Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
1. Đặt vấn đề
Phát ngôn đối ngoại là một cách thức để thực hiện công tác đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại nói riêng thông qua hoạt động giao tiếp, phát biểu, bày tỏ quan điểm, lập trường của một cơ quan, đơn vị hành chính, tổ chức, của một quốc gia trước các vấn đề trong nước và quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi những lợi ích quốc gia, dân tộc chân chính,vì mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Phát ngôn đối ngoại là một phần quan trọng trong công tác đối ngoại của Việt Nam. Đó kênh thông tin thể ý kiến, quan điểm và chính sách đối với các vấn đề quốc tế. Phát ngôn đối ngoại có thể được thực hiện qua các bài phát biểu, tuyên bố, hội thảo, phỏng vấn hoặc thông qua các kênh truyền thông.
Công tác phát ngôn đối ngoại nhằm mục đích bảo vệ và quảng bá lợi ích của quốc gia, đồng thời tạo ra một môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu văn hóa, thương mại, đầu tư và hòa bình với các quốc gia khác. Trong bối cảnh toàn cầu và bùng nổ thông tin, phát ngôn đối ngoại là kênh thông tin chính thức, uy tín và quan trọng để xây dựng quan hệ ngoại giao bền vững, đáng tin cậy.
2. Vai trò của công tác phát ngôn đối ngoại
2.1. Phát ngôn đối ngoại là một cách thức để thực hiện công tác đối ngoại
Phát ngôn đối ngoại là qua hoạt động giao tiếp, phát biểu, bày tỏ quan điểm, lập trường của một cơ quan, đơn vị hành chính, tổ chức, của một quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu, mục tiêu của công tác đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại nói riêng. Đây là kênh thông tin chính thống mà Đảng và Nhà nước sử dụng để truyền tải những thông điệp quan trọng, nhằm giới thiệu chủ trương, đường lối, chính sách và quan điểm của đất nước thông qua phát ngôn chính thức tại các sự kiện, diễn đàn quốc tế, họp báo quốc tế, họp báo trong nước(1).
Là cầu nối giữa các tổ chức, quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi thông tin và giao tiếp hiệu quả giữa chính phủ và công chúng thông qua các phương tiện báo chí, truyền thông, phát ngôn đối ngoại giúp cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về chủ trương, chính sách và hoạt động của chính phủ đến với người dân và công chúng.
Thông qua hoạt động đưa tin của các nhà báo, phóng viên đến từ các hãng truyền thông, trong và ngoài nước, tin tức, hình ảnh về Việt Nam đến với công chúng quốc tế thế giới. Bên cạnh đó, hoạt động cung cấp thông tin của người phát ngôn một cách có chọn lọc, bạn bè quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài sẽ có những thông tin về Việt Nam một cách đầy đủ, chính xác nhất.
Những thắc mắc, băn khoăn của phóng viên quốc tế khi được giải đáp tại ngay các cuộc phỏng vấn, họp báo sẽ giúp công chúng quốc tế có thể nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về chủ trương, đường lối chính sách, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Việt Nam, giúp người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tăng cường hiểu biết, ủng hộ Việt Nam. Phát ngôn đối ngoại với tính chính thống, nội dung thông tin chọn lọc, giúp bạn bè quốc tế có những thông tin về Việt Nam một cách đầy đủ, chính xác nhất.
Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vì nhiều lý do phải sống xa quê hương, nhất là những thế hệ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, phát ngôn đối ngoại là kênh thông tin chính xác, đáng tin cậy về quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với các vấn đề lớn, nhạy cảm như vấn đề dân tộc, dân quyền, tôn giáo, tín ngưỡng và chủ quyền lãnh thổ… Do đó, công tác phát ngôn đối ngoại là kênh thông tin chính thức, quan trọng trong xây dựng lòng tin và sự ủng hộ đối Đảng, Nhà nước.
2.2. Phát ngôn đối ngoại thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại trong quá trình hội nhập của Việt Nam
Hội nhập quốc tế hiện nay đã trở thành một xu thế vô cùng quan trọng và to lớn trong thế giới hiện đại, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và cuộc sống của từng quốc gia. Công tác đối ngoại, được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển đất nước, đã trở thành một trụ cột không thể thiếu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra tư tưởng chỉ đạo đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu chính là bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia và dân tộc, đặt lợi ích quốc gia và dân tộc lên hàng đầu.
Phát ngôn đối ngoại đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong một tình hình đầy biến động và thách thức, những tuyên bố của Việt Nam thể hiện trên các diễn đàn, các phương tiện truyền thông về quan điểm sẵn sàng đóng góp và sự nỗ lực, tích cực hội nhập quốc tế góp phần thể hiện đóng góp của đất nước vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới.
