Về chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại
I. Những căn cứ để xây dựng chuẩn mực mới của người phụ nữ Việt Nam
Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiếp cận với kinh tế tri thức đòi hỏi phải xây dựng người phụ nữ Việt Nam mới thời hiện đại. Vậy căn cứ để xác định chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam đó như thế nào? Trước hết cần xuất phát từ hoàn cảnh đất nước và thời đại để xác định chuẩn mực của người phụ nữ, đáp ứng đòi hỏi của cách mạng Việt Nam hiện nay.
Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi vào nền kinh tế tri thức của thể kỷ XXI, cùng với quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, giao lưu hội nhập về văn hóa trên thế giới.
Ở nhiều quốc gia và dân tộc, cũng như ở Việt Nam cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa nhiều phụ nữ từ đồng ruộng, nông thôn vào nhà máy trở thành công nhân công nghiệp và các ngành sản xuất dịch vụ khác. Không những thế, ngay cả trên đồng ruộng, cùng với việc thực hiện cơ khí hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang đòi hỏi việc trí thức hóa người lao động nữ, đào tạo nhân lực nữ có trình độ, biết ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất.
Những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra từ giữa thế kỷ XX cùng với các ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật cao trong y tế, giáo dục, nông nghiệp, thương mại, ngân hàng, giao thông vận tải v.v… kể cả trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội đã tạo ra những tiền đề cho cuộc sống có chất lượng mới ở thế kỷ XXI. Thế giới đang chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội tri thức. Mô hình phát triển được nhiều quốc gia hướng tới là nền kinh tế tri thức, được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối, sử dụng hàm lượng cao tri thức và công nghệ thông tin. Nhờ thông tin điện tử, thương mại điện tử, nền kinh tế của từng nước đang vượt giới hạn quốc gia và hình thành hệ thống kinh tế toàn cầu. Những điều này cũng đang diễn ra ở Việt Nam, khi một số ngành như nông nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp may mặc đang từng bước đi vào hệ thống thương mại toàn cầu, khi Việt Nam đang tích cực hoạt động trong khối kinh tế ASEAN và chuẩn bị các điều kiện để gia nhập WTO (Tổ chức thương mại Thế giới) vào năm 2005.
Do đó, tăng cường đầu tư vào con người, trí thức hóa lực lượng lao động là công dân, công nhân, viên chức, đặc biệt lớp trẻ và phụ nữ, là yêu cầu hết sức cấp bách, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế ở nước ta. Quá trình này sẽ kéo theo nhiều biến đổi quan trọng trong đời sống xã hội và các sinh hoạt văn hóa tinh thần. Nhiều cơ hội mới đang mở ra cho sự phát triển đối với người phụ nữ, vì khoa học phục vụ và tạo cho họ nhiều việc làm phù hợp, có năng suất cao, từ đó nâng cao giá trị và vị thế của họ. Thế giới đã đưa ra nhận xét rằng: “Nam giới đại diện cho thời đại công nghiệp, nữ giới đại diện cho thời đại thông tin”.
Việc xác định chuẩn mực người phụ nữ mới đòi hỏi có cách suy nghĩ lịch sử, cụ thể. Một chuẩn mực đặt ra không phải là cố định, vĩnh viễn, chính xác tuyệt đối, mà luôn vận động đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ mới. Nó có tính lịch sử, cụ thể trong không gian và thời gian nhất định, được đặt trong hòan cảnh mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi cá nhân, tùy theo công việc, năng lực, phẩm chất, gia đình và môi trường lao động của từng người.
Cách tiếp cận hình thành chuẩn mực người phụ nữ mới cũng là kết quả sự kết hợp giữa những giá trị văn hóa - đạo đức của dân tộc Việt Nam, của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, hiện đại và hướng tới tương lai, cùngvới việc tiếp thu những giá trị tư tưởng tốt đẹp của thời đại.
II. Những yêu cầu thực tiễn đang đặt ra cho người phụ nữ Việt Nam hiện nay
1. Sự toàn cầu hóa về kinh tế đòi hỏi nước ta nhanh chóng đưa nền kinh tế đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. Điều này sẽ giúp nhiều khâu lao động chân tay do đông đảo phụ nữ đảm nhiệm dần chuyển sang nửa cơ giới, cơ giới và tự động hóa chẳng hạn trong các ngành nông lâm nghiệp và tiểu thủ công, trong công nghiệp nhẹ và các ngành dịch vụ.
Đẩy mạnh hiện đại hóa sản xuất đòi hỏi sử dụng các công nghệ cao, công nghệ thông tin v.v… Hòa nhập vào nền kinh tế thế giới ta sẽ có những lợi thế nhưng cũng có những rủi ro, bất cập. Nó đòi hỏi đổi mới cách quản lý kinh doanh, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tổng sản lượng kinh tế quốc tế. Để có hiệu quả kinh tế cao, phải cạnh tranh khốc liệt cả ở trong nước lẫn trên thương trường quốc tế. Với phụ nữ, còn có sự cạnh tranh trên thị trường lao động với nam giới về việc làm, trình độ nghề nghiệp, điều kiện, hoàn cảnh làm việc v.v…
Toàn cầu hóa về kinh tế kéo theo sự hội nhập, giao lưu về văn hóa, lối sống. Cảnh báo những xu hướng tiêu cực có thể có khi hội nhập văn hóa, Liên hiệp quốc và Tổ chức UNESSO từng yêu cầu có sự đối thoại giữa các nền văn hóa, xây dựng một nền Văn hóa hòa bình và phi bạo lực, chống thực dân hóa về tinh thần, chống chủ nghĩa đế quốc về văn hóa, chống chính sách toàn cầu hóa văn hóa với ý đồ làm cho các nước nhỏ, đang phát triển và yếu, bị phụ thuộc và rập khuôn theo nền văn hóa, lối sống của các nước lớn, phát triển.
Sự đối thoại giữa các nền văn hóa các nước trên thế giới bao hàm sự đối thoại giữa các truyền thống văn hóa và triển vọng phát triển toàn cầu. Sự toàn cầu hóa về văn hóa, nếu có phải là sự đa dạng trong sự thống nhất, nhằm giữ gìn tính đa dạng văn hóa của các dân tộc đi đôi với tiếp thu những tinh hoa văn hóa thời đại. Việt Nam tiếp cận và hòa nhập với nền văn hóa thế giới, đồng thời vẫn phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa, cũng là sản phẩm của văn hóa. Người phụ nữ Việt Nam vừa tham gia sáng tạo ra nền văn hóa mới có tính dân tộc và tính thời đại, vừa phát huy những giá trị văn hóa truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, hiếu nghĩa, chung thủy trên tinh thần trân trọng học tập, tiếp thu những giá trị văn hóa mới của thời đại như tư tưởng bình đẳng, dân chủ, tự do, tôn trọng cá nhân, lợi ích cá nhân và quyền của họ, tôn trọng pháp luật, làm tròn nhiệm vụ và trách nhiệm cá nhân.
2. Những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng kinh tế, văn hóa của đất nước đang đòi hỏi ở người phụ nữ những phẩm chất mới về chất lượng trí tuệ cao, kỹ năng lao động giỏi, có nhân cách và đạo đức.
a) Trước hết, người phụ nữ Việt Nam thời đại ngày nay cần có trí tuệ, có trình độ học vấn, kiến thức cao để đi vào cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất, sử dụng mạng lưới thông tin điện tử. Đi vào hiện đại hóa còn đòi hỏi người lao động nữ có tri thức ở tầm quốc tế để tiếp cận với các thành tựu khoa học thế giới, có kiến thức đa dạng, nhưng lại hướng về mục tiêu thống nhất là công việc chuyên môn mình đang làm.
Ở thế kỷ XXI có nhiều ngành nghề mới có khả năng kết hợp được tính cách nữ với định hướng nghề nghiệp. Có thể kể đến các ngành: ngân hàng, marketing, kinh doanh, đặc biệt kinh doanh may mặc, ngành quản lý (manager), nghiên cứu thị trường, làm tổ chức nhân sự, giám đốc các đơn vị văn hóa, nghệ thuật. Các bộ môn nghệ thuật là thế mạnh của nữ. Sự phát triển đa dạng các ngành dịch vụ sẽ tạo việc làm cho phụ nữ và nâng cao chất lượng sống của họ trong gia đình. Do đó, việc đào tạo nhân lưc nữ có tri thức và chú trọng bồi dưỡng nữ trí thức, nữ chuyên gia có trình độ cao càng trở nên quan trọng để họ có thể điều hành các ngành sản xuất kinh doanh bằng tư duy trí tuệ, thông qua hệ thống máy móc tự động và mạng Internet. Ở nước ta lực lượng nữ nông dân chiếm 52% tổng số lao động nữ. Để đáp ứng yêu cầu thực tế đó hầu hết cần được nâng cao mặt bằng trí thức; đồng thời cần phát triển một số lượng nữ chuyên gia có trình độ khoa học-công nghệ cao.
b. Năng động sáng tạo là một yêu cầu mới trong công việc. Cần cù chịu khó, chịu đựng gian khổ là đức tính truyền thống đáng quý của phụ nữ Việt Nam, nhưng chưa đủ với thời đại mới. ở trong nước cũng như quốc tế, nhiều sự kiện, tình huống mới xuất hiện liên tục tác động đến công việc của mọi ngành mọi giới. Do đó, để giải quyết công việc trong điều kiện mới cần năng động sáng tạo, có cách suy nghĩ, cách làm khác trước, không thể theo nếp làm cũ, kinh nghiệm cũ.
Với nhiều phụ nữ điều còn khó khăn là họ theo nếp quen, chấp hành một cách thụ động. Chúng ta không nhầm lẫn giữa việc giữ vững kỷ luật công tác với tính độc lập sáng tạo trong giải quyết công việc. Việc xử lý tốt những tình huống khó khăn, đem lại kết quả mong muốn trong công việc, đó chính là chúng ta đã làm việc với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc.
Tính độc lập sáng tạo của cá nhân, sự đổi mới tư duy trong suy nghĩ và hành động là hết sức cần thiết bởi chân lý có tính lịch sử, cụ thể, có vấn đề lúc trước là đúng, thời kỳ sau hoàn cảnh khách quan thay đổi, có thể không còn đúng nữa. Thí dụ, suy nghĩ về người phụ nữ và hoạt động của họ hiện nay có phải chỉ làm nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, v.v… mới phù hợp, là có ích cho đất nước và gia đình không? Những thành tích của phụ nữ Việt Nam ở Seagames 22 và Paragames 2 vừa qua làm sửng sốt và nức lòng nhân dân cả nước. Đó là những điều mà trước đây - không xa hơn một chục năm thôi, tưởng rằng phụ nữ Việt Nam không thể làm được. Hay nhiều nữ doanh nhân trẻ rất năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Họ quản lý sản xuất với tư duy mới, trên cơ sở những kiến thức khoa học nên đạt được những thành tựu xuất sắc trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc gia và quốc tế.
c) Là thành viên gia đình và thường gánh vác nhiều trách nhiệm đồng thời là một công dân sống giữa cộng đồng dân cư, người phụ nữ có nhiều quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Họ cần có lối sống văn hóa, sống đẹp, sống tốt, có lòng nhân hậu, quan tâm không chỉ đến lợi ích cá nhân mà cả lợi ích xã hội. Chuẩn mực đạo đức, tư cách đó phản ánh tính nhân văn sâu sắc của truyền thống phụ nữ Việt Nam.
Lối sống văn hóa được biểu hiện ngay trong tác phong sống, làm việc khoa học. Lối sống văn hóa được thể hiện từ những việc làm cụ thể hàng ngày, trong quan hệ đối xử, ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng xã hội, cũng như với các thành viên gia đình, cha mẹ, chồng con, anh em v.v… Đó không phải là những lời nói rỗng tuếch, ba hoa, hời hợt bề ngoài mà là những việc làm cụ thể, thiết thực, nhiều khi nhỏ nhặt, nhưng lại chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc, đem lại niềm vui, sự an tâm tin tưởng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
d) Phụ nữ thường gắn với gia đình rất mật thiết, đồng thời phải đảm đương ba chức năng: sản xuất, kinh doanh; sinh con, nuôi con nhỏ; chăm sóc gia đình, nhà cửa, làm tròn trách nhiệm với cộng đồng. Như vậy, họ cần có sức khỏe dẻo dai mới cáng đáng nổi những công việc đó cùng một lúc. Sức khỏe bền bỉ không phải tự dưng có, phải tự rèn luyện, tập luyện thường xuyên; quan trọng hơn là sống điều độ trong ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi, tránh những sự thái quá cả về mặt vật chất và tinh thần.
e) Lòng yêu nước, yêu quê hương, đồng bào, cũng như tình cảm gắn bó với gia đình, dòng họ là động lực, là sức mạnh tự thân thúc đẩy người phụ nữ vươn lên, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để có thể làm giàu kiến thức của mình, trở thành người có trí tuệ, có sức khỏe dẻo dai, có lối sống văn hóa, hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, cả sự nghiệp và gia đình.
III. Những khó khăn và hướng phấn đấu đạt tiêu chuẩn người phụ nữ của thời đại mới
1. Trước hết là trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của số đông phụ nữ hiện còn thấp, so với nam giới cũng thấp hơn, chưa đáp ứng yêu cầu của công việc hiện nay. Việc học tập văn hóa của phụ nữ đến nay so với nam giới vẫn bị nhiều hạn chế về cơ hội, điều kiện. Họ gặp trở ngại trong việc tiếp tục học lên cao, khi còn nhiều định kiến của cộng đồng, của gia đình khiến trẻ em gái không được học bình đẳng với em trai. Với người đã lập gia đình, có con nhỏ thì việc học thêm, học tiếp trở nên hết sức khó khăn.
Phụ nữ nói chung, kể cả nữ cán bộ, viên chức thường rơi vào tình trạng ít đọc sách báo, theo dõi các thông tin kịp thời và thường thiếu sách báo, tài liệu cần thiết. Trình độ ngoại ngữ của phần lớn phụ nữ công chức, viên chức lại yếu nên ngại tiếp xúc với khách nước ngoài trong những dịp hiếm hoi gặp gỡ họ. Nhược điểm của phụ nữ là ít giao lưu với đồng nghiệp và ít tiếp xúc với khách quốc tế, nên tầm nhìn còn nhiều hạn chế. Nhiều nữ công chức thường đảm nhiệm những việc hành chính sự vụ, ít tham gia vào các khâu công tác có điều kiện nâng cao trí tuệ và tư duy sáng tạo. Sau giờ làm việc họ quay về gia đình, lo cơm nước, con cái hoặc ngoài công việc chính thức còn làm thêm ngòai giờ để tăng thu nhập cho gia đình, nhưng lại là việc không đúng với nghiệp vụ chuyên môn nên không có điều kiện nâng cao trình độ.
2. Vậy hướng khắc phục các khó khăn như thế nào?
a. Cần quyết tâm nâng cao năng lực bản thân, tranh thủ cơ hội, điều kiện để tự học và tham gia các lớp học, học đủ, học có kết quả. Thường ngày cố gắng đọc sách báo, cập nhật thông tin. Kiên quyết gạt bỏ những lý do chưa cần thiết, chưa vội, cản trở việc học tập đều đặn và khắc phục khó khăn chị em thường nêu lên là thiếu thời gian. Lý do thiếu thời gian học tập thường che giấu tinh thần ngại khó. Học tập là chìa khóa mở đường cho phụ nữ vươn lên. Bí quyết thành công của những chị đã hòan thành chương trình học tập của mình, nhiều trường hợp học tại chức, chính là họ biết sắp xếp công việc khoa học, phối hợp giữa làm việc với học tập, chăm sóc gia đình, có quyết tâm cao trong việc tuân theo lịch trình đó.
Sự cân đối hài hòa trong việc thực hiện các vai trò của phụ nữ chỉ có thể có được trên cơ sở vạch ra một kế hoạch thực hiện công việc tương đối khoa học hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, v.v… với những dự phòng các sự cố bất thường xảy ra. Không phải chỉ có cán bộ lãnh đạo các cấp mà bất cứ nữ cán bộ nhân viên nào cũng cần có kế hoạch công tác của mình.
b. Học tập cách đối thoại với các loại ý kiến khác nhau, các quan điểm lập luận khác nhau khi tiếp xúc với đồng nghiệp, với nhân dân. Muốn đối thoại có kết quả, trước hết cần bình tĩnh lắng nghe người khác trình bày, có suy nghĩ rồi mới trả lời, đồng thời hãy thực sự cầu thị. ý kiến các đồng nghiệp, của nhân dân có gì đúng, hay thì cần ghi nhận, ý kiến mình có điểm sai phải thừa nhận. Chỉ trên cơ sở đó, việc chúng ta giảng giải mới khiến người khác dễ tiếp thu, vì họ thấy mình không ngoan cố, không phủ nhận một chiều, đã lắng nghe ý kiến của họ, tạo ra sự thông cảm giữa hai bên, cùng đối thoại.
Đối thoại hay tuyên truyền cần chú ý đối tượng người nghe, người trao đổi ý kiến về mặt giới tính, về nghề nghiệp, trình độ, về tuổi tác v.v… Đặc biệt cần có thái độ đúng mực, có thiện chí sẵn sàng học tập người khác, học tập quần chúng nhân dân, không phải chỉ là dạy bảo và phán xét họ.
Trong việc học tập, đối thoại, phụ nữ cần khắc phục bệnh tự ti về năng lực, về sự hiểu biết của mình, gặp thất bại không nản, kiên trì thì sẽ thành công.
c. Rèn luyện lối sống có văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, môi trường sống văn hóa.
Như trên đã nói, lối sống văn hóa bao gồm từ cách ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, bạn bè, trong cách giải quyết công việc chuyên môn, nếp sống cá nhân, gia đình. Qua cách ứng xử thể hiện tấm lòng nhân hậu, khoan dung, thông cảm và tận tình giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, cũng như tình cảm yêu thương chồng con, lòng hiếu đễ với cha mẹ…
Mặc dù hiện nay đã có nhiều dịch vụ giúp giảm nhẹ công việc nội trợ cho phụ nữ, nhưng chị em vẫn tốn nhiều thời gian, công sức. Mâu thuẫn giữa sự nghiệp và gia đình đôi lúc rất căng thẳng, đặc biệt ở lớp trẻ có con nhỏ tuổi, ở đây họ cần sự hợp tác của chồng con, đặc biệt của người chồng. Sự nghiệp, gia đình, Tổ quốc, ba vấn đề lớn đó bổ sung cho nhau, gắn bó làm một ở người phụ nữ. Họ có đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân đối của cả ba nội dung đó thì mới tìm được nguồn vui và hạnh phúc trọn vẹn. Vì vậy họ không chỉ xây dựng gia đình văn hóa cho cá nhân mà cần xây dựng gia đình văn hóa và tạo ra môi trường văn hóa bao quanh cuộc sống của họ, ở cơ quan, xí nghiệp, trong gia đình.
Để đạt được chuẩn mực người phụ nữ mới như nói trên, người phụ nữ phải phấn đấu gian khổ, vươn lên khắc phục mọi khó khăn nhất là trong hoàn cảnh còn nhiều định kiến xã hội. Mỗi người phụ nữ phải tự cứu lấy mình, không tự ti, vươn lên và vượt lên chính mình.
Tuy nhiên, trong quá trình này người phụ nữ cần nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và sự động viên cổ vũ kịp thời của cộng đồng xã hội. Nhà nước chú trọng việc đầu tư nâng cao dân trí cho đông đảo phụ nữ, đặc biệt là các em gái ở nông thôn, vùng sâu, xa, miền núi, các dân tộc ít người. Đồng thời trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, cần tạo cơ hội, điều kiện cho phụ nữ tham gia với tỷ lệ cao hơn, chú ý những ngành phù hợp với lao động nữ. Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc dân, hướng tập trung vào đối tượng nữ học sinh, nữ sinh viên ở nông thôn, miền núi. Trong việc phát triển và quản lý nguồn nhân lực, cần trọng dụng nhân tài nữ, chú ý đề bạt những phụ nữ tài năng, tránh định kiến cho họ hay bận việc gia đình, con cái, v.v… cần khắc phục sự bất bình đẳng về giới trong việc sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực.
Tôn trọng lợi ích người lao động là một nguyên tắc cơ bản, đặc biệt với lao động nữ, những người phải thực hiện chức năng mang thai, sinh nở, nuôi con nhỏ. Tạo môi trường dân chủ trong việc sử dụng lao động nữ để nam nữ đều có cơ hội thăng tiến, có điều kiện được giải phóng và phát huy tiềm năng.
Thế kỷ XXI đang mở ra những chân trời mới. Người phụ nữ cần chủ động tham gia các lĩnh vực các hoạt động chuyên môn, các nghề nghiệp mới, bằng trí tuệ thông minh, tính cần cù chịu khó, lòng ham học hỏi, tự tin, quả cảm, xuất phát từ tình yêu gia đình và Tổ quốc. Hoạt động khoa học và công nghệ nước ta thế kỷ XXI không thể thiếu được vai trò phụ nữ. Chỉ có tri thức, năng lực, trí tuệ, tay nghề cao và lòng nhân ái mới có thể giúp họ khẳng định chỗ đứng trong thế giới hiện tại và tương lai. Đó cũng chính là những phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận