“Làm Tổng Biên tập tuần”
Nội dung là “vua”
“Khán giả xem ti vi họ cầm điều khiển mở - chuyển đài – tắt. Làm truyền thông mới là sản xuất chương trình, tương tác qua lại với khán giả (bạn đọc). Trong 7 giây đầu tiên khán giả sẽ quyết định xem tiếp chương trình hay thoát ra xem thứ khác. Đây là điểm mấu chốt cho các nhà báo sản xuất tin tức, chương trình truyền hình trên môi trường Internet. Cần phải xác định nội dung là “vua”, luôn luôn đeo bám khán giả, chúng tôi đã nghĩ ra làm thêm những đường link để “kéo” khán giả vào các chương trình sâu bên trong của đài mình” – nhà báo Nguyễn Lệ Quyên, Trưởng nhóm VTV24 online, Đài truyền hình Việt Nam, chia sẻ tại hội thảo quốc tế “Sản xuất và phân phối nội dung truyền hình trên môi trường Internet” gần đây.
Cụm từ “7 giây đầu tiên”, “nội dung là vua” và “luôn luôn đeo bám khán giả” được xem là điểm mấu chốt và chuỗi sản xuất quan trọng. Vì sao vậy? Bởi vì khi sản xuất chương trình, nhà báo cần dựa vào đặc tính sinh học tự nhiên của con người muốn tiếp nhận theo phản xạ “tức thì”: mới – lạ - hấp dẫn. Chú ý đến phân khúc khán giả theo từng độ tuổi, để sản xuất chương trình “hợp gu”, cân đối theo từng khung giờ phát sóng trực tiếp online phù hợp.
Nhà báo Đinh Nghi, phụ trách Trung tâm New Media của CCTV (Đài truyền hình Trung Quốc) có kinh nghiệm sản xuất và tổ chức sản xuất chương trình trên môi trường Internet nhiều năm qua chia sẻ: “Theo thống kê khán giả ở Trung Quốc xem truyền hình trên online tăng cao hàng ngày, vượt qua số lượng người xem truyền hình truyền thống. Vì đài CCTV đã ứng dụng công nghệ mới từ rất sớm, lập ra trung tâm sản xuất chương trình online. Chính sách đãi ngộ người sản xuất online được lãnh đạo đài ưu tiên hơn, lương cao hơn 30% so với đồng nghiệp làm truyền thống. Ở nhóm sản xuất online được áp dụng chế độ làm “tổng biên tập tuần”, nghĩa là anh nào được phân công trực trưởng nhóm tuần này, mọi điều hành và quyền hạn giống như một tổng biên tập, có quyền quyết định cử phóng viên tác nghiệp, duyệt nội dung và phát sóng luôn. Tuần sau người khác lên thay làm Tổng Biên tập”.
Theo nhà báo Đinh Nghi, làm truyền hình online phải làm thật nhanh, chỉ cần chờ đi xin ý kiến các cấp lãnh đạo trong đài là chậm hơn so với mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác. “Tổng Biên tập tuần” giải quyết được tốc độ thời gian, nội dung chương trình đang sản xuất và tương tác với khá giả mọi lúc, mọi nơi.
Nhà báo Tạ Bích Loan, Đài truyền hình Việt Nam, có cái nhìn thực tiễn sâu sắc: “Ngày nay tất cả các cơ quan báo chí đều có thể sản xuất được video, ở mạng xã hội gần như toàn dân đều quay video, thậm chí họ còn phát trực tiếp lên không gian mạng. Đài truyền hình Việt Nam muốn cạnh tranh lại, phải đầu tư làm những chương trình nghiêm tức, tập trung khai thác thật sâu những mảng vấn đề, câu chuyện hay, chi tiết độc đáo,... “lấy” được nước mắt của khán giả, mới có “đất” để đứng vững thị trường truyền hình đầy biến động”.
“Tòa soạn tiền phương”
Cạnh tranh tin tức trên không gian mạng đã trở thành một vấn đề hết sức nóng bỏng và khắc nghiệt của giới truyền thông hiện nay. Không còn con đường nào khác, buộc các toà soạn báo phải thay đổi chiến lược tổng thể, kể cả đầu tư phương tiện cho phóng viên tác chiến ở “chiến trường” và ở ngay “đại bản doanh”. Tại Tuần lễ Cấp cao APEC năm 2017 tại Đà Nẵng, tôi quan sát và theo dõi mấy ngày “toà soạn tiền phương” của một tờ báo (có trụ sở TP. Hồ Chí Minh) đặt tại Trung tâm báo chí quốc tế. “Toà soạn tiền phương” có hơn 10 người thuộc loại thiện chiến nhất, được rút từ các nơi về đây làm việc. Có phóng viên ảnh, phóng viên viết, quay phim sản xuất chương trình truyền hình, biên tập viên,... Nhà báo phụ trách “toà soạn tiền phương” giống như “tổng biên tập tại chỗ”, được toàn quyền điều động quân lực và “bấm nút” xuất bản mọi tin tức, sự kiện xảy ra