Phát ngôn đối ngoại khẳng định quan điểm, đường lối đối ngoại của Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc, bày tỏ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vục. Qua đó khẳng định đậm nét những dấu ấn không thể phủ nhận của đất nước, cũng như xác định rõ vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”(2).
2.3. Phát ngôn đối ngoại phê phán, bác bỏ những thông tin sai lệch, những luận điệu bôi xấu, xuyên tạc về đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta
Phát ngôn đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thể hiện hình ảnh của một quốc gia trên trường quốc tế. Thông qua phát ngôn đối ngoại, các vấn đề quan trọng trong nước và quốc tế được thông báo kịp thời và có định hướng rõ ràng. Điều này giúp người dân nắm bắt được thông tin mới nhất về sự phát triển của đất nước, cũng như những vấn đề nóng, nhạy cảm được dư luận trong nước, quốc tế quan tâm. Việc thông báo kịp thời và đúng đắn sẽ giúp duy trì sự minh bạch và tránh những hiểu lầm không đáng có.
Những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng không thể phủ nhận trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh, tình hình khu vực và thế giới ngày càng phức tạp, các thế lực thù địch đã nhận thức được tầm quan trọng của chính sách đối ngoại hội nhập quốc tế, chúng liên tục tấn công xuyên tạc, nhằm phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa và đa phương hóa của Việt Nam.
Thủ đoạn của các thế lực là gây khó khăn cho Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, tìm cách tác động, mua chuộc, lôi kéo các đối tác từ bên ngoài để gây sức ép, tác động vào nội bộ đất nước; quốc tế hóa những vấn đề của quốc gia; lợi dụng các vấn đề đối ngoại để xuyên tạc các vấn đề nhạy cảm về chủ quyền, kinh tế, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo…
Trong lĩnh vực hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị móc nối gây dựng lực lượng đối lập, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo, hướng lái các chủ trương, chính sách hợp tác, hội nhập của Việt Nam đi chệch mục tiêu. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch “biện giải” rằng Việt Nam chưa có đủ các điều kiện hội nhập quốc tế, hoặc vin vào những tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế cho rằng, nên đóng cửa khép kín, không cần hội nhập quốc tế để giữ được độc lập, tự chủ, bản sắc dân tộc.
Mục đích của chúng là nhằm gây mâu thuẫn, dẫn đến hoài nghi, dao động, mất niềm tin trong nội bộ, ảnh hưởng đến tiến trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Mặt khác, lợi dụng quá trình hội nhập quốc tế, lợi dụng sơ hở của chính sách, các thế lực thù địch thúc đẩy tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường bằng cách lôi kéo những cán bộ, đảng viên, quần chúng thoái hóa, biến chất thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trên một số trang mạng xã hội đã xuất hiện những quan điểm, ý kiến của một số cán bộ, đảng viên, nhà nghiên cứu... dưới các hình thức “lời kêu gọi”, “tư vấn”, “phản biện”, “kiến nghị”, “góp ý”... nhằm phê phán đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.
Trước những sự chống phá trên, công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế là yêu cầu cấp thiết, thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc thực hiện phát ngôn trên các diễn đàn, các cuộc họp báo và trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, công công tác phát ngôn đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; tranh thủ các dư luận quốc tế để củng cố, bồi đắp, gia tăng sức mạnh nội lực, tiềm lực đất nước…, qua đó bẻ gãy những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta.
3. Kết luận
Phát ngôn đối ngoại là một phần quan trọng trong công tác đối ngoại của Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin, phát ngôn đối ngoại là kênh thông tin chính thức, uy tín và đáng tin cậy, cần được chú trọng. để thông tin về đường lối, chính sách đối ngoại, bẻ gãy những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch góp phần hiệu quả trong thực hiện công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta./.
______________________
(1) Điều 7, Nghị định 72/2015/NĐ-CP, ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ Về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.
(2)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, T. I, tr. 164.
Tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
3. Nghị định số 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động Thông tin Đối ngoại.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Nghị định số 154/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/11/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú
Quản lý nhà nước về cư trú là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước đối với các vấn đề xã hội được tiến hành theo quy định theo pháp luật về cư trú. Quản lý nhà nước về cư trú là cơ sở để cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cơ quan có thẩm quyền trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội góp phần giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và thực hiện an sinh xã hội cho người dân. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều tiến hành hoạt động quản lý cư trú, với các cách thức phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ phát triển, phong tục tập quán của mình. Ở Việt Nam, ngay từ khi đất nước giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt nhiệm vụ quản lý cư trú lên hàng đầu trong xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Bình luận