là vấn đề nan giải, nhức nhối, tính ẩn danh sẽ giúp người giám sát mạnh dạn hơn trong việc tố cáo tội phạm, phê bình những kẻ có hành vi tham nhũng. Nhưng về lâu dài, hệ thống giám sát bằng dư luận trên phương tiện truyền thống với tên thật sẽ chặt chẽ và đáng tin cậy hơn tránh được sự vu khống, bạo lực mạng và tin giả. Do vậy vấn đề đặt ra với Trung Quốc là hoàn thiện các quy định về các trường hợp nào phải công khai danh tính khi phát ngôn trên môi trường truyền thông số, đi kèm với đó là cơ chế quản lý các tài khoản người dùng để khi cần có thể truy xuất ra danh tính thật của người phát ngôn.
Những thay đổi trong hệ sinh thái dư luận, cấu trúc truyền thông và phương thức truyền thông cũng sẽ tạo ra những vấn đề mới. Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh chính trị nghiêm túc, làm sao để dư luận xã hội được hướng dẫn, định hướng tư tưởng, kế thừa văn hóa phản ánh yêu cầu nhất quán của công tác phòng, chống tham nhũng? Làm thế nào để thiết lập sự dẫn đầu về tính đa dạng, làm cho thông tin trực tuyến trở nên xác thực và khách quan hơn, đồng thời tránh những tác hại không đáng có do tin đồn và sự vu khống? Làm thế nào để tăng cường quản lý các phương tiện truyền thông mới nổi theo quy định của pháp luật, tận dụng điểm mạnh để bù đắp điểm yếu, tận dụng ưu điểm và loại bỏ nhược điểm, giúp đỡ mà không gây thêm hỗn loạn? Xử lý thế nào để quản lý tổng hợp và phát triển chung của báo chí chính thống, và các phương tiện truyền thông khác, để tiếng nói của Đảng được lan tỏa rộng hơn, sâu hơn, rộng hơn là những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Đó chính là những vấn đề đặt ra cho vấn đề phòng, chống tham nhũng bằng các dư luận trên các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc hiện nay.
3. Nguyên tắc giám sát bằng dư luận trên các phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc
Để việc giám sát bằng dư luận trên các phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao nhất và tránh được các hệ lụy đáng tiếc, Trung Quốc chủ trương phải tuân thủ pháp luật pháp, phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu xây dựng nền quản trị quốc gia, phải tiếp tục đẩy mạnh thể chế hóa, cơ chế hóa, quy trình, chuẩn hóa công tác quản lý công tác giám sát của dư luận xã hội, nhằm bảo đảm thông tin của dư luận xã hội giám sát chính xác, an toàn, đúng định hướng, bảo vệ hiệu quả lợi ích sống còn và uy tín cá nhân của nhân dân, góp phần xây dựng chỉnh đốn Đảng. Để đạt được điều này, Trung Quốc tuân theo các nguyên tắc sau trong giám sát bằng dư luận trên các phương tiện truyền thông:
Xác lập tư tưởng về địa vị thống trị của nhân dân. Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị Trung Quốc là dân làm chủ nước, trong đó xác định cơ quan giám sát chủ yếu của dư luận xã hội phải là quần chúng nhân dân. Hiến pháp Trung Quốc trao cho nhân dân “quyền phê bình và góp ý với bất kỳ cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước nào”(5). Vì vậy, sự ủng hộ nhiệt tình và tham gia rộng rãi của nhân dân là tiền đề và điều kiện để dư luận xã hội có quy mô và động lực giám sát. Giám sát của dư luận xã hội là giám sát của nhân dân, giám sát của quần chúng, giám sát để bảo vệ lợi ích của nhân dân, giám sát trên quan điểm của nhân dân. Mọi lời nói, việc làm ngăn cản, cản trở nhân dân thực hiện công tác giám sát của dư luận xã hội là sai trái, thậm chí có thể là tội phạm.
Thiết lập ý thức trách nhiệm xã hội. Công tác giám sát của dư luận phải minh bạch, tác động cao, phải có trách nhiệm xã hội cao và tâm thế chịu trách nhiệm trước nhân dân thì mới làm tròn trách nhiệm của mình, mạnh dạn vạch trần, phê phán các hiện tượng không lành mạnh, xấu xa của xã hội, đồng thời đồng thời ngăn chặn những tác động tiêu cực, tiêu cực do một số đơn vị, cá nhân mưu đồ thổi phồng, bóp méo dư luận. Công tác giám sát của dư luận, không chỉ phản ánh tiếng nói của quần chúng, bày tỏ sự kêu gọi của quần chúng, bảo vệ lợi ích của quần chúng mà còn giải quyết những nghi ngờ, bất bình, giải quyết mâu thuẫn, và duy trì sự ổn định xã hội. Giám sát dư luận xã hội mang tính lịch sử, toàn diện, biện chứng và phát triển, tránh đơn giản hóa, phiến diện và tuyệt đối hóa, không ngồi lê đôi mách, không săn lùng chuyện mới lạ, không phóng đại sự kiện, không chạy theo hiệu ứng giật gân, và luôn duy trì, phát triển tốt, đặt lợi ích sống còn, cơ bản của nhân dân lên hàng đầu và thực hiện trách nhiệm xã hội.
Tuân thủ pháp luật trong quá trình giám sát. Pháp trị là đường lối cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yêu cầu cơ bản của nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa. Giám sát của dư luận xã hội phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, bản thân phải hiểu biết pháp luật và tuân thủ pháp luật, giữ hình tượng bình tĩnh và tinh vi trước công chúng, kiểm soát nhịp điệu, thời điểm, lực lượng và hiệu quả giám sát của dư luận xã hội. Không được biến giám sát dư luận thành phiên tòa xét xử trên truyền thông, gây ảnh hưởng đến các phiên tòa xét xử bình thường, không được để một số phóng viên báo chí lợi dụng công quyền tống tiền, làm hoen ố thanh danh của dư luận giám sát. Dư luận giám sát cần nhấn mạnh giám sát chính xác để đảm bảo tính chính xác của sự việc giám sát; nhấn mạnh giám sát khoa học để tập trung vào tính khoa học của quá trình giám sát; nhấn mạnh giám sát dựa trên pháp luật để khẳng định tính chính đáng của bản thân giám sát; nhấn mạnh giám sát mang tính xây dựng để phát huy tính hữu ích của kết quả giám sát.
Bản thân việc giám sát dư luận xã hội cũng cần được giám sát. Đối tượng giám sát của dư luận xã hội là toàn xã hội, và toàn xã hội cũng có quyền giám sát người giám sát dư luận xã hội. Rõ ràng, các cơ quan giám sát dư luận xã hội không thể tùy tiện, mà còn phải tỉnh táo tiếp nhận sự giám sát của toàn xã hội, tự nguyện đặt quyền giám sát của dư luận xã hội trong hệ thống pháp luật, tạo ra các cơ chế khuyến khích, trừng phạt và kiềm chế thích ứng với sự phát triển của công chúng. Cơ quan giám sát dư luận chỉ có thể đảm bảo sự giám sát bình thường, lành mạnh và trật tự của dư luận nếu họ vô tư và đặt đặt hoạt động giám sát trong sự công khai, minh bạch.
4. Một số gợi mở cho Việt Nam về giám sát bằng dư luận xã hội trên phương tiện truyền thông trong phòng, chống tham nhũng
Ở Việt Nam, vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được khẳng định trong các nghị quyết, văn kiện của Ðảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định trách nhiệm của cơ quan báo chí và nhà báo trong phòng, chống tham nhũng tại Ðiều 75(6). Không chỉ góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo chí còn có vai trò quan trọng trong việc cổ vũ, hình thành, phát triển ý thức phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho nhân dân. Báo chí có thể truyền tải thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thông qua rất nhiều hình thức khác nhau. Báo chí tạo ra các diễn đàn để người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, phản ánh những kiến nghị; đề xuất về chính sách, về những quy định pháp luật chưa thật sự phù hợp thực tiễn cuộc sống. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, các diễn đàn tham gia phòng, chống tham nhũng ngày càng nhiều hơn, dư luận xã hội được tạo ra nhanh chóng tạo áp lực cho sự việc nhanh chóng được giải quyết, cung cấp nhiều manh mối quan trọng cho cơ quan điều tra, góp phần hình thành mạng lưới giám sát bằng dư luận xã hội trên các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, giám sát bằng dư luận xã hội trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam hiện nay cũng đang gặp không ít khó khăn. Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của truyền thông nhiều khi còn thiếu chính xác, thiếu khách quan, gây khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, có lúc có nơi còn làm tổn hại đến quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức… Một số vụ việc được truyền thông phát hiện, nêu ra nhưng lại không được phản ánh đến nơi đến chốn. Vấn nạn tin giả cũng hết sức nhức nhối. Để phát huy những kết quả đạt được, hạn chế những hạn chế, tiêu cực chúng ta có thể tham khảo từ Trung Quốc một số bài học sau:
Xây dựng hệ thống giám sát và phản hồi công khai: Tạo ra một hệ thống giám sát dư luận xã hội mạnh mẽ, minh bạch và đáng tin cậy. Đảm bảo thông tin về các hoạt động chống tham nhũng và kết quả của các cuộc điều tra, xử lý được công khai rộng rãi và dễ tiếp cận cho công chúng.
Xây dựng mạng lưới thông tin và hợp tác: Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và công dân để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài nguyên về phòng, chống tham nhũng. Tạo điều kiện cho việc hợp tác và trao đổi thông tin với các quốc gia và tổ chức quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực này
Thúc đẩy sự tham gia của công dân: Khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân tham gia vào giám sát và phản hồi về các vấn đề liên quan đến tham nhũng. Xây dựng các cơ chế để công chúng có thể báo cáo và phản ánh việc vi phạm pháp luật, tham nhũng và tiêu cực.
Tăng cường truyền thông và giáo dục: Thực hiện các chiến dịch truyền thông và giáo dục rộng rãi để tăng cường nhận thức và hiểu biết về tác hại của tham nhũng. Tạo ra các nội dung truyền thông sáng tạo và hấp dẫn để nâng cao ý thức công chúng và khích lệ hành động phòng, chống tham nhũng. Thúc đẩy giáo dục đạo đức và xây dựng một văn hóa công chúng đồng lòng chống lại tham nhũng. Khuyến khích sự tôn trọng, trung thực và đạo đức trong các cơ quan công quyền, tổ chức xã hội và toàn xã hội.
Chúng ta có cơ sở để tin chắc rằng với việc không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý bằng pháp luật và chuẩn hóa quy trình giám sát bằng dư luận trên phương tiện truyền thông, công cuộc phòng, chống tham nhũng nói riêng và các hiện cực tiêu cực khác nói chúng chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu lớn. Để đạt được điều này sự giám sát của dư luận cần đặt trong khuôn khổ pháp luật và sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng là sức mạnh cốt lõi của giám sát dư luận, chúng ta phải thống nhất một cách hữu cơ giữa tính hợp lý về công cụ và tính hợp lý về giá trị của công tác giám sát của dư luận, không ngừng mở rộng các kênh mới, nền tảng mới cho hoạt động giám sát của dư luận, không ngừng tạo ra một hệ thống giám sát có chất lượng và hiệu quả cao./.
_____________________________________________
(1) Xem: 中国纪检监察报: 中纪委机关报:媒体助力反腐 曝光许多有价值线索, https://www.chinanews. com.cn/gn/2019/02-18/8756956.shtml.
(2) Xem: 苏向东: 全媒体助力正风反腐 网络曝光许多有价值线索, http://news.china.com.cn/2019-02/18/content_ 74474791.htm?f=pad&a=true.
(3) Xem, 郭璐: 舆论监督是国家治理的有效途径,http://www.gov.cn/xinwen/2014-12/27/content_2797538.htm
(4) Ngọc Linh: Trung Quốc vượt mốc 1 tỷ người dùng Internet, https://vtv.vn/cong-nghe/trung-quoc-vuot-moc-1-ty-nguoi-dung-internet-20210830154613105.htm.
(5) Xem, 郭璐: 舆论监督是国家治理的有效途径, http://www.gov.cn/xinwen/2014-12/27/content_2797538.htm
(6) Xem: Đỗ Phú Thọ, Vai trò báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, https://nhandan.vn/vai-tro-bao-chi-trong-dau-tranh-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-post708546.html.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 6/2023
Bài liên quan
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ Tây Ninh trong công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ Tây Ninh trong công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh
Công tác cán bộ nữ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và phát huy tối đa tiềm năng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà những yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ nữ lại càng trở nên quan trọng hơn. Nếu làm tốt công tác này, sẽ tạo ra môi trường, cơ hội để đội ngũ này phát huy tài năng, trí tuệ của mình; đồng thời sự tham gia của cán bộ nữ trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ giúp xây dựng những chính sách thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Do đó, việc quan tâm đến công tác cán bộ nữ trong giai đoạn hiện nay không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển công bằng, tiến bộ và thịnh vượng của xã hội.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, những năm gần đây Thái Bình đã khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển để tạo đà cho phát triển bền vững, hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX “Phấn đấu xây dựng Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực Đồng bằng sông Hồng”. Bài viết khái quát những thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo của Tỉnh ủy Thái Bình thời gian qua.
Bình luận