Vốn quý của nghề báo
“Đường dài mới biết ngựa hay”
Đời làm báo mỗi người một vẻ, có nhà báo sống mãi với thương hiệu của mình (kể cả khi đã qua đời), có nhà báo vi phạm pháp luật phải chịu cảnh tù tội, có nhà báo suốt đời cứ thường thường bậc trung... Rõ ràng, “đường dài mới biết ngựa hay”.
“Đường dài” chính là sự dấn thân đam mê, sự trải nghiệm sâu sắc của người cầm bút cốt đem về từng đề tài hay, cách viết sống động, trung thực khiến bạn đọc biết đến anh là một nhà báo có nghề.
Đơn giản, nếu không dấn thân vào gian lao và khổ ải, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, chắc chắn nhà báo không thể có đề tài “hơn người” được. Không dấn thân nghĩa là không có trải nghiệm.
Nếu nhà báo không dấn thân, không trải nghiệm sẽ không bao giờ có kinh nghiệm. Hoặc dấn thân, trải nghiệm nửa vời sẽ không thể viết nổi một bài báo mang đến nhiều lợi ích cho xã hội. Thực tế, mỗi chuyến đi, mỗi tác phẩm báo chí xuất sắc tạo cho người làm báo một tâm thế vững vàng hơn, một vị trí đáng trân trọng trong đời sống xã hội. Từ tâm thế, vị trí này có những tác động trở lại khiến tay nghề của nhà báo càng vững chắc, “lan tỏa” hơn. Sự tác động này đem đến niềm tin cho bạn đọc, từ đó công chúng cung cấp cho nhà báo nhiều nguồn tin quý, độc quyền.
Một lần, nhờ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Lưỡng Minh, huyện Tương Dương dẫn lên đỉnh Pù Lôm cao chót vót dãy rừng miền tây xứ Nghệ để thâm nhập hang ổ buôn bán ma tuý của các đối tượng vốn là người dân tộc địa phương. Nhóm đối tượng từng tạo ra những điểm nóng nhức nhối về ma tuý trên biên giới Việt - Lào. Đi trong chiều tối, trèo lên đỉnh Pù Lôm mới hay, nếu lỡ nói tiếng Kinh, lỡ đưa máy ảnh lên chụp hình có thể bị đối tượng mang ba lô ma tuý bắn ngay lập tức.
Sau chuyến thâm nhập, phóng sự “Đột nhập thung lũng ma tuý Pù Lôm” được đăng trên Báo Tuổi Trẻ. Một lần khác sang Thà Khẹc (Trung Lào) đưa tin nhanh vụ tai nạn thương tâm của hàng chục lao động bị lật đò trong đêm khuya trên sông Mekong để hiểu thêm cảnh đời phiêu bạt “chui”, kiếm sống nơi xứ người.
Một lần rời thị xã Móng Cái (Quảng Ninh), “mai phục” bên này bờ sông Bắc Luân, ghi hình một cô gái đồng hương Nghệ An vừa thoát khỏi hang ổ mua bán người bên kia biên giới tháo thân về đất Việt. Vấn nạn đang là đề tài thời sự. Từ đây, tòa soạn chỉ đạo đi tiếp lên Lạng Sơn, Cao Bằng để viết hồ sơ 5 trang về vấn nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới trên Báo Tuổi Trẻ chủ nhật. Vụ đó, nếu không có điện thoại một người thân ở Bộ Tư lệnh biên phòng thì không thể sang được bên kia biên giới cách cửa khẩu hàng trăm ki-lô-mét để tiếp cận một “động” mại dâm có không ít cô gái Việt.
Tất cả những bài viết đã hằn sâu trong kí ức tác giả những trải nghiệm từ cách đi, cách tiếp cận, cách khai thác, ghi chép, ghi âm tư liệu kể cả những số điện thoại mở ra mối quan hệ cần thiết hỗ trợ khi gặp trắc trở giữa đường xa, rừng thẳm để trở về an toàn với những bài báo không lãng nhách.
Khắc chế đường đi của những “ổ mối”
“Ổ mối” ở đây là biểu hiện của những tổ chức, cá nhân có hành vi tiêu cực, tham nhũng. Sở dĩ đề cập tới nội dung này, bởi quá trình điều tra đề tài chống tham nhũng thường gặp những “sự đời” trớ trêu do nhân vật tìm đủ mọi cách chối tội, kể cả việc từ chối nhà báo tiếp cận. Khi đó, nhà báo thực hiện hai công việc một lúc: Vừa khai thác hành vi phạm tội, vừa ngăn chặn để đối tượng không thể hợp thức hóa hành vi tham nhũng. Công việc này thực sự là một trải nghiệm quý khi thực hiện phóng sự điều tra.
