Quản lý thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên báo mạng điện tử - Thực trạng và giải pháp
1. Thực trạng quản lý thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên báo mạng điện tử
Trong nhiều năm gần đây, xu hướng liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam với các đối tác tại Anh, Úc, Pháp, Mỹ,.. đã và đang mở ra cơ hội hội nhập quốc tế và nâng tầm học thuật giáo dục đại học Việt Nam. Không thể phủ nhận rằng liên kết đào tạo hệ đại học mang lại hiệu quả rất lớn cho hệ thống giáo dục bởi nó phát huy sức mạnh tổng hợp về nguồn lực vật chất và tri thức, kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo ra chính là nguồn lực chất lượng cao cho xã hội.
Quản lý thông điệp về liên kết đào tạo trên báo mạng điện tử là tổng thể các biện pháp tác động của chủ thể quản lý là Ban biên tập cơ quan báo chí, người làm báo đến thông điệp về liên kết đào tạo đại học, nhằm đưa thông điệp về liên kết đào tạo đại học đến với người tiếp cận một cách rõ ràng và hiệu quả nhất. Hoạt động quản lý thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên báo mạng điện tử hướng tới mục đích truyền tải những thông điệp quan trọng về liên kết đào tạo đại học tới công chúng một cách rõ ràng, ngắn gọn và phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thông qua khảo sát hai tờ báo mạng điện tử Dân trí, Giáo dục và Thời đại trong thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2023 cho thấy, thực trạng quản lý thông điệp về liên kết đào tạo đại học đã đạt được những thành công và còn tồn tại một số hạn chế.
1.1. Thành công
Thứ nhất, thông điệp về liên kết đào tạo đại học được truyền tải nhanh chóng, liên tục và kịp thời. Với thế mạnh là kênh thông tin nhanh chóng, liên tục cập nhật tin tức mới nhất, bằng việc đi sâu vào phản ánh các vấn đề về liên kết đào tạo đại học, báo mạng điện tử đã mang đến cho công chúng cái nhìn đa chiều và bao quát về: thông tin tuyển sinh, chương trình đào tạo, các hoạt động sự kiện, hay các chủ trương, chính sách, quy định mới của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về liên kết đào tạo đại học.
Theo kết quả khảo sát trong thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2023 các tin, bài chứa thông điệp về liên kết đào tạo đại học, báo điện tử Dân trí có 131/307 bài, chiếm 42,7% và báo Giáo dục và Thời đại có 176/307 bài, chiếm 57,3%. Trong đó, nhóm thông điệp về tuyển sinh và chương trình đào tạo xuất hiện nhiều nhất với 107 tin, bài (chiếm 35%); nhóm thông điệp về các hoạt động, sự kiện của các trường đại học là 96 tin, bài (chiếm 31%); nhóm thông điệp về nhân vật nổi bật là 22 tin, bài (chiếm 7%); nhóm thông điệp về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ quan Bộ, ban ngành, các trường đại học là 82 tin, bài (chiếm 27%).
Qua các thông điệp về liên kết đào tạo đại học, công chúng sẽ tiếp cận, cập nhật về các sự kiện, hoạt động, hình thức tuyển sinh và đào tạo, cơ chế giảng dạy và học tập của các chương trình đào tạo liên kết quốc tế tại trường đại học tại Việt Nam với các cơ sở nước ngoài. Đồng thời, dựa trên những thông tin trên báo chí, công chúng, đặc biệt là nhóm đối tượng học sinh sinh viên và các bậc phụ huynh có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về hệ liên kết quốc tế, từ đó có những định hướng, lựa chọn phù hợp trong việc chọn trường, chọn ngành chọn nghề, giúp học sinh sinh viên phát huy tốt nhất thế mạnh bản thân và chương trình học phù hợp với mong muốn tương lai và điều kiện kinh tế.
Về hình thức, tận dụng tối đa ưu thế của mình, hai tờ báo mạng điện tử Dân trí và Giáo dục và Thời đại đã truyền tải thông điệp về liên kết đào tạo đại học đến công chúng, quan tâm sử dụng hình ảnh kèm bài viết giúp độc giả tiếp cận nội dung thông điệp một cách nhanh chóng, bao quát, đầy đủ, phong phú cùng hình thức đa dạng, hấp dẫn.
