Sống động khi đồng hành cùng thính giả
Hơn một nửa dân số trưởng thành trên thế giới đang dùng Internet, và hơn 1/3 dân số trưởng thành đang dùng mạng xã hội ít nhất một lần/tháng. 3/4 người dùng Internet truy cập Internet mỗi ngày. Một số con số thống kê cụ thể (tính đến hết năm 2015): 3,42 tỷ người dùng internet, tương đương 46% người dùng toàn cầu; 2,31 tỷ người dùng mạng xã hội, tương đương 31% người dùng toàn cầu; 3,79 tỷ người dùng điện thoại di động, bằng với 51% người dùng toàn cầu; 1,97 tỷ người dùng phương tiện truyền thông xã hội di động, chiếm 27%lượng người dùng toàn cầu.
Đã xa rồi cái thời "nhà đài muốn nói gì thì nói". Mạng xã hội và mạng Internet đang làm đảo lộn tất cả quy trình làm báo mà nhiều người cho là chuẩn mực.
Vòng tròn/chu trình tin tức (news circle) hôm nay đã khác trước. Ngày trước, báo in có trước, rồi người làm phát thanh đọc báo thấy có nguồn tin mới đi làm chương trình. Ngày nay, sau khi sự kiện xảy ra thì trên mạng xã hội đã xuất hiện, nguồn tin hiện nay bắt đầu từ mạng xã hội, thói quen thính giả cũng thay đổi. Trước đây, ngủ dậy người ta người ta vặn radio để nghe xem đã có gì xảy ra đêm qua. Bây giờ, ngủ dậy người tìm điện thoại thông minh để xem facebook và các trang báo mạng xem có tin tức gì không.
Trước đây, người nghe đón chờ nghe Đài hàng ngày (thậm chí chỉ cần nghe nhạc hiệu chương trình là biết mấy giờ). Giờ đây, người làm phát thanh không chỉ cạnh tranh với các loại hình khác, mà còn phải cạnh tranh với các hoạt động khác của bạn nghe đài (Sẽ chẳng có ai ôm đài chăm chú nghe, họ vừa nghe vừa học, vừa nghe vừa lái xe, nghe đài khi đang nấu cơm.v.v..).
Phát thanh giờ đây phải đồng hành cùng thính giả. Phóng viên là người kể lại một câu chuyện cho thính giả. Để "kéo" người nghe không rời xa radio, thì những gì nói trên đài phải trong sáng, đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, hoàn hảo, thân thiết với người nghe.
Sự tồn tại của phát thanh hiện đại là sự "cộng sinh" với mạng xã hội (hay nói cách khác là người làm phát thanh cần biết tận dụng lợi thế của mạng xã hội để lôi cuốn người nghe và tăng sức lan tỏa cho tác phẩm của mình). Trước khi phát một phóng sự phát thanh, người ta phải "quảng cáo" nó trên mạng xã hội (bằng các thông tin đắt giá, bằng hình ảnh, các clip ngắn do ) có gắn với địa chỉ ngày, giờ phát sóng để công chúng đón nghe.
Dòng thông tin luôn luôn được tiếp nối khi chúng ta tận dụng mạng xã hội. Khi phát sóng chương trình phát thanh theo phương thức truyền thống, những người thực hiện chương trình vẫn quảng bá chương trình trên mạng xã hội để thính giả nghe lại. Cần đưa thính giả vào một luồng thông tin mới, có giao lưu, giải đáp với những người làm chương trình. Nhiều đài phát thanh trên thế giới hiện nay đã cử riêng một nhóm chuyên trách để giải đáp, giao lưu với thính giả trên mạng xã hội.
Số lượng người nghe radio truyền thống trong những năm gần đây ngày càng giảm; trong khi đó với điện thoại thông minh lại tăng lên. Trong phát thanh, người dân đang chuyển dịch dần việc nghe từ đài qua nghe trên mạng, với điện thoại thông minh. Thay vì chiếc radio truyền thống, thì nay có thể nghe và xem “đài” qua các phương tiện hiện đại: qua mạng internet, qua các thiết bị di động. Các hình thức phát thanh phi truyền thống với những thế mạnh riêng này, đã và đang làm thay đổi diện mạo của nền công nghiệp phát thanh, đưa phát thanh đến gần hơn với thính giả, làm hài lòng công chúng từ những nhu cầu riêng tư nhất.
Xu thế của phóng sự phát thanh hiện đại
Sẽ không có một công thức hoàn toàn đúng cho mọi tác phẩm báo chí. Càng khó nói về kinh nghiệm làm phóng sự phát thanh hiện đại. Chúng tôi chỉ xin nêu ra một xu thế của phóng sự phát thanh hiện đại, như một cách để hội nghị cùng tham khảo: Mọi sản phẩm/tác phẩm đều là trả lời cho các câu hỏi. Mỗi sản phẩm là trả lời cho một câu hỏi. (Câu hỏi càng ngắn gọn rõ ràng người ta càng tập trung); Khuôn lại (khép góc) vấn đề bằng một câu hỏi (Ví dụ các góc phóng sự về quán bún chả Tổng thống Obama tới ăn); Chính vì thế, mỗi sản phẩm phải ngắn gọn: phóng sự 1 phút 30, phỏng vấn dưới 5 phút, tranh luận 6-7phút.
Vấn đề phóng sự phát thanh đề cập phải gắn với người nghe: lợi ích, tình cảm của họ. Những vấn đề chính trị, phức tạp cũng nên tìm cách sao cho dễ hiểu, dễ tiếp nhận (không nên phức tạp hóa những vấn đề đơn giản).
Ví dụ về hai tác phẩm đoạt giải cao trong giải Báo chí quốc gia vừa rồi của VOV.
Chương trình phát thanh đặc biệt “Từ đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến những mùa Xuân đại thắng trong thời bình” của nhóm tác giả Sỹ Khánh, Hằng Nga, Thu Hòa, Thanh Trường, Nguyễn Hằng, Nguyễn Cường, Hệ VOV1 được Hội đồng Giải lựa chọn là 1 trong 8 tác phẩm đạt giải A.
Để hoàn thành một tác phẩm “chạm đến trái tim” của không ít thính giả, nhóm tác giả đã gặp phải không ít thách thức. Trước hết phải kể đến những trăn trở trong việc phải làm sao nói về lịch sử nhưng không kể lại lịch sử, mà từ góc nhìn độ lùi của thời gian để nói về những vấn đề mang tính thời sự ở hiện tại. Tìm được chi tiết mới, cảm động trong những câu chuyện cũ, với cách thể hiện tinh tế, xúc cảm với sự kết hợp nhuần nhuyễn của âm nhạc.
Tác phẩm “42 tỷ đồng và người đàn ông “lập dị” của nhà báo Minh Huệ, đoạt giải B, cho thấy một cách viết chân dung chân thực nhưng thấm đẫm tình cảm của người viết trong từng câu chữ.
Phóng sự phát thanh phải thể hiện sự tiến triển: mô hình bậc thang. Coi trọng các chi tiết; Đối với văn bản phóng sự phát thanh: viết để nói. Khi trình bày, mỉm cười khi nói; Phải tôn trọng tính khách quan của thông tin. Một nguồn tin chưa bao giờ là đủ); Để có sản phẩm tốt, cần phát huy kỹ năng làm việc nhóm;
Khái niệm “chuyên nghiệp” trong tác nghiệp của phóng viên phát thanh cũng có sự thay đổi: trước kia nhà báo phát thanh thường sử dụng micro chuyên dụng và chỉ được phép dùng các thiết bị chuyên dụng. Giờ đây, phóng viên phát thanh cần biết cách sử dụng điện thoại thông minh để làm chương trình; Phải nhắc lại vấn đề/ tóm lại vấn đề ở cuối tác phẩm....
Tóm lại, Radio mang lại cho công chúng sự kỳ diệu/ Radio luôn luôn đòi hỏi những người thực hiện sự sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng. Phóng sự phát thanh hiện đại sẽ cho thấy sự sống động khi đồng hành cùng thính giả mọi lúc mọi nơi. Người làm phóng sự phát thanh hiện đại phải tận dụng được thế mạnh của các phương tiện hiện đại để tăng sức lan tỏa cho tác phẩm của mình./.
________________
Bài đăng trên Tạp chí Người làm Báo điện tử ngày 14.7.2016
PV (trích tham luận tại Hội nghị Tổng kết 10 năm Giải báo chí Quốc gia)
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
- Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớt sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Cùng với báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, tạp chí điện tử đang ngày càng góp tiếng nói, nâng cao nhận thức về môi trường cho từng người dân và toàn xã hội. Các tạp chí điện đã có nhiều sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp môi trường như sử dụng các công cụ tác nghiệp báo chí hiện đại, tạo nên các sản phẩm hấp dẫn, có giá trị định hướng dư luận, phát huy hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Mặc dù một số nền tảng video ngắn đã cải tiến thuật toán nhằm ngăn ngừa các nội dung độc hại tiếp cận người dùng nhưng các nỗ lực này dường như mới chỉ nhằm xoa dịu dư luận và đối phó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các video xấu vẫn tràn ngập trên các nền tảng TikTok, YouTube Short, Facebook Reel, Bigo Bar, Instagram, Likee… tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội.
Bình luận