Tác nghiệp trong sự thức tỉnh!
Gần 4,9 triệu liều vaccine Covid-19 viện trợ và hơn 100.000 liều mua sẽ về Việt Nam cuối tháng 2 (Bản tin VTV ngày 16.2.2021)
Hy vọng rằng sự thật này sẽ thức tỉnh chúng ta, thức tỉnh nhân loại về những giá trị nhân bản củ
Là con người! Chúng tôi tin rằng khi có tình yêu và đức tin vào Tổ tiên, vào dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong huyết quản, nhất định chúng ta sẽ cùng bạn bè quốc tế vượt qua trận đại dịch thế kỷ này!
1. Vào những ngày cuối cùng của năm cũ thời tiết ở châu Âu rất lạnh, nhưng nó dần được xua tan bởi những lời chúc tràn đầy năng lượng yêu thương từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp ở khắp năm châu vào gia đình tôi. Những lời chúc đậu trên cành thông non còn vương nhựa mà bố con cháu Cuti vừa mua từ ngoại ô, những lời chúc vương trong phòng khách, trong căn bếp ấm áp, trên bàn làm việc và… trong tim tôi. Tôi ngồi nhấm nháp vị Tết quê trong chén trà hương sen, được pha trong chiếc tích làm bằng gốm Bát Tràng, ủ trong quả dừa khô Bến Tre. Tiếng nhạc Phật nhè nhẹ, thoát tục, mọi phiền muộn dường như lùi xa, chỉ còn lại hơi ấm của tình yêu trong thời khắc thời khắc giao thừa.
2. Năm 2020, được cho là một năm không may mắn của nhân loại nhưng thiển ý của tôi lại cho rằng, có lẽ, đó là một năm thành công của sự thức tỉnh về những giá trị nhân bản của con người! Tình yêu, đức tin và lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta vượt lên nghịch cảnh. Điều này, ít nhiều đã được chứng thực trong công việc của chúng tôi, đó là Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu. Ban dự án đã tổ chức một cuộc thi viết về tình yêu quê hương, cội nguồn, lòng biết ơn Tổ tiên và đã nhận được hàng trăm bài dự thi của bà con kiều bào từ gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, hàng chục nghìn bà con kiều bào, bạn bè quốc tế từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng đã thay hình đại diện trên trang Facebook cá nhân bằng hình chim hạc, trống đồng, như một nén tâm hương hướng về cội nguồn nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Thông điệp về lòng biết ơn Tổ tiên này đã nhanh chóng lan tỏa rộng khắp và chạm đến hàng triệu trái tim của đồng bào, kiều bào, bạn bè quốc tế.
3. Mới đây, chúng tôi cũng đã nhận được những bức thư viết tay Chúc mừng năm mới của bà con kiều bào và chuyên gia quốc tế viết bằng 25 ngôn ngữ/24 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có những nét chữ nắn nót, thơ ngây của các Thiên sứ thế hệ F2 từ Malaysia, Slovakia, Hungary, Austria… Có những vần thơ xúc động của những người con xa xứ từ Cộng hòa Séc, Liên Bang Nga, Hoa Kỳ… Có những lời chúc chân thành, nồng ấm từ những vị chính khách, đồng nghiệp nhà báo, nghệ sĩ quốc tế nổi tiếng từ Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Những lời yêu thương chân thành đó đã “sưởi ấm ba đông” cho những người con xa xứ chúng tôi.
Chúng tôi, kiều bào và bạn bè quốc tế đã và đang xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, trong các tương tác truyền thông xã hội, trong chuỗi chương trình Talkshow Con cháu vua Hùng toàn cầu (Talkshow Hung King´s) vào tối thứ 7 hàng tuần trên hệ thống truyền thông xã hội của Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu. Ở đó, các nhà trí thức, khoa học, chuyên gia, doanh nhân, kiều bào và bạn bè quốc tế đã cùng nhau chia sẻ, thảo luận về nhiều chủ đề phong phú: từ nỗi nhớ cố hương “Khói lam chiều”, “Sen cố hương” đến “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”, đến việc chia sẻ các nghiên cứu mới - về tế bào gốc (Hungary, EU), phương pháp gieo trồng các sản vật tiến Vua như Sâm, trầm hương (Canada, Việt Nam, Hàn Quốc…), hay phương thức tác nghiệp báo chí - truyền thông trong thời kỳ Covid-19 (CHLB Đức, Hoa Kỳ, Đài Loan…), đến những vấn đề văn hóa khu vực như “Mật mã phương Đông”, “Thắp lửa Lạc Hồng”, “Những ngôi sao phương Đông”, “Phẩm hạnh dân tộc”… Chúng tôi tin rằng, khi có tình yêu và đức tin vào Tổ tiên, vào dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong huyết quản, nhất định chúng ta sẽ cùng bạn bè quốc tế vượt qua trận đại dịch thế kỷ này!
4. Dịch bệnh Covid-19 hoành hành lan rộng trên phạm vi toàn cầu, trước tình huống nguy hiểm đó, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu đã quyết định thực hiện chiến lược đào tạo các Khóa nghiệp vụ báo chí - truyền thông và Dẫn chương trình online, nhằm đào tạo ra các Sứ giả truyền thông để hỗ trợ các hoạt động cho Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu online và kết nối cộng đồng kiều bào trên toàn cầu vượt qua đại dịch. Theo góc độ nghiên cứu của chúng tôi, đây là khóa đào tạo báo chí - truyền thông đầu tiên dành cho kiều bào trên quy mô toàn cầu. Khóa học do các giảng viên, chuyên gia báo chí - truyền thông đầu ngành trong và ngoài nước giảng dạy. Kết thúc 2 khóa học, các học viên của 10 quốc gia đã được nhận Chứng nhận tốt nghiệp. Sau đó, họ bắt đầu “lao” vào tác nghiệp: thực hành viết tin, bài, làm phóng sự, dựng clip, dẫn hiện trường, viết kịch bản và dẫn các chương trình Talkshow… với bầu nhiệt huyết trẻ trung, sôi động và đầy lòng tự tôn dân tộc. Nhiều người đã thổ lộ rằng họ đã “tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời”. Chúng tôi xin được trân trọng gọi họ là đồng nghiệp!
Châu Âu: Sứ giả truyền thông Đỗ Phương Ly (kiều bào Slovakia) chia sẻ: “Tôi đã không cầm được nước mắt khi được gọi tên trong Lễ vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu năm 2020 tại Thủ đô Hà Nội (kết nối trực tuyến với 10 quốc gia trên thế giới). Tôi cảm thấy lòng tự hào dân tộc giờ đây càng trào dâng, tôi khát khao được đóng góp sức mình vào việc lan tỏa giá trị văn hóa của Việt Nam đến đông đảo cộng đồng kiều bào và bạn bè quốc tế”.
Trong thời gian dịch bệnh diễn ra căng thẳng tại châu Âu, Sứ giả truyền thông Trịnh Thu Hương (Cộng hòa Séc) vẫn miệt mài với những chương trình dạy hát dân ca online cho thế hệ F2, làm các clip phóng sự về lớp học tiếng Việt, các chương trình ca nhạc cho bà con kiều bào...; Hay nhóm Sứ giả truyền thông Hungary, MC Minh Hiền, Nghiên cứu sinh Bích Trâm, họa sĩ Nguyễn Cẩm Lệ… tranh thủ đêm về thiết kế các poster, xây dựng các kịch bản Talkshow nhằm kết nối các nhà khoa học kiều bào và bạn bè quốc tế đến với Việt Nam.
Châu Á: Sứ giả truyền thông MC Lily Nguyễn (Hội phó Hội Phụ nữ Việt Nam tại Malaysia), người phụ nữ có giọng đọc truyền cảm được khán giả kiều bào yêu mến: Thời điểm Việt Nam đã khống chế được dịch Covid-19 giai đoạn 1, trong khi đó Malaysia và nhiều nước khác đang đứng trước nguy cơ giãn cách xã hội nghiệm ngặt thì gia đình khuyên mẹ con tôi trở về Việt Nam kẻo muộn, nhưng cuối cùng chúng tôi đã quyết định ở lại bên bố và sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất…; Nhóm sứ giả Malaysia MC Kiều Ngân, Nghiên cứu sinh, MC Anna, Y sĩ Thu Trang (Hội trưởng Hội phụ nữ Việt Nam tại Malaysia)… đã kêu gọi quyên góp tiền, thực phẩm, thuốc, khẩu trang giúp bà con kiều bào mắc kẹt tại Malaysia và gửi tặng đồng bào trong nước. Đồng thời, các sứ giả đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia giúp đỡ các bệnh nhân hiểm nghèo được trở về quê nhà. Đặc biệt, các sứ giả còn phân công nhau thường xuyên cập nhật tin bài về tình hình dịch bệnh cho cộng đồng, cũng như tham gia xây dựng các chương trình dạy tiếng Việt cho con em kiều bào, các chương trình Talkshow nhằm lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến đông đảo công chúng Malaysia và bạn bè quốc tế;
Nhóm sứ giả Đài Loan, Ms Fanny Doan, Ms Alissa, Ms Trang Trần, Ms Thư Trần, Đại sứ Thiện chí Phẩm Trân… đã quyên góp tiền, khẩu trang gửi tặng đồng bào trong nước, đồng thời, tham gia thực hiện các số Talkshow nhằm truyền lửa cho thế hệ F2 và lan tỏa giá trị văn hóa Việt tại Đài Loan và các nước.
Tại Việt Nam, nhóm sứ giả MC Minh Ngọc, MC Ngô Ngọc Luyến khi nghe các đồng nghiệp ở nước ngoài kể về những câu chuyện tác nghiệp thương tâm trong mùa đại dịch, chúng tôi đã lặng người, cầu chúc cho thế giới sớm bình an, những người con xa xứ sớm được trở về trong vòng tay yêu thương của người thân; Nhà báo Lan Phương, sứ giả Gia Hân, Nguyễn Hiền, Hữu Quảng, Bùi Chuyền, nhà thơ Nguyệt Vũ Đại sứ thiện chí Trần Văn Mười, Đại sứ thiện chí Ngô Thị Tuyến… đã viết nhiều tin, bài, quyên góp hàng nghìn khẩu trang, hàng trăm triệu đồng ủng hộ đồng bào Quảng Nam, Đà Nẵng. Các sứ giả đã phối hợp thực hiện các Talkshow nhằm lan tỏa tấm lòng người Việt, lan tỏa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở nước ngoài;
Châu Mỹ: Sứ giả Cẩm Nhung, người phụ nữ có tinh thần thép thường chỉ được ngủ 3-4 tiếng một ngày. Chị vật lộn với công việc của tập đoàn, của công ty mới tại Việt Nam với ước nguyện đưa “mô hình kinh tế mới” đến với cộng đồng. Mặc dù, mô hình đó rất phổ biến trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ đối với một số quốc gia nên chị đã gặp nhiều sức ép, nhưng bằng niềm tin của mình chị vẫn tiến bước và dần được các chuyên gia quốc tế nể phục. Chị luôn nỗ lực làm việc với tinh thần tự tôn dân tộc, luôn cố gắng lan tỏa giá trị văn hóa Việt – Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Mỹ và với bạn bè quốc tế.
Châu Úc: Sứ giả Jen Nguyen, người phụ nữ có nghị lực phi thường. Chị đã vượt qua nỗi đau mất phu quân trong thời gian đại dịch để lao vào công việc của công ty và cộng đồng. Các chương trình chị làm MC hay tham gia với tư cách khách mời cũng đều nhận được sự cảm mến của đông đảo kiều bào và bạn bè quốc tế./.
_________________
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 17.2.2021
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
Trong chặng đường 30 năm xây dựng phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tham gia tích cực vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Video điểm lại một số nét cơ bản, ghi nhận những cố gắng không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, nhân viên Tòa soạn và của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và cộng tác viên để cống hiến cho sự phát triển của Tạp chí, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.
Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ, trở thành công dân của một quốc gia có chủ quyền, độc lập, tự do và dân chủ. Thắng lợi vẻ vang mùa thu năm ấy là kết quả tất yếu của truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam được nuôi dưỡng qua hàng ngàn thế kỷ, là thắng lợi của trí tuệ và sức mạnh của Đảng, tinh thần đoàn kết của dân tộc dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu chương trình Mạch Nguồn số 56 với chủ đề “Dấu ấn về mùa thu lịch sử” để cùng hòa mình vào không khí đầy tự hào của dân tộc 79 năm về trước, thông qua những địa chỉ đỏ còn lưu dấu về sự kiện Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
Mạch Nguồn số 55: Lửa
Mạch Nguồn số 55: Lửa
Nhắc đến các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy là nhắc đến những con người hiên ngang và quả cảm, không quản ngại ngày đêm đối đầu với hiểm nguy. Họ là những chiến sĩ tiên phong và mạnh mẽ, là lực lượng rắn rỏi đối chọi với những tên “giặc lửa” hung tợn. Xin kính mời quý vị và các bạn cùng đón xem Mạch Nguồn số 55 với chủ đề “Lửa” để thấu hiểu hơn về cuộc sống và công việc hàng ngày của những anh hùng cứu cháy; đồng thời tôn vinh tinh thần dũng cảm, quật cường của họ - những con người trong khoảnh khắc đỏ lửa đã quên thân mình mà hy sinh tận hiến.
Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
Để đất nước được độc lập, thống nhất như ngày hôm nay có rất nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh hay để lại một phần thân thể nơi chiến trường. Họ sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “ tất cả vì Tổ quốc thống nhất ”. Đây chính là tấm gương ngàn đời cho lớp lớp thế hệ noi theo. Kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), xin kính mời quý vị và các bạn cùng đón xem chương trình Mạch Nguồn số 54 với chủ đề “Thắp lửa tri ân” để cùng tìm hiểu những hành động mà thế hệ hôm nay đã và đang thực hiện nhằm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với Tổ quốc.
Bình luận