Dựa trên khảo sát của hơn 300 tin, bài có thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên hai tờ báo điện tử Dân trí, Giáo dục và Thời đại trong khoảng thời gian hai năm từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2023, hình ảnh là yếu tố được hai báo sử dụng nhiều nhất và thông qua hình ảnh, công chúng có cái nhìn toàn diện về vấn đề, sự kiện được báo đưa tin và đề cập. Mỗi hình ảnh được đăng tải trên các báo đều có chú thích về hình ảnh và nguồn ảnh kèm theo.
Tuy nhiên, về số lượng, kích cỡ, dung lượng ảnh mỗi tin, bài sẽ khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng của từng tờ báo và nội dung bài viết. Ví dụ như trong bài “Tỉnh táo khi lựa chọn chương trình đào tạo liên kết nước ngoài” đăng tải trên báo Giáo dục và Thời đại ngày 12/09/2022, đã sử dụng hình ảnh nhằm minh họa cho bài viết và các box thông tin để nhấn mạnh những phát ngôn, trích dẫn nổi bật(1).
Thứ hai, các báo thuộc diện khảo sát luôn đảm bảo hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chuyển tải thông điệp về liên kết đào tạo đại học phù hợp với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan quản lý báo chí đã có sự quản lý chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời và tích cực hỗ trợ trong truyền tải thông điệp về liên kết đào tạo đại học một cách bao quát nhất. Hai tờ báo điện tử Dân trí và Giáo dục và thời đại luôn bám sát tôn chỉ mục đích và mục tiêu nhiệm vụ khi đưa tin, từ đó chuyển tải một cách nhanh chóng, kịp thời, sinh động và đa dạng những thông điệp về liên kết quốc tế trong đào tạo đại học, không có hiện tượng nội dung giật gân, câu view, câu like, gây hoang mang dư luận.
Thông điệp được truyền tải chính xác, tin cậy, thuyết phục và có tính định hướng dư luận. Ví dụ như bài “Cách chọn chương trình liên kết quốc tế hiệu quả cho 2k4”(2) trên báo Dân trí ngày 21/08/2022 đưa ra các tiêu chí giúp phụ huynh và học sinh, sinh viên lựa chọn ra chương trình quốc tế chất lượng và uy tín trong bối cảnh có đến hàng trăm chương trình liên kết quốc tế khác nhau.
Theo đó, các bậc phụ huynh và thí sinh cần tìm hiểu kỹ về uy tín, kiểm định, xếp hạng trong nước và quốc tế của các trường đại học nước ngoài chịu trách nhiệm cấp bằng, thay vì chỉ quan tâm đến danh tiếng của cơ sở GDĐH và đối tác hợp tác triển khai chương trình đào tạo. Đối với tâm lý xã hội, báo chí thể hiện đầy đủ nguyện vọng của công chúng, là diễn đàn dân chủ, phản ánh các vấn đề nóng về liên kết đào tạo, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý giáo dục và công chúng có cái nhìn đa chiều về phương thức liên kết đào tạo đại học.
Đối với công chúng, thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên báo mạng điện tử đã mang lại góc nhìn đầy đủ và đúng đắn về chất lượng, môi trường liên kết đào tạo,.. để có những định hướng đúng đắn, giúp thế hệ trẻ phát huy tối đa khả năng bản thân và đạt được thành công trong tương lai.
1.2. Hạn chế
Hiện nay, trước xu thế công nghệ 4.0 và toàn cầu hoá, những vấn đề còn tồn tại trong truyền thông thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên hai tờ báo mạng điện tử Dân trí và Giáo dục và Thời đại có thể kể đến như: định hướng và quản lý nội dung thông điệp; các yếu tố chi phối đến hoạt động của báo như tính thương mại hoá hay chạy đua tin bài để chiếm thị phần độc giả,...
Qua khảo sát, nội dung thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên hai tờ báo điện tử Dân trí và Giáo dục và Thời đại còn thiếu sự đổi mới. Phần lớn nội dung thông điệp thường xuyên được đăng tải trên các báo hiện nay về liên kết đào tạo chủ yếu là các bài quảng cáo về các chương trình liên kết, mang tính chất thương mại hoá, lên bài để PR cho các chương trình liên kết đào tạo tại các trường đại học, hay thương hiệu và chất lượng của các chương trình đào tạo của nhóm đối tác nước ngoài.
