Xu thế truyền thông - những cơ hội và thách thức trong đào tạo báo chí
Trong khi các chủ báo in còn đang phải đau đầu để giữ vững số lượng báo phát hành trước sự tấn công không thể chống đỡ của báo điện tử và trang thông tin trên Internet, sự phát triển mạnh mẽ của báo miễn phí - một xu thế báo chí ở nhiều nước đã được mệnh danh là “những kẻ ăn thịt đồng loại” hay là “những kẻ ám sát” đối với báo truyền thống. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra chuẩn nén MPEG2, MPEG4 trên giải băng thông rộng là bước ngoặt trong truyền dẫn phát sóng. Một băng thông nay có thể truyền phát được nhiều kênh truyền hình số với tốc độ cao cùng một lúc. Điều nay đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều kênh truyền hình Internet (IPTV) rất có thế mạnh cạnh tranh.
Xu thế phát triển truyền thông cũng là những cơ hội và thách thức to lớn đối với các cơ sở đào tạo báo chí trên thế giới nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, là làm thế nào để bắt nhịp được với sự phát triển hiện nay.
Cuộc chạy đua của báo miễn phí
Hình ảnh những người trên tàu điện ngầm hoặc xe ô tô buýt đọc báo phát miễn phí trong giờ cao điểm đến công sở vào buổi sáng đã trở nên khá phổ biến ở các thành phố lớn trên thế giới, dù ở London, Pari hay Seoul. Theo số liệu của trang Thông tin FDN (Báo Miễn phí Hàng ngày) tháng 4.2006, hiện tại báo miễn phí hàng ngày đã xuất hiện ở 37 nước với 24.5 triệu bản mỗi ngày, và thu hút khoảng 45 triệu ban đọc.
Tờ Metro là một báo miễn phí thành công nhất hiến nay với 7 triệu bản ra hằng ngày có mặt ở khắp các nước châu Âu, châu Mỹ và châu á - Thái Bình Dương. Hình thức của tờ Metro được trình bày giống nhau nhưng theo ngôn ngữ của từng nước, được để ở các nhà ga tàu điện ngầm, bến xe ô tô buýt, trước cửa các quầy báo, các quán cafe, và cả ở các cửa hàng bán đồ tiêu dùng hằng ngày. Tờ báo này được ra đời từ Thụy Điển năm 1995 khi lần đầu tiên nó được phát hành miễn phí trên các phương tiện giao thông công cộng. Hiện giờ trụ sở hành chính của tờ Metro đóng ở London nhưng tòa soạn quốc tế lại hoạt động tại Luxemburg.
Theo các chuyên gia nghiên cứu báo chí của Viện Đào tạo Báo chí Fojo, Thụy Điển, số lượng loại báo miễn phí ngày càng tăng vì người đọc không phải trả tiền, khổ báo nhỏ dễ cầm, ngôn ngữ viết dễ đọc, bài viết ngắn gọn do đó nhiều người, đặc biệt là thanh niên và những người nhập cư thích đọc. Ví dụ, ở Trung Quốc hiện có 4 tờ báo miễn phí: Metropolis Hàng ngày, Metro Express, AM7.30 và Headline Hàng ngày.
Đặc điểm của báo miễn phí như tờ Metro là chi phí rẻ, thường chỉ có một người phụ trách, 2 người thiết kế, trình bày còn lại các bài khác thì đặt vớêt. Cũng theo các chuyên gia Fojo, mỗi số chỉ cần một đến hai bài viết của các nhà báo có tên tuổi là tờ báo miễn phí có thể thu được nhiều quảng cáo. Phần lớn tiền sản xuất báo lấy từ quảng cáo, và các doanh nghiệp muốn quảng cáo cũng tìm đến báo miễn phí vì chi phí cho quảng cáo ở các báo này rẻ hơn. Đây lại là một trở ngại nữa đối với các báo phải trả tiền. Vì như chúng ta đã biết, trong khoảng 5-7 năm gần đây, xu hướng đọc báo Internet đã làm giảm số lượng người đăng ký mua báo dài hạn, đặc biệt là ở Mỹ và các nước phát triển. Theo tin của AP đăng trên trang “Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam” thì số lượng tuần báo phát hành tại Mỹ giảm trung bình 2,6%, trong khi đó nhật báo còn giảm tồi tệ hơn với khoảng 3,1% tháng.
Nhìn chung, hiện tại số người đọc báo trả tiền nhiều hơn so với số người đọc báo miễn phí, nhưng theo dự đoán trong tương lai sẽ có cạnh tranh giữa báo miễn phí và báo trả tiền.
Tiện lợi của truyền hình số
Đối với các đài TH truyền hình thông thường (tuyến tính), các chương trình là cố định. Ví dụ chương trình Thời sự là 7 giờ, nếu nhỡ không xem được thì bị bỏ qua hoặc chờ xem lại trên kênh 2 vào lúc 10 giờ đêm. Nhưng đối với truyền hình số (phi tuyến tính), khán giả có thể xem các chương trình mình muốn vào các thời điểm thích hợp với họ. ở nhiều nước như Anh, úc, Mỹ, Thụy Điển, hiện nay người dân đã có thể xem truyền hình số ở các đầu máy thu truyền hình số hoặc qua máy tính nối mạng với các ưu việt tiện lợi cho từng cá nhân.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho việc sản xuất truyền hình phi tuyến tính vừa nhanh lại vừa rẻ. Một cá nhân cũng có thể làm TH qua mạng Internet: chỉ cần máy quay Dvcam, Internet, máy computer có phần mềm dựng băng phi tuyến tính, và chỉ cần mua một giải băng thông rộng (broadband) của nhà cung cấp Internet là có thể sản xuất và phát sóng được chương trình TH. Chính vì vậy mà một xu thế khác hiện nay là báo viết và báo mạng điện tử cũng mở các kênh truyền hình.
Ví dụ tờ Expressen, một trong hai tờ báo hàng ngày lớn nhất của Thụy Điển xuất bản 360.000 bản/ngày. Năm ngoái, Expressen đã mở thêm truyền hình số với các kênh thể thao, có thể xem trên Internet hoặc qua truyền hình cáp, tương tự như VietnamNet ở Việt Nam. Như vậy để vươn tới nhiều độc giả, tờ Expressen nói riêng, và xu thế chung của các tờ báo in truyền thống ở Thụy Điển, cũng như ở nhiều nước khác là hướng tới có nhiều sản phẩm khác nhau: báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình và gửi tin tức vào máy di động.
Thách thức với báo chí
Tất cả các loại hình báo chí đều cạnh tranh để thu hút quảng cáo. Chưa bao giờ mà các nhà quảng cáo lại có sự lựa chọn phương tiện quảng cáo rộng khắp như vậy. Xu hướng phát triển của báo miễn phí cùng với sự tăng con số ồ ạt của báo mạng điện tử, rồi các kênh truyền hình số đã giành giật thị trường quảng cáo từ báo chí truyền thống, đặc biệt là báo in. Số người đăng ký mua báo dài hạn giảm hẳn vì người ta có thể đọc được báo ở trên Internet. Thời gian trung bình trong ngày dành cho đọc báo in cũng ngắn lại. Ví dụ, ở Thụy Điển, một đất nước có tỷ lệ báo chí cao trên đầu người, trung bình người Thụy Điển dành 6.5 giờ đồng hồ trong ngày cho báo chí. Nếu trước đây họ dành cho báo in là một nửa, bây giờ chỉ có 1/2 giờ đồng hồ, còn lại 6 tiếng kia dành cho xem TV, nghe radio và lên Internet. Trước đây người Thụy Điển đặt 2 tờ báo ngày, một tờ khu vực và một tờ toàn quốc, nay họ chỉ đặt một tờ, chủ yếu là báo địa phương. Còn thông tin về toàn quốc và quốc tế thì họ có thể lấy ở trên Internet, nghe radio hoặc xem TV nhanh hơn và rẻ hơn mua báo.
Thực tế hiện nay các tờ báo miễn phí đã làm thay đổi tình trạng báo chí ở phương Tây. Sức ép của kinh tế thị trường buộc các cơ quan báo chí phải xem xét lại chi phí sản xuất, phải cắt giảm nhân viên, ví dụ như tờ Expressen trong vòng 4 năm đã cắt giảm 200 nhân viên, từ 650 xuống chỉ còn 450 người. Sức ép của quảng cáo có nhiều mặt trái. Thương mại làm các nhà sản xuất truyền hình đưa ra các chương trình chạy theo ý của các nhà quảng cáo; Còn báo in muốn thu hút sự hấp dẫn thì rút các tít giật gân. Tuy nhiên, điểm lợi của thương mại là tính cạnh tranh đã buộc các nhà sản xuất phải đưa ra các chương trình hay, các bài báo có chất lượng cao để thu hút khán giả. Giá trị của sản phẩm báo chí được đo bằng chất lượng của chúng. Độc giả, khán giả sẽ là người quyết định đọc gì, xem gì.
Nhiều nhà phân tích báo chí còn cho rằng thực tế đang là thời điểm không thuận lợi đối với báo in nhưng cũng chính là cơ hội tốt cho báo in để thay đổi. Báo in đã ra đời từ hàng trăm năm nay mà chủ yếu là chuyển tải thông tin đến độc giả, nhưng giờ đây báo mạng đã tạo ra sự giao tiếp tương tác. Chính vì vậy báo in cần phải thay đổi cách suy nghĩ để làm thế nào gắn bó với độc giả hơn.
Đào tạo báo chí ở trường đại học trong xu thế báo chí hiện đại
Công nghệ đã làm lu mờ ranh giới giữa các loại hình báo chí và tạo ra sự hội tụ ngoạn mục làm cho báo chí truyền thống phải thay đổi cách làm sở trường của mình. Báo in đã phải vươn lên có thêm báo mạng, rồi đến chương trình phát thanh, và nếu ai mạnh dạn hơn thì mở tiếp các kênh truyền hình số; tương tự như vậy, phát thanh truyền hình cũng không hề thua kém. Tất cả vì mục đích vươn tới càng nhiều khán giả, độc giả trong xã hội càng tốt, và cũng để cạnh tranh thu hút quảng cáo.
Chính vì vậy, ngày càng nhiều cơ quan báo ở các nước đòi hỏi các nhà báo của mình phải trở thành các nhà báo đa phương tiện (multimedia), có nghĩa là các nhà báo cần phải nắm bắt được các kỹ năng của tất cả các thể loại: in, radio, truyền hình, điện tử và biết cả chụp ảnh. Tất nhiên vẫn không thể thiếu được các phóng viên chuyên sâu, tuy nhiên con số này không nhiều.
Ở Việt nam hiện đã có nhiều bàn luận về việc xây dựng các tập đoàn truyền thông. Đây là một xu hướng phù hợp với sự phát triển của báo chí hiện đại. Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một cơ sở đào tạo báo chí lớn trong cả nước, chúng ta cần phải chuẩn bị để đào tạo nguồn nhân lực là các nhà báo đáp ứng được xu thế phát triển hiện nay. Các nhà báo tương lai cần có trình độ nghiệp vụ: có tri thức và kỹ năng, biết nhiều thứ nhưng lại chuyên sâu.
Quan điểm đào tạo báo chí ở các trường đại học của các nước phương Tây là trau dồi cho sinh viên một vốn tri thức rộng, một kiến thức phông cơ bản về văn hóa chính trị - xã hội, đặc biệt là báo chí học, và tất nhiên là có chú trọng đào tạo thực hành kỹ năng chuyên môn. Ví dụ, để đào tạo các em nắm vững kỹ năng viết một cái tin không mất nhiều thời gian, nhưng để các em hiểu được ý nghĩa công việc của một người làm báo, những tác động của sản phẩm tin tức đối với người xem và xã hội sẽ mất nhiều công sức.