Khi viết những nẻo đường tác nghiệp này, nhà báo đang thực hiện phóng sự điều tra về việc truy chi hàng chục tỷ đồng từ Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An) cho hai Ban quản lí rừng phòng hộ (BQLRPH) Kỳ Sơn, Tương Dương của tỉnh này. Chúng tôi biết Phòng cảnh sát kinh tế (PC03) Công an Nghệ An cũng đang khai thác việc truy chi gây những hậu quả khó lường.
Ngày 5/10, PC03 đã gọi hỏi anh Trần Quốc Thuận - nạn nhân đầu tiên trong vụ án. Hồ sơ vụ án của chúng tôi có được sau hơn ba tháng điều tra, cho biết năm 2014 anh Thuận xin nghỉ việc tại BQLRPH Kỳ Sơn về quê làm việc khác. Bất ngờ, tháng 7/2019 khi chúng tôi và PC03 đang ráo riết điều tra, thu thập chứng cứ vụ án thì anh Cao Văn Quỳnh (Trưởng ban QLRPH Kỳ Sơn) xuống nhà anh Thuận ở xóm Hòa Tiến, xã Hưng Lộc, TP. Vinh. Tại đây, “anh Quỳnh đưa cho tôi 4 - 5 triệu gì đó, nói là tiền cũ của tôi và nhờ tôi kí vào một số văn bản mà tôi không để ý là văn bản gì”, anh Thuận kể lại.
Tiếp đó, vào dịp tháng 9, khi cường độ điều tra càng tăng, anh Quỳnh xuống nhà anh Thuận lần hai, đưa 130 triệu đồng. Anh Quỳnh vẫn nói, “tiền cũ đang sót lại” và bảo anh Thuận kí nhận. Trong lúc đó, anh Thuận không hề hay biết đây là số tiền trong tổng số hơn 2 tỷ đồng mà năm 2013 Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng truy chi ngược về năm 2012 cho 14 cán bộ 2B (diện hợp đồng dài hạn) của BQLRPH Kỳ Sơn. Sở dĩ có chuyện này là do BQLRPH Kỳ Sơn nhận số tiền nêu trên nhưng không cho cán bộ 2B, kể cả phó ban biết ngoài anh Quỳnh (trưởng ban) và kế toán, thủ quỹ.
Ngay sau khi biết tình huống này, PC03 đã khẩn trương gửi giấy triệu tập, mời anh Thuận đến Cơ quan cảnh sát điều tra làm việc. Theo PC03, việc nạn nhân Thuận nhận tiền và kí như vậy là tạo điều kiện cho người phạm tội hợp thức hóa hồ sơ để chạy án. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì sau này khi phá án rất khó đấu tranh với người phạm tội vì “sở trường” của tội phạm là chối tội. Nội dung nêu trên chỉ là một chi tiết nhỏ trong vụ án. Hiện thời gian này đang trong giai đoạn chính của vụ án.
Mới hay, trong quá trình thực hiện đề tài chống tham nhũng, công việc của nhà báo nếu được phối hợp nhịp nhàng với Cảnh sát điều tra thì hiệu quả sẽ tăng gấp nhiều lần. Thực tế này không dễ xảy ra, nhưng nếu có thì đây chính là một vốn liếng rất quý của nghề báo./.
Vũ Toàn
Nguồn: http://nguoilambao.vn/von-quy-cua-nghe-bao-n16311.html
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
3
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
4
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
5
Tương lai cho thế hệ vươn mình
-
6
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN TẠP CHÍ CHUYÊN ĐỀ TỪ NĂM 2025
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ Tây Ninh trong công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh
Công tác cán bộ nữ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và phát huy tối đa tiềm năng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà những yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ nữ lại càng trở nên quan trọng hơn. Nếu làm tốt công tác này, sẽ tạo ra môi trường, cơ hội để đội ngũ này phát huy tài năng, trí tuệ của mình; đồng thời sự tham gia của cán bộ nữ trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ giúp xây dựng những chính sách thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Do đó, việc quan tâm đến công tác cán bộ nữ trong giai đoạn hiện nay không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển công bằng, tiến bộ và thịnh vượng của xã hội.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận