Ra mắt sách “Nghĩa nặng tình sâu” của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn
Ngày 15/8/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với với Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ra mắt cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” và trưng bày chuyên đề, tọa đàm "Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn: Từ giảng đường đến cuộc đời", với sự tham dự của tác giả; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ; các thế hệ nhà báo và học trò của ông.
Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn sinh năm 1930, ở huyện Thường Tín, Hà Nội, là một trong những người tham gia đặt nền móng góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ giảng dạy nghề báo và cán bộ báo chí các cấp, tạo dựng thương hiệu và uy tín cho một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực báo chí hàng đầu cả nước là Trường Đại học Tuyên giáo (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Ông có 40 năm gắn bó với bục giảng, trong đó có 15 năm đảm nhận cương vị Trưởng khoa Báo chí thời kỳ đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước. Ông đồng thời là tác giả nhiều giáo trình giảng dạy, nhiều tác phẩm sách đã xuất bản có giá trị chuyên sâu về báo chí, dịch thuật, khảo cứu, lịch sử được nhiều đồng nghiệp, học trò coi trọng và ngưỡng mộ.
Cuốn sách “Nghĩa nặng tình sâu” dày hơn 200 trang, do Nhà Xuất bản Văn học ấn hành, có thể coi là sự tổng kết cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn.
Cuốn sách gồm 3 tuyến. Tuyến một: Xây dựng giáo trình nghiệp vụ báo chí. Tuyến hai: Tác phẩm báo chí được sử dụng rải rác 60 năm qua. Tuyến ba: Các bản dịch chữ Hán, khám phá cội nguồn dòng Trần Bình chi từ cụ Thủy tổ - thế kỷ XVII. Trong đó, tuyến hai nói về những chuyến đi, quá trình tác nghiệp báo chí, hình thành tác phẩm đã công bố trên các báo đã thể hiện sống động sự nghiệp của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn trong hơn 60 năm cầm bút và những năm tháng ông tham gia giảng dạy.
Nói về cuốn sách, tác giả Trần Bá Lạn cho biết, “Nghĩa nặng tình sâu” được ấp ủ từ năm 2013 - cách đây 10 năm, tuy nhiên lúc đó những công việc khảo cứu của ông còn đang dang dở, cho nên đến 2023 mới được ra mắt. "Đây là sự tổng kết cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của tôi, hơn nữa là tình cảm, tâm huyết của tôi với nghề báo, nghề giáo, với đồng nghiệp, với đất nước, với quê hương, gia đình, dòng họ, với thế hệ tương lai", nhà báo Trần Bá Lạn chia sẻ.
Tại lễ ra mắt cuốn sách, các thế hệ nhà báo, đồng nghiệp, học trò của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn bày tỏ niềm kính trọng và yêu mến một người thầy mẫu mực và thông tuệ, đồng thời nêu bật những đóng góp, cống hiến của ông đối với sự nghiệp báo chí, đào tạo báo chí, nghiên cứu văn hóa, lịch sử./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15/8/2023
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận