Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng
Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng:
"Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm."
Năm điều dạy đó của Bác lớp lớp thế hệ thiếu niên nhi đồng Việt Nam luôn khắc ghi, học tập và làm theo! Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Viết về Bác, nhà thơ Tố Hữu từng có những vần thơ đầy xúc động:
"Bác ơi tim bác mênh mông thế
Ôm trọn non sông mọi kiếp người"
Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người”, có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Người từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác bón cơm cho các em nhỏ, hình ảnh Người gần gũi bên các cháu vui Tết Trung thu giản dị mà đầm ấm yêu thương. Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi đến thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, Ngày khai trường, Tết trung thu,… mãi mãi khắc sâu, trở thành tài sản vô giá đối với các thế hệ măng non Việt Nam.
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đảng viên của Đảng bộ huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Quản lý đảng viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo hiệu quả của Đảng trong hệ thống chính trị. Đảng bộ huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý đảng viên, bao gồm kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tăng cường kiểm tra, giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đảng viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như chưa kiểm soát chặt chẽ tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức của một bộ phận đảng viên, công tác sinh hoạt chi bộ chưa đồng đều, và việc phát triển đảng viên mới ở một số khu vực còn gặp khó khăn. Bài viết này phân tích các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đảng viên tại Đảng bộ huyện Đô Lương, tập trung vào việc tăng cường giáo dục chính trị, đổi mới phương thức sinh hoạt chi bộ, hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đảng viên, và đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới. Những giải pháp này hướng đến mục tiêu xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới.
Mạch Nguồn số 61: CÔ ĐOÀN THỊ HOA - NGƯỜI LÁI ĐÒ ĐẶC BIỆT
Mạch Nguồn số 61: CÔ ĐOÀN THỊ HOA - NGƯỜI LÁI ĐÒ ĐẶC BIỆT
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Những người thầy giáo, cô giáo luôn là những người truyền ngọn lửa nhiệt huyết bằng sự tận tâm, tận lực. Mỗi nhà giáo bằng những cách thức khác nhau đã đều và đang tham gia vào quá trình giáo dục nguồn nhân lực đất nước. Muốn có những người trò giỏi thì phải có những người thầy tốt. “Dạy trẻ lành lặn đã khó, dạy trẻ khuyết tật lại muôn phần khó hơn” nhưng cô Đoàn Thị Hoa sẵn sàng làm một người thầy, người mẹ của hàng trăm trẻ em người khuyết tật trên khắp cả nước. Với tấm lòng yêu thương, nhân ái, cô đã từng bước xây dựng lên Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa hay đúng hơn là mái nhà yêu thương của những trẻ em khiếm khuyết. Tại đây, cô không chỉ giúp các em có cái nghề để học mà còn giúp các em có công việc để làm, có thêm mái nhà để yêu thương. Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, xin kính mời quý vị và các bạn cùng đón xem chương trình Mạch Nguồn số 61 với chủ đề “Cô Đoàn Thị Hoa - Người lái đò đặc biệt” để hiểu thêm về nỗi vất vả của nghề gieo chữ.
Mạch Nguồn số 60: "Bão tin giả"
Mạch Nguồn số 60: "Bão tin giả"
Năm 2024 là năm nhiều khó khăn, thách thức thiên tai với mùa mưa bão kéo dài, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho nhiều địa phương. Bên cạnh đó, trong lúc cơn bão càn quét và sau khi đã suy yếu, một số đối tượng đã lợi dụng sự kiện này để tung hàng loạt các thông tin sai sự thật nhằm trục lợi cá nhân, gây hoang mang, bức xúc cho dư luận. Hiện tượng "Bão tin giả” đã ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh trật tự xã hội và cuộc sống của người dân, gây khó khăn cho công tác phòng, chống bão lũ trong thời gian vừa qua. Xin kính mời quý vị và các bạn cùng đón xem chương trình Mạch Nguồn số 60 với chủ đề “Bão tin giả” để cùng bàn luận và nhận diện về những hiểm họa từ tin giả và cách phòng tránh thiệt hại từ tin giả, bảo vệ cộng đồng trong mùa bão.
Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
Trong chặng đường 30 năm xây dựng phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tham gia tích cực vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Video điểm lại một số nét cơ bản, ghi nhận những cố gắng không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, nhân viên Tòa soạn và của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và cộng tác viên để cống hiến cho sự phát triển của Tạp chí, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.
Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ, trở thành công dân của một quốc gia có chủ quyền, độc lập, tự do và dân chủ. Thắng lợi vẻ vang mùa thu năm ấy là kết quả tất yếu của truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam được nuôi dưỡng qua hàng ngàn thế kỷ, là thắng lợi của trí tuệ và sức mạnh của Đảng, tinh thần đoàn kết của dân tộc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu chương trình Mạch Nguồn số 56 với chủ đề “Dấu ấn về mùa thu lịch sử” để cùng hòa mình vào không khí đầy tự hào của dân tộc 79 năm về trước, thông qua những địa chỉ đỏ còn lưu dấu về sự kiện Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
Bình luận