“Kỹ năng” báo chí quan trọng hơn cả là kiến thức phông rộng để làm báo, để từ đó các em biết xác định chủ đề (vấn đề gì quan trọng, cần đưa hoặc không đưa), biết tìm đúng người, đúng trọng tâm vấn đề, đặt ra đúng câu hỏi. Qua kinh nghiệm làm báo chí và giảng dạy, tôi thấy rằng kiến thức rộng, sự hiểu biết về các vấn đề và các khía cạnh của cuộc sống, xã hội rất quan trọng cho việc tìm tòi ý tưởng, xác định cái gì là trọng tâm của câu chuyện, của đề tài và từ đó các nhà báo mới viết được các câu chuyện hay. Kiến thức hạn chế sẽ dẫn đến không biết cách khai thác đề tài, và sẽ đưa ra một nội dung hời hợt nhạt nhẽo.
Xin đưa ra một số suy nghĩ để chúng ta cùng có thể bàn luận:
1. Sự tương tác giữa dạy thực hành nghề nghiệp và lý luận, nghiên cứu về báo chí rất gần gũi và năng động mà trong đó nghiên cứu, lý luận sẽ giúp cho sinh viên báo chí tạo ra những tác phẩm báo chí sáng tạo. Sự móc nối giữa nghiên cứu về báo chí và thực hành báo chí có thể thấy trong các bài viết (phê bình/bình luận) về báo chí, hoặc trong câu chuyện hằng ngày giữa người phóng viên và độc giả. Tờ “Nhà báo và Công luận”, tạp chí “Người Làm Báo”, hoặc “Nhà Báo thủ đô” là những ví dụ cụ thể về sự tương tác giữa nghiên cứu báo chí và công việc báo chí
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta khuyến khích sinh viên nghĩ về nghề báo, hơn là chỉ đơn giản áp dụng những cách thức và kỹ năng nghề nghiệp một cách máy móc. Việc thu nhặt thông tin, viết tin là điều quan trọng đối với sinh viên báo chí nhưng để làm việc đó tốt, đòi hỏi kỹ năng phân tích và truyền tải câu chuyện.
Giáo dục bậc đại học về báo chí rõ ràng là phải đạt mục tiêu cao nhiều so với các trường dạy nghề báo chí, bởi vì đây không phải chỉ để sản xuất ra những người hành nghề báo chí, biết thao tác kỹ năng cơ bản của sản xuất tin, bài mà phải là nơi sản xuất ra các nhà báo có tri thức, có tư duy nghề nghiệp chất lượng cao. Chính vì vậy cần tăng cường những môn có tính chất lý luận cơ bản bổ sung những quan điểm tri thức, những nghiên cứu về báo chí và tác động của báo chí liên quan đến xã hội, văn hóa và con người. Ví dụ: sinh viên cần phải được thảo luận, nghiên cứu, phân tích về tác động của bạo lực hoặc quảng cáo trên truyền hình đối với trẻ em chẳng hạn. Có như vậy, khi ra trường đi làm, các em mới ý thức được những sản phẩm các em làm ra sẽ có tác động đến ai, như thế nào.
2. Với xu thế báo chí hiện đại ngày nay, khuynh hướng tập đoàn báo chí, một nhà báo cần phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in, mà còn có thể viết cho báo điện tử, báo phát thanh và truyền hình; ở Thụy Điển hoặc ở úc, phóng viên thường trú còn phải làm nhiệm vụ quay phim, chỉ một phóng viên và một máy quay.
ở các trường đại học báo chí của các nước này, việc dạy thể loại báo chí thường gắn với công việc ở trong các tòa soạn và phòng tin. Tức là chỉ có các loại sản phẩm báo chí chính như sau: đối với báo viết, đó là tin tức (news) và bài (features): phóng sự, phóng sự điều tra, bình luận, ý kiến, phỏng vấn, và các bài viết về phong cách cuộc sống. Đối với PT-TH thì cũng là tin tức (news) và bài/ chuyên đề (reportage): phim tài liệu, phóng sự chuyên đề…
Báo chí Thụy Điển đặc biệt khi có những vấn đề nóng xảy ra trong xã hội, thay vì đăng một hoặc hai bài dài, họ thường yêu cầu phóng viên viết thành nhiều tin bài về một đề tài, có thể bao gồm có tin, rồi bài phân tích sâu, các phỏng vấn ngắn phản ánh các ý kiến khác nhau, hộp dữ liệu… Người ta gọi đó là phong cách đưa tin hiện đại theo “nhiều cửa” để cho bạn đọc có thể nắm được thông tin theo ý thích mình. Một số báo của ta hiện nay cũng học đưa theo phong cách này.
Có các chương trình đào tạo cập nhật với thực tiễn hoạt động và xu hướng phát triển của ngành báo chí - một ngành đang thay đổi rất nhanh chóng dưới tác động của công nghệ thông tin là một cơ hội và cũng là một thách thức lớn. Trong xu thế hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, các trường đại học nói chung và các trường đào tạo báo chí ở Việt Nam nói riêng cần thiết mở rộng và phát triển các mối quan hệ với các trường đại học ở các nước trong khu vực và trên thế giới./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 6.2006
Bài liên quan
- Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
- Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
- Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
- Vai trò của biên tập và yêu cầu luật hóa quy trình biên tập xuất bản hiện nay
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
Chiều 19/8/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu cho 35 sinh viên Khóa V.
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Báo chí là kênh giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng dư luận xã hội, bác bỏ và ngăn chặn các dòng thông tin sai lệch, đặc biệt là tin giả từ mạng xã hội. Mỗi nhà báo là một chiến sĩ, vừa có nhiệm vụ truyền tải, dẫn dắt dòng thông tin thời sự đúng đắn, chính xác, bổ ích cho công chúng, vừa đấu tranh chống lại những tác động tiêu cực của tin giả, lành mạnh hóa môi trường thông tin.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
(LLCT&TT) Mạng xã hội phát triển đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Khi cộng đồng mạng xã hội lớn mạnh cũng trở thành một “thế giới thu nhỏ”, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Bên cạnh những ưu việt mà mạng xã hội mang lại cho thương hiệu như: gia tăng nhận thức về thương hiệu, tiết kiệm chi phí truyền thông, giúp khách hàng dễ dàng tương tác với thương hiệu hơn, thì việc quản trị danh tiếng thương hiệu trên mạng xã hội đang là vấn đề cấp thiết thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản trị chiến lược truyền thông hiện đại. Bài viết này sẽ cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm thương hiệu, tài sản thương hiệu cũng như hoạt động quản trị thương hiệu doanh nghiệp trực tuyến.
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
(LLCT&TT) Báo chí là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Vai trò, tầm quan trọng của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế, là việc định hướng thông tin và dư luận xã hội mà còn có vai trò giám sát và phản biện xã hội. Trong bối cảnh đất nước ta đang đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ để phát triển thì vai trò của báo chí trong việc thông tin, định hướng thông tin và giám sát, phản biện xã hội càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội như là một phương tiện, phương thức phát huy dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh mới.
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
(LLCT&TT) Khoa học công nghệ phát triển đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, thay đổi thói quen, điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí. Sự thay đổi của báo chí trong môi trường số đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đào tạo nhà báo tại các cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở đào tạo báo chí là không chỉ tạo nguồn nhân lực báo chí thích ứng với yêu cầu mới mà còn đặt nền tảng để nguồn nhân lực thích ứng trong thời gian dài hơn do bối cảnh công nghệ thay đổi và phát triển rất nhanh.
Bình luận