Văn hóa báo chí phải trở thành thói quen
Tác nghiệp báo chí phải là hoạt động văn hóa
Văn hóa báo chí là bộ phận cấu thành văn hóa nói chung, là tổng thể giá trị do con người sáng tạo ra trong lĩnh vực báo chí, được xã hội thừa nhận, phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và pháp luật hiện nay. Văn hóa báo chí được thẩm thấu trong hoạt động của cơ quan báo chí, sản phẩm báo chí, là tiền đề cho phát triển, là động lực cho thương hiệu, uy tín của nhà báo, cơ quan báo chí, đồng thời, góp phần gia tăng hàm lượng văn hóa ở các hiện tượng xã hội khác.
Báo chí là văn hóa, đã là văn hóa thì tất nhiên đòi hỏi người làm báo phải có văn hóa, nhà báo phải coi tác nghiệp của mình là hoạt động văn hóa. Theo nhà báo Phan Quang, “chắc không mấy ai dám vỗ ngực xưng mình là “nhà văn hóa”, tuy nhiên, về thực chất, có văn hóa là yêu cầu quán xuyến cuộc đời nghề nghiệp của bất kỳ ai dấn thân vào nghề báo, viết văn hay làm nghệ thuật”(1). Cố nhà báo Hữu Thọ - một nhân cách báo chí lớn của nền báo chí cách mạng Việt Nam từng nói: nhà báo phải “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” - Câu nói đã thành tôn chỉ hoạt động nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.
Mắt sáng là để nhìn tận mắt, nhìn rõ, nhìn đúng bản chất sự việc, hiện tượng; lòng trong để không vì tư lợi hay bị vật chất cám dỗ, làm vẩn đục mà uốn cong ngòi bút, đổi trắng thay đen, tô hồng thổi phồng sự thật; bút sắc để thể hiện rõ tính chiến đấu và sức chiến đấu của bài viết, có thể khiến mỗi tác phẩm đều toát lên vẻ đẹp làm lòng người rung động, thực sự đi vào trái tim, khối óc người tiếp nhận. Khi người làm báo đạt đến những điều đó, chính họ đã trở thành “nhà văn hóa”.
Ở mỗi quốc gia, việc xác định tiêu chí văn hóa thường căn cứ vào chuẩn mực văn hóa đã được nhân loại và quốc gia công nhận, đồng thời, căn cứ vào luật pháp, thực tiễn hoạt động và sứ mệnh chính trị của báo chí ở quốc gia đó. Tại Việt Nam, trước yêu cầu của thực tiễn, nhân dịp Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân đã phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí và công bố Tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam.

Tại lễ phát động, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: “Mỗi cơ quan báo chí, người làm báo cần quyết tâm, kiên trì triển khai thực hiện”(2). Qua bộ tiêu chí, tựu trung, để trở thành người làm báo, nhà báo văn hóa, phải hội đủ 3 yếu tố: Đạo đức báo chí - Thượng tôn pháp luật - Tài năng. Để trở thành cơ quan báo chí văn hóa, phải đáp ứng thêm 2 tiêu chuẩn: Công sở văn hóa - Thương hiệu, uy tín, tầm ảnh hưởng.
Đạo đức nghề nghiệp, tinh thần thượng tôn pháp luật và tài năng tạo nên cốt cách, phẩm chất văn hóa của nhà báo; nó tác động, chế định chất lượng và giá trị của sản phẩm mà nhà báo, cơ quan báo chí tạo ra. Có đạo đức, tự khắc nhà báo, cơ quan báo chí sẽ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất cách mạng của người chiến sĩ cầm bút trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, hành nghề có trách nhiệm với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Đạo đức trong sáng, tinh thần thượng tôn pháp luật sẽ giúp người làm báo, nhà báo và cơ quan báo chí nhận thức đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí; nhận thức rõ sứ mệnh, vai trò của mình trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; sản phẩm sẽ có tính chiến đấu, tinh thần dân tộc, tính nhân văn, nhân đạo; nhân lên những điều thiện lành, vẻ đẹp chân - thiện - mỹ trong đời sống...