Trong thời gian hai năm từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2023, với hơn 300 tin, bài có thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên hai báo khảo sát, tin là thể loại được đăng tải nhiều nhất trên hai báo, chiếm 75,6% và bài phản ánh chiếm 24,4%, trong khi số lượng tin bài phân tích chuyên sâu chưa có nhiều, các tin bài phản ánh về những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động liên kết đào tạo đại học còn rất ít.
Về hình thức thông điệp, việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện như đồ họa, hay các dạng bài infographic, megastory,... chưa được triển khai và chú trọng đầu tư trong thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên báo điện tử Dân trí và Giáo dục và Thời đại.
Các tin, bài còn sử dụng phần lớn ảnh và chữ, các dạng biểu đồ, biểu bảng ít được sử dụng, phần lớn các bảng biểu được sử dụng khi thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, khối ngành xét tuyển và kết quả điểm chuẩn của các trường, ví dụ như: “Điểm chuẩn Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP HCM thấp nhất là 18” (Báo Dân trí, 22/08/2022), “Đại học Quốc tế Hồng Bàng công bố điểm sàn xét tuyển năm 2023” (Báo Dân trí, 18/07/2023), “Trường Đại học Quốc tế công bố điểm chuẩn 2 phương thức xét tuyển sớm” (Báo Giáo dục và Thời đại, 26/06/2023), “Điểm chuẩn Trường Đại học Phenikaa năm 2023” (Báo Giáo dục và Thời đại, 22/08/2023), …
2. Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên báo mạng điện tử trong thời gian tới
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về công tác quản lý thông điệp báo chí. Công tác quản lý thông điệp cần đi đúng hướng, đảm bảo sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước nhằm truyền tải các thông điệp báo chí truyền thông nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hướng đến bảo đảm nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong hoạt động của báo mạng điện tử nói chung và hai tờ báo điện tử Dân trí, Giáo dục và Thời đại nói riêng trong công tác quản lý thông điệp báo chí truyền thông.
Trong đó sẽ bao gồm: một là việc chú trọng xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật quy định về cơ chế, chính sách hoạt động giáo dục đại học, đặc biệt là đối với phương thức liên kết đào tạo; hai là nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc quản lý và truyền tải thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên báo mạng điện tử, đồng thời đầu tư phát triển nguồn lực, cơ sở vật chất và nâng cao trình độ tay nghề của nhà báo, phóng viên, biên tập viên.
Hai là, nâng cao vai trò lãnh đạo, năng lực quản lý của các chủ thể quản lý thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên hai báo điện tử Dân trí và Giáo dục và Thời đại. Để nâng cao vai trò lãnh đạo, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo đối với việc quản lý thông điệp về liên kết đào tạo đại học, hai báo cần thực hiện tốt như quán triệt và triển khai thực hiện một cách nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành có liên quan về công tác báo chí.
Đặc biệt, nhóm lãnh đạo các cơ quan báo chí như Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập, trưởng/phó các phòng ban, thư ký tòa soạn cần nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục đại học, những kiến thức nền tảng ấy sẽ là cơ sở để người quản lý lựa chọn đề tài, định hướng sản xuất và nhìn nhận góc độ đề tài phù hợp với đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Bên cạnh đó, hai tờ báo cần quan tâm đến công tác bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về báo chí. Việc bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo quản lý cơ quan báo chí cần đúng theo quy định, được đào tạo chuyên sâu về báo chí, qua đó hiểu rõ và nắm được hoạt động cụ thể trong lĩnh vực báo chí, từ đó đưa ra những phương án và kế hoạch quản lý phù hợp với chất lượng hiệu quả, hỗ trợ cơ quan báo chí ngày càng phát triển.
Đồng thời, chủ thể quản lý tại hai tờ báo Dân trí và Giáo dục và Thời đại cần có sự chỉ đạo, tăng cường quản lý chặt chẽ đối với công tác kiểm soát, rà soát thông tin, từ đó kịp thời xử lý các thông tin không chính xác, cực đoan và thiếu tính định hướng về liên kết đào tạo đại học so với các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra. Việc cung cấp thông tin chính thống góp phần định hướng dư luận xã hội, giúp công chúng có thêm hiểu biết về phương thức liên kết đào tạo đại học, từ đó thông điệp về liên kết đào tạo đại học sẽ thu hút và đáp ứng được nhu cầu thông tin công chúng một cách tốt nhất.
