Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số
Chúng tôi đến thăm điểm trường Ho Le thuộc Trường mầm non Húc, xã Húc, huyện miền núi Hướng Hóa. Tại lớp ghép độ tuổi từ ba đến năm tuổi gồm 20 trẻ DTTS của hai cô giáo Phan Thị Thanh và Trần Thị Tha, tiết dạy học tăng cường tiếng Việt (TCTV) bằng hình thức làm quen với văn học qua thơ diễn ra rất sôi nổi. Cô Phan Thị Thanh cho biết, ngôn ngữ mẹ đẻ của các em học sinh là tiếng Bru - Vân Kiều. Ðể giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ và thuộc lòng tác phẩm tiếng Việt, các cô chọn bài thơ "Yêu mẹ" với nội dung ngắn gọn. Giáo viên linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu phù hợp các độ tuổi của trẻ, từ đọc thuộc bài thơ cho đến ghi nhớ, hiểu và biết vận dụng từ ngữ trong bài thơ để giao tiếp. Ngoài ra, để giúp tiết học thêm sinh động, hấp dẫn, các cô sử dụng thêm hình ảnh trực quan và các trò chơi giúp các cháu dễ thuộc và ghi nhớ lâu. Nhằm truyền đạt tiếng Việt dễ dàng đến với các em, bản thân giáo viên cũng phải hiểu được tiếng Bru - Vân Kiều để có thể khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn nói tiếng Việt.
Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Húc Nguyễn Thị Hoa Kiều chia sẻ, trường có một điểm chính và bảy điểm lẻ, với 23 giáo viên và 350 học sinh DTTS. Ðược sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) tỉnh Quảng Trị, hướng dẫn của Phòng GD và ÐT huyện Hướng Hóa, trường đã có nhiều giải pháp để thực hiện TCTV cho trẻ và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong những năm học gần đây, từ đầu năm học Ban Giám hiệu nhà trường đã triển khai cho giáo viên xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt phong phú, thân thiện cho trẻ cả trong và ngoài lớp học. Các góc học tập, vui chơi đa dạng, mang đặc trưng bản sắc văn hóa địa phương, gần gũi giúp trẻ TCTV. Nhà trường luôn chủ động tổ chức các hoạt động TCTV trong các chủ đề của hoạt động giáo dục, các tiết chuyên đề giảng dạy TCTV trong giáo viên. Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động giàu tính giáo dục như giao lưu giữa các điểm trường, cho trẻ tham quan di tích lịch sử địa phương… Tại các đợt khảo sát chất lượng cuối học kỳ và cuối năm học, phần lớn trẻ đều yêu thích đến trường, mạnh dạn, tự tin sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, nhiều trẻ có thể kể chuyện, đọc thơ diễn cảm, thuộc lời bài hát, diễn đạt được mong muốn của mình.
Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh có 99,3% số học sinh DTTS. Theo thầy Nguyễn Văn Thông, Hiệu trưởng nhà trường, hầu hết các em chỉ sử dụng tiếng Việt lúc đến lớp, còn lại chủ yếu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cho nên vốn tiếng Việt của các em còn khá hạn chế. Với phương châm "Không để ngôn ngữ trở thành rào cản đối với học sinh", việc tăng cường rèn kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh bằng các hình thức và nội dung phong phú luôn được quan tâm. Nhà trường đã đưa nội dung TCTV vào quá trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, tích hợp trong mọi hoạt động. Giáo viên chủ động đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, chú trọng việc sinh hoạt theo tổ; điều chỉnh ngữ liệu và nội dung bài học phù hợp với đối tượng; tăng cường sử dụng phương pháp đọc hiểu trong dạy tập đọc đối với học sinh DTTS.
Ngoài ra, nhà trường luôn tổ chức các hoạt động như: "Ngày hội giao lưu tiếng Việt" nhằm tạo môi trường giáo dục tích cực, thân thiện; "Ngày hội đọc sách" giúp tăng cường kỹ năng đọc hiểu cho học sinh. Tổ chức tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy, học tiếng Việt. Không chỉ TCTV tại lớp học, các giáo viên chủ nhiệm còn hướng dẫn học sinh khi về nhà cần sử dụng sách báo, nghe đài, xem ti-vi và trao đổi nội dung nghe đọc với người thân, bạn bè, thầy cô... Nhờ đó, khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh được cải thiện rõ rệt, nhiều năm học sinh của trường tham gia Ngày hội giao lưu tiếng Việt của tỉnh tổ chức đều đạt giải cao. Mới đây, nhà trường được UBND tỉnh tặng Bằng khen có nhiều thành tích trong việc tổ chức thực hiện đề án TCTV cho học sinh vùng DTTS.
