Tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề “Báo chí viết về lao động di cư"
Tại buổi tập huấn, các nhà báo được trao đổi trực tuyến với bà Jane Hodge, Cán bộ quản lý của chương trình những vấn đề về lao động di cư liên quan đến tình hình lao động hiện nay, các chính sách, luật pháp của Việt Nam. Ngoài ra, các đại biểu tham dự tập huấn được phóng viên Reuters hướng dẫn các kỹ năng báo chí về kết cấu tác phẩm, cách đảm bảo nguyên tắc về nguồn tin, đạo đức báo chí, kỹ thuật viết hiệu quả.
Khóa tập huấn còn nhiều hoạt động tương tác, các bài trình bày từ ILO và diễn giả khách mời Việt Nam, cùng với các bài tập thực hành. Đại biểu tham dự sẽ được thông tin về các chủ thể chính trong di cư lao động, tác động của phí tuyển dụng cao và các chi phí liên quan áp lên người lao động, và mức phí này có thể góp phần dẫn đến tình trạng lao động trừ nợ, xâm hại, bóc lột, lao động cưỡng bức, và mua bán người...
Mục tiêu của khóa tập huấn nhằm giúp các nhà báo nắm được các thuật ngữ về di cư lao động và cách sử dụng phù hợp những thuật ngữ đó khi tác nghiệp; xây dựng các chiến lược phỏng vấn người lao động di cư về các chủ đề nhạy cảm; đánh giá thông tin, lọc đi các yếu tố “nhiễu” để xác định thông tin hay hiện tượng nào có tính báo chí đáng được đưa tin…
Trong khuôn khổ chương trinhg tập huấn, ngày 18.12, các nhà báo sẽ có cơ hội được tham dự cuộc họp báo trực tiếp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhân Ngày Quốc tế Di cư (18.12), được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với cán bộ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và một số người lao động Việt Nam di cư./.
Nguồn: Bài đăng trên Cổng thông tin Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Báo chí đa nền tảng và những yêu cầu về đào tạo báo chí truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ báo chí - truyền thông trong bối cảnh thông tin hiện nay
- Tích hợp giảng dạy AI trong đào tạo báo chí, truyền thông: Tiếp cận từ đặc điểm người học
- Truyền thông hình ảnh về Tổng Bí thư Tô Lâm trên báo Nhân Dân điện tử
- Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
Xem nhiều
-
1
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
2
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
-
3
Thông điệp về thích ứng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024
-
4
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
-
5
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người làm báo trong xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông hiện nay
-
6
Quản lý thông tin về văn hóa tôn giáo trên báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông hình ảnh về Tổng Bí thư Tô Lâm trên báo Nhân Dân điện tử
Truyền thông hình ảnh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần thể hiện sinh động uy tín, phong cách và hoạt động lãnh đạo của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, qua đó tăng cường niềm tin của nhân dân, củng cố sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2024, hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm được thể hiện trên báo Nhân Dân điện tử một cách trang trọng, nhất quán, phù hợp với định hướng chính trị – tư tưởng, phản ánh đầy đủ các mặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong nước và đối ngoại. Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng truyền thông hình ảnh về lãnh đạo cấp cao cần tiếp tục được quan tâm toàn diện cả về nội dung, hình thức, đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí và các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông nhằm phát huy vai trò của báo chí trong việc lan tỏa hình ảnh lãnh đạo, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong tình hình mới.
Báo chí đa nền tảng và những yêu cầu về đào tạo báo chí truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số
Báo chí đa nền tảng và những yêu cầu về đào tạo báo chí truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số
Báo chí đa nền tảng (Multi platform journalism) đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới và tại Việt Nam những năm gần đây. Tại Việt Nam, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số vào năm 2025 và 100% vào năm 2030, báo chí đa nền tảng càng được các tòa soạn đầu tư phát triển, tập trung vào ba nền tảng chính: nền tảng xã hội (social), nền tảng di động (mobile), nền tảng web. Bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu về sự phát triển của xu hướng báo chí đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề đặt ra ở góc độ nguồn nhân lực, từ đó, đề xuất một số giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực báo chí truyền thông đáp ứng nhu cầu phát triển báo chí đa nền tảng tại Việt Nam.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ báo chí - truyền thông trong bối cảnh thông tin hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ báo chí - truyền thông trong bối cảnh thông tin hiện nay
Kỷ nguyên số đã tạo ra một bối cảnh thông tin phức tạp chưa từng có, đặt ra những thách thức sâu sắc đối với báo chí - truyền thông Việt Nam. Sự bùng nổ của nội dung do Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, tin giả, và thông tin sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội sẽ làm xói mòn lòng tin công chúng và uy tín của báo chí. Trong bối cảnh này, việc nâng cao năng lực tư duy phản biện và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông trở thành yêu cầu cấp thiết, không chỉ để duy trì chất lượng thông tin mà còn để bảo vệ nền tảng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội và góp phần vào sự ổn định quốc gia. Bài viết phân tích, đề cập về vấn đề tư duy phản biện và đạo đức nghề nghiệp trong báo chí Việt Nam, chỉ ra những biểu hiện tích cực, các hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời nhấn mạnh vai trò của cơ quan quản lý, các tổ chức báo chí và sự tự thân rèn luyện của mỗi nhà báo, hướng tới xây dựng một nền báo chí vững mạnh, bản lĩnh và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.
Tích hợp giảng dạy AI trong đào tạo báo chí, truyền thông: Tiếp cận từ đặc điểm người học
Tích hợp giảng dạy AI trong đào tạo báo chí, truyền thông: Tiếp cận từ đặc điểm người học
Trong bối cảnh giáo dục hiện đại với công nghệ phát triển mạnh mẽ, AI vừa là đối tượng để học tập, vừa là yếu tố thúc đẩy học tập chủ động và kiến tạo tri thức thông qua quá trình học. Dựa trên khảo sát về nhu cầu, nhận thức, năng lực sử dụng AI và kỳ vọng về các kỹ năng mong muốn được đào tạo của sinh viên báo chí và truyền thông, bài viết đưa ra các đề xuất chính về phát triển chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục báo chí truyền thông Việt Nam hiện nay.
Truyền thông hình ảnh về Tổng Bí thư Tô Lâm trên báo Nhân Dân điện tử
Truyền thông hình ảnh về Tổng Bí thư Tô Lâm trên báo Nhân Dân điện tử
Truyền thông hình ảnh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần thể hiện sinh động uy tín, phong cách và hoạt động lãnh đạo của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, qua đó tăng cường niềm tin của nhân dân, củng cố sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2024, hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm được thể hiện trên báo Nhân Dân điện tử một cách trang trọng, nhất quán, phù hợp với định hướng chính trị – tư tưởng, phản ánh đầy đủ các mặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong nước và đối ngoại. Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng truyền thông hình ảnh về lãnh đạo cấp cao cần tiếp tục được quan tâm toàn diện cả về nội dung, hình thức, đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí và các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông nhằm phát huy vai trò của báo chí trong việc lan tỏa hình ảnh lãnh đạo, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong tình hình mới.
Bình luận