Bên cạnh đó, văn hóa báo chí đòi hỏi được thể hiện ngay trong chính cơ quan - đó là văn hóa đối nội, văn hóa công sở. Văn hóa công sở là hệ thống những giá trị mang tính chuẩn mực, được cơ quan báo chí tạo dựng trên cơ sở tuân thủ đạo đức, pháp luật và các quy định khác. Nhà báo văn hóa là người luôn trung thành với tòa soạn, tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo, tự giác khép mình vào những chuẩn mực văn hóa của tập thể. Nhà báo phải lấy uy tín, thương hiệu của cơ quan làm đích phấn đấu, nỗ lực hết sức để có được những sản phẩm hay, tốt, tạo được sức lan tỏa, sức ảnh hưởng trong cộng đồng. Khi tác nghiệp, nhà báo không còn đại diện cho cá nhân, mà đại diện cho cơ quan, nhân danh cơ quan và nhân danh công chúng, nên luôn có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp hình ảnh đẹp của cơ quan nói riêng, của báo chí nói chung.
Mọi phong cách, giao tiếp, kỹ năng hành nghề đều phải được uốn nắn, điều chỉnh, rèn giũa hằng ngày. Những năm qua, nhiều cơ quan báo chí đã tự bồi đắp giá trị văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa, định hình tiêu chuẩn văn hóa để cán bộ, phóng viên tự giác thực hiện. Nhờ đó, chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí được nâng cao, nhiều giá trị tốt đẹp được lan tỏa tích cực. Không ít cơ quan tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; người đứng đầu luôn nêu cao vai trò gương mẫu...
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn không ít nhà báo, cơ quan báo chí xa rời các chuẩn mực văn hóa, thậm chí có những hành vi, biểu hiện lệch chuẩn, chạy theo xu hướng thương mại hóa, biến tờ báo thành công cụ phục vụ thị hiếu tầm thường, xa rời nhiệm vụ chính trị và giá trị nhân văn...
Dựa theo kết luận thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông, có thể nhận thấy, dù đã được tuyên truyền nhiều, xử lý nhiều, nhưng vi phạm văn hóa báo chí vẫn là một thực trạng nhức nhối. Vẫn còn tạp chí, cơ quan báo chí “Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động”, “không chấp hành quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên báo chí”; Tạp chí có dấu hiệu “báo hóa”, “tư nhân hóa” trong hoạt động liên kết báo chí, “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí; Tạp chí có vi phạm quy định về liên kết trong hoạt động báo chí, có nguy cơ dẫn đến rủi ro cho cơ quan báo chí; đăng, phát thông tin sai sự thật; quy kết tội danh khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật...”(3).
Một số tờ báo, tạp chí “chưa thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép”; nhà báo “chưa hiểu đúng phạm vi tôn chỉ, chưa thể hiện tinh thần cầu thị”, “Lãnh đạo tạp chí chưa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc cấp giấy giới thiệu cho phóng viên, cộng tác viên đi tác nghiệp”(4).
Nhiều cơ quan báo chí còn để xảy ra tình trạng “Có nhiều đơn thư phản ánh, khiếu nại liên quan đến nội dung thông tin đăng tải trên báo, hoạt động tác nghiệp của phóng viên”; “Công tác biên tập, kiểm duyệt nội dung, công tác quản lý hoạt động tác nghiệp chưa tốt, chưa chặt chẽ, gây bức xúc cho đối tượng phản ánh”; “Không thực hiện cải chính, xin lỗi khi thông tin sai sự thật”; “Thực hiện cải chính không đúng quy định, không đúng vị trí vi phạm quy định”; “Miêu tả tỉ mỉ hành vi tội ác”; “Không thực hiện báo cáo, giải trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”; “Báo cáo, giải trình không đúng thời hạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Phía sau các tờ báo bị đình bản, tạm đóng cửa, phạt hành chính..., là trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu, của các nhà báo tiếp tay sai phạm. Nhiều nhà báo bị xử lý kỷ luật, tước thẻ hành nghề, trong đó có cả Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng, phó phòng, ban trong thời gian qua đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của vi phạm đạo đức, luật pháp nghề nghiệp, cũng là vi phạm văn hóa ,báo chí. Do đó, một lần nữa, văn hóa báo chí của người đứng đầu, của đội ngũ lãnh đạo cơ quan cần phải được đặc biệt coi trọng. Bởi nâng cao văn hóa của người đứng đầu chính là nâng cao hàm lượng văn hóa của tờ báo, của đội ngũ nhà báo.
Phát triển tài năng để tạo lối đi riêng, tầm vóc văn hóa riêng
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Internet và bối cảnh chuyển đổi số, báo chí không chỉ đang phải tự cạnh tranh với nhau để định vị thương hiệu, chiếm lĩnh công chúng, mà còn đang trong cuộc cạnh tranh gay gắt với thông tin mạng xã hội và truyền thông internet nói chung. Do đó, không thể nói về văn hóa báo chí mà không nhấn mạnh yếu tố độc quyền, riêng biệt. Văn hóa báo chí còn phải là tìm hướng đi riêng, tạo phong cách riêng, xây dựng tầm vóc văn hóa riêng.
Đây là thách thức không nhỏ đối với hầu hết cơ quan báo chí. Nhà nghiên cứu truyền thông nổi tiếng George Sylvie cho rằng: Sản phẩm truyền thông là sản phẩm của tài năng(5). Tài năng của nhà báo thời đại 4.0 phải hội tụ “5 trong 1”: Thành thạo công nghệ số để tạo nên giá trị mới; có kỹ năng khai thác, xử lý, kiểm chứng thông tin số; năng lực sáng tạo nội dung đa nền tảng và tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện; kỹ năng làm việc nhóm; viết giỏi. Không còn nghi ngờ gì nữa: tài năng góp phần dệt tầm vóc văn hóa của nhà báo, uy tín của tờ báo và cơ quan báo chí. Chính tài năng sẽ đem đến giá trị khác biệt giữa các nhà báo và tờ báo.
Trong lĩnh vực chuyển đổi số, cơ quan báo chí văn hóa chính là cơ quan dám mạnh dạn thử nghiệm những mô hình mới, những cách làm mới, những dạng thức truyền thông mới, với mục đích cao nhất là chiếm lĩnh công chúng thông minh, lan tỏa uy tín, thương hiệu, tạo nên lối đi riêng, tầm ảnh hưởng riêng. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, ngoài một số cơ quan báo chí lớn có tiềm lực kinh tế và nhân sự, nhiều tờ báo còn lúng túng trong triển khai mô hình tòa soạn hội tụ, chưa có sản phẩm đa phương tiện. Một số đài phát thanh, truyền hình, cơ quan báo in ít đầu tư số hóa sản phẩm để phát hành trên website riêng của mình.
Trong khi báo chí phát trên mạng xã hội có tiềm năng rộng mở, giúp tiếp cận với thị trường công chúng hơn 70 triệu người dùng, đặc biệt lớp công chúng trẻ, thì không ít tờ báo vẫn thờ ơ đứng ngoài. Nhiều tờ báo còn trùng lặp nội dung, thiếu tin tức mang tính “độc quyền”; tuyến bài điều tra, phóng sự, bình luận với chiều sâu thông tin, mang tính giám sát, phản biện xã hội sâu sắc chưa được đầu tư bài bản...
Chậm đổi mới, ít sáng tạo, đồng nghĩa với trì trệ, lạc hậu, giảm sút sức cạnh tranh, bị công chúng lãng quên. Tờ báo sẽ nghèo đi, thiếu chuyên nghiệp. Nhiệm vụ chính trị, vai trò xã hội của tờ báo đều không đạt được. Cho nên, nói tài năng, tri thức, sự sáng tạo là tố chất tạo nên văn hóa báo chí, chính ở lẽ đó. Đa số nhà báo và cơ quan báo chí đều mong muốn có được danh xưng nhà báo văn hóa, tờ báo văn hóa. Để giúp mong muốn thành hiện thực, bên cạnh tuân thủ bộ tiêu chí được Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân phát động, mỗi cơ quan báo chí nên xây dựng bộ tiêu chí văn hóa đặc thù, phù hợp điều kiện thực tiễn, làm cơ sở để tất cả lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên quyết tâm, bền bỉ thực hành./.
________________________________________________
(1) Dẫn theo: Báo chí và văn hóa, Nhà báo Phan Quang, https://vov.vn/vov-binh-luan/bao-chi-vavan-hoa-201383.vov.
(2) Xem thêm: Tiêu chí thực hiện“cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam”, https://www.congluan.vn/tieu-chi-thuc-hien-coquan-bao-chi-van-hoa-va-van-hoa-cua-nguoi-lambao-viet-nam-post200199.html
(3) https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/ 159389/Thong-bao-noi-dung-chinh-ket-luan-thanh-tradot-xuat-viec-chap- hanh-quy-dinh-phap-luat-ve-baochi-doi-voi-Tap-chi-dien-tu-Tri-thuc-truc-tuyen.html.
(4) https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/ 157474/Ket-luan-thanh-tra-dot-xuat-viec-chaphanh-quy-dinh-phap-luat-ve-bao-chi-doi-voi-Tapchi-Nha-Quan-ly.html.
(5) Media management - a casebook approach (Quản lý phương tiện truyền thông - một cách tiếp cận theo từng trường hợp), George Slyvie, Routledge, 2008, p.207.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí điện tử Người Làm Báo ngày 27/9/2023
Bài liên quan
- Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
- Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông
- Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
- Lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong những chủ đề phổ biến trên báo chí
- Lịch sử và phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông đại chúng
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 41: Giữ hồn Rối, truyền sử Việt
-
2
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đại học ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp
-
3
Về tộc danh "Mán" trong bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 1946
-
4
Mạch Nguồn số 42: Phố sách Hà Nội - Điểm hẹn tri thức
-
5
Khoa Quan hệ quốc tế 40 năm xây dựng và phát triển
-
6
Kỹ năng trả lời phỏng vấn báo chí
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề an ninh mạng của Trung Quốc hiện nay
(LLC&TTĐT) Cuộc cạnh tranh giành ưu thế trên không gian mạng giữa các quốc gia ngày càng gay gắt. Việc sử dụng không gian mạng để kiểm soát quyền ngôn luận về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, dư luận xã hội... nhằm phục vụ cho sự cạnh tranh, đối đầu giữa các tổ chức, thậm chí giữa các quốc gia, đã trở thành một cách làm phổ biến của cộng đồng quốc tế. Các hoạt động phá hoại nhằm vào hệ thống thông tin mạng đã phát triển thành việc kiểm soát không gian mạng, biến không gian mạng thành công cụ và phương tiện quan trọng để giành lợi ích chính trị hoặc kinh tế. Nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc đã, đang bị tổn hại bởi các cuộc tấn công, thâm nhập liên lĩnh vực và liên không gian một cách thường xuyên, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, làm tê liệt nhiều chức năng xã hội, phá hoại an ninh quốc gia. Trước những mối nguy cơ và các cuộc tấn công trên không gian mạng, Trung Quốc đã có những biện pháp phòng, chống khá hiệu quả, qua đó, gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam.
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chỉ dẫn và động lực quan trọng đối với báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay
Trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhiều nhận định, định hướng, chỉ đạo quý báu đối với báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là những chỉ đạo có tính hệ thống, xuyên suốt trong các bài phát biểu, bài báo từ năm 1986 đến năm 2022. Trên cơ sở phân tích các định hướng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong cuốn sách, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông
Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông
(LLCT&TTĐT) An ninh môi trường đã được đề cập tới từ rất sớm, được xem như một trong những vấn đề cấp bách của nhân loại, và sau này được xếp là một thành tố của lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Bài viết này tóm lược nhận thức về an ninh môi trường trên thế giới và Việt Nam, và khái quát hiện trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay thông qua Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 - 2021 của Bộ tài nguyên và Môi trường. Từ đó, đặt vấn đề truyền thông cũng là một phần của giải pháp trong vấn đề an ninh môi trường và đề xuất các yêu cầu đối với nhà báo truyền thông về môi trường hiện nay.
Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
Đào tạo nguồn nhân lực báo chí theo hướng chuyển đổi số là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự thành công đối với công cuộc chuyển đổi số báo chí hiện nay, trong đó, tập trung đào tạo về nội dung và công nghệ. Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số báo chí cần được coi là trọng tâm và cấp thiết quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đổi số báo chí.
Văn hóa báo chí phải trở thành thói quen
Văn hóa báo chí phải trở thành thói quen
Văn hóa có tầm quan trọng đặc biệt, là tiền đề cho sự phát triển, là động lực cho xây dựng, định hình thương hiệu, uy tín của nhà báo và cơ quan báo chí. Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt, áp lực của chuyển đổi số hiện nay, nhà báo, cơ quan báo chí phải thực hành văn hóa thường xuyên, mỗi ngày.
Bình luận