Phó Giám đốc Sở GD và ÐT tỉnh Quảng Trị Mai Huy Phương cho biết, qua 5 năm (2015 - 2020) triển khai thực hiện đề án, chất lượng dạy học tiếng Việt được nâng lên đáng kể, nhờ đó chất lượng giáo dục vùng DTTS trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả đáng khích lệ. Quy mô mạng lưới trường lớp có trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS tiếp tục được quy hoạch, sắp xếp và bố trí hợp lý; 100% số trường mầm non vùng DTTS được tổ chức bán trú, học hai buổi/ngày được TCTV và thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDÐT. Có 100% số trường, điểm trường tiểu học vùng DTTS được tăng thời lượng môn tiếng Việt, hơn 50% học sinh tiểu học vùng DTTS được học hai buổi/ngày; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của hai cấp học mầm non và tiểu học có cơ cấu khá hợp lý để tổ chức các hoạt động dạy học…
Từ năm học 2020 - 2021, cùng học sinh lớp 1 cả nước, các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Những kết quả đạt được về TCTV sẽ tạo tiền đề quan trọng, tạo điều kiện cho học sinh DTTS tiếp cận thuận lợi và dễ dàng hơn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành GD và ÐT Quảng Trị quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa việc TCTV cho học sinh DTTS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, xóa dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng.
_____________________
Bài đăng trên Báo Nhân dân điện tử 23.12.2020
Lâm Quang Huy
Nguồn: Báo Nhân dân điện tử
Bài liên quan
- Ứng dụng truyền thông số trong hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện: Thực trạng và xu hướng
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Xem nhiều
-
1
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
2
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
3
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
4
Báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên số dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
-
5
Báo chí phải trở thành lực lượng kiến tạo niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trường tồn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc*
-
6
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hoạt động báo chí trong quá trình định hình Võ Nguyên Giáp như một nhà chỉ huy quân sự: tiếp cận từ lý thuyết trường của Pierre Bourdieu
Tiếp cận từ lý thuyết "trường" (field) của Pierre Bourdieu, bài viết đặt giả thuyết rằng việc hình thành tư duy chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không đơn thuần như một sản phẩm của “trường” quân sự, mà là kết quả của một quá trình dịch chuyển vốn và tập tính từ trường báo chí sang trường quân sự. Bài viết hướng đến làm rõ hoạt động báo chí của Võ Nguyên Giáp giai đoạn 1927 – 1944 không chỉ là hình thức tuyên truyền, đấu tranh chính trị, mà còn là một không gian rèn luyện tư duy tổ chức, năng lực huy động và năng lực tổng hợp – những yếu tố nền tảng cấu thành tư duy chiến lược quân sự sau này của ông. Trong điều kiện chưa tiếp cận đầy đủ các văn bản báo chí gốc, bài viết chọn hướng phân tích theo lối cấu trúc xã hội (social structure), sử dụng các khái niệm như vốn (capital), tập tính (habitus), và động lực liên trường (inter-field dynamics) để phân tích quá trình hình thành năng lực chiến lược quân sự ở Võ Nguyên Giáp, từ đó, mở ra hướng tiếp cận liên ngành giữa báo chí học, xã hội học và lịch sử tư tưởng quân sự.
Ứng dụng truyền thông số trong hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện: Thực trạng và xu hướng
Ứng dụng truyền thông số trong hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện: Thực trạng và xu hướng
Trong bối cảnh chuyển đổi số y tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc, một số bệnh viện tuyến trung ương đã bước đầu ứng dụng truyền thông số hiệu quả trong tư vấn tâm lý – xã hội, kết nối cộng đồng và vận động nguồn lực, tuy nhiên, phần lớn bệnh viện tuyến tỉnh, huyện chưa có điều kiện triển khai đầy đủ. Bài viết đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tích hợp truyền thông số vào hoạt động công tác xã hội (CTXH) tại bệnh viện, góp phần định hướng phát triển CTXH bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp, công bằng và thích ứng với bối cảnh số hóa y tế đến năm 2030.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Bình luận