Ba là, đổi mới nội dung quản lý. Hai tờ báo điện tử Dân trí và Giáo dục và Thời đại cần đa dạng hóa đề tài bài viết, khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động liên kết đào tạo đại học. Từ các bài báo phản ánh này sẽ giúp công chúng có nhiều góc nhìn về phương thức đào tạo này, thông qua đó các phụ huynh và học sinh cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng các yếu tố liên quan để lựa chọn một chương trình học phù hợp nhất. Đồng thời, từ các bài viết phản ánh trên báo chí sẽ hình thành lên các diễn đàn ngôn luận của công chúng, đóng góp ý kiến, quan điểm cá nhân trước các dự thảo về quy định, chính sách liên quan đến giáo dục đại học của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo mới được ban hành.
Các báo cũng cần bổ sung, tăng cường thêm các tin bài về nội dung định hướng nghề nghiệp hay dự báo xu hướng ngành nghề trong thời gian gần thông qua các nhóm bài mang tính chất đánh giá từ khái quát đến cụ thể về thị trường lao động trong và ngoài nước. Từ đó, người đọc có thể nắm bắt, đánh giá các xu hướng ngành nghề phù hợp với nhu cầu hiện tại. Ngoài ra, để đổi mới nội dung thông điệp về liên kết đào tạo đại học, phóng viên cần phải bám sát cơ sở, thường xuyên lắng nghe và phản ánh tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh, qua đó thể hiện, phản ánh rõ nét, sinh động thực trạng đang diễn ra của lĩnh vực giáo dục đại học nói chung và liên kết đào tạo nói riêng, thu hút sự quan tâm của công chúng.
Hai báo điện tử Dân trí, Giáo dục và Thời đại cần phải thường xuyên tương tác với công chúng thông qua nghiên cứu ý kiến công chúng. Với lợi thế về tính tương tác trên báo mạng điện tử, các báo có thể nắm bắt nhanh chóng nhu cầu, nguyện vọng, tâm tư của công chúng thông qua phần bình luận dưới mỗi bài viết. Việc nâng cao tính tương tác với công chúng không chỉ giúp phóng viên, nhà báo, cơ quan báo chí xác định hướng tiếp cận vấn đề, lựa chọn đề tài nhằm tuyên truyền hợp lý, đáp ứng đủ và đúng nhu cầu của công chúng.
Bốn là, chú trọng đổi mới, đa dạng hóa về hình thức thông điệp nhằm thu hút và tăng thêm sự quan tâm của độc giả đối với tờ báo. Với lợi thế về mặt công nghệ, báo điện tử Dân trí và báo điện tử Giáo dục và Thời đại cần tăng cường và phát huy hơn nữa thế mạnh của việc sử dụng kết hợp các yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, đồ họa, video, vào tin bài hay sử dụng các dạng bài infographic, longform, megastory làm phong phú thêm hình thức thông điệp về liên kết đào tạo đại học, góp phần nâng cao khả năng truyền tải thông điệp và tạo cảm xúc, sự hấp dẫn cho độc giả, tránh sự nhàm chán, đơn điệu.
Hai tờ báo điện tử cũng cần chú trọng đầu tư và bổ sung thêm các loạt bài thuộc thể loại phóng sự, phỏng vấn chuyên sâu về các vấn đề, sự kiện xoay quanh phương thức liên kết đào tạo đại học. Đây là giải pháp nhằm giải đáp những thắc mắc của công chúng một cách khoa học, dễ hiểu và đáng từ cậy, góp phần tác động vào dư luận xã hội, trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của công chúng, phù hợp với mục tiêu truyền thông và nhu cầu phát triển của xã hội.
Năm là, đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Cần chú trọng công tác tuyển chọn nhân lực với sự chuẩn hóa ngay đối với những kỹ năng chuyên môn, định hướng; thường xuyên tập huấn, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhất là tại các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông chuyên nghiệp.
Các cơ quan báo chí cần quan tâm bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên, định kỳ đối với phóng viên, biên tập viên để có một đội ngũ nhân sự chất lượng, đáp ứng đầy đủ kiến thức và kĩ năng trong việc truyền tải thông điệp đến công chúng. Các phóng viên phụ trách đưa tin về liên kết đào tạo đại học cần nắm vững kiến thức về Luật Giáo dục đại học, các nghị định, quy định của Đảng và Nhà nước về liên kết đào tạo đại học cùng các nguyên tắc khi đưa tin về liên kết đào tạo đại học.
Ngoài ra, để hoạt động truyền tải thông điệp đến công chúng đạt hiệu quả tối đa thì đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần nắm bắt được lợi thế cũng như những hạn chế của loại hình báo mạng điện tử, từ đó phát huy tốt nhất những ưu điểm, giảm bớt nhược điểm trong quá trình truyền tải thông điệp. Do đó, ngoài những kiến thức chuyên môn thì phóng viên, biên tập viên cần có thêm các kỹ năng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Có thể nói, quản lý thông điệp về liên kết đào tạo đại học phù hợp với thực tiễn phát triển của báo chí, góp phần phát triển giáo dục đại học nước nhà một cách tốt nhất và toàn diện nhất trong thời đại quốc tế hóa hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh giáo dục đại học đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, và liên kết đào tạo đại học đã, đang dần trở thành một xu thế lớn, được nhiều hệ thống giáo dục đại học chọn lựa và coi như một điều kiện thuận lợi để phát triển, hội nhập với tri thức toàn cầu./.
_________________________________________________
(1) https://giaoducthoidai.vn/tinh-tao-khi-lua-chon-chuong-trinh-dao-tao-lien-ket-nuoc-ngoai-post607620.html.
(2) https://dantri.com.vn/giao-duc/cach-chon-chuong-trinh-lien-ket-quoc-te-hieu-qua-cho-2k4-20220821072231757.htm.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Môi trường pháp lý cho đội ngũ truyền thông chính sách ở Việt Nam hiện nay
- Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- Tổ chức sản xuất tác phẩm E-Magazine trên báo điện tử Việt Nam hiện nay - Một số đề xuất cho các cơ quan báo chí đặc thù
- Vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí ở nước ta hiện nay
- Đào tạo nhân lực báo chí trong kỷ nguyên công nghệ số tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 4 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 5 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 6 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phát động ủng hộ đồng bào các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi)
Sáng 11/9/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra.
Môi trường pháp lý cho đội ngũ truyền thông chính sách ở Việt Nam hiện nay
Môi trường pháp lý cho đội ngũ truyền thông chính sách ở Việt Nam hiện nay
Truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, công tác này ngày càng được chú trọng, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi chính sách. Qua truyền thông, người dân không chỉ nhận thức đúng về chính sách, đồng thuận với Nhà nước trong thực hiện chính sách, mà còn tham gia phản biện, góp ý bổ sung, hoàn thiện chính sách… Có được kết quả như vậy là nhờ một phần quan trọng của đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa năng lực của đội ngũ này, cần có môi trường pháp lý phù hợp hơn để các nhà truyền thông chính sách nỗ lực, trách nhiệm và sáng tạo hơn.
Quản lý thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên báo mạng điện tử - Thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về liên kết đào tạo đại học trên báo mạng điện tử - Thực trạng và giải pháp
Hiện nay, liên kết đào tạo là xu thế phát triển chung của các trường đại học trên thế giới và Việt Nam. Với định hướng giáo dục là quốc sách hàng đầu, thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí trở thành cầu nối quan trọng trong việc truyền tải thông điệp về liên kết đào tạo đại học đến với công chúng.
Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hoạt động truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá và xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực du lịch, truyền thông càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để có thể cạnh tranh và thu hút khách hàng trên thị trường quốc tế.
Tổ chức sản xuất tác phẩm E-Magazine trên báo điện tử Việt Nam hiện nay - Một số đề xuất cho các cơ quan báo chí đặc thù
Tổ chức sản xuất tác phẩm E-Magazine trên báo điện tử Việt Nam hiện nay - Một số đề xuất cho các cơ quan báo chí đặc thù
Là hình thức sáng tạo mới của xu hướng Longform Storytelling thuộc báo chí sáng tạo, cùng với những đặc điểm giúp thu hút công chúng báo chí, E-Magazine đang được nhiều báo điện tử Việt Nam lựa chọn triển khai phát triển. Các cơ quan báo chí đặc thù, với những đặc trưng riêng của bộ máy tổ chức cùng tính chất chuyên biệt trong việc triển khai nội dung ứng với từng cơ quan chủ quản, cũng có xu hướng đầu tư xuất bản các tác phẩm E-Magazine.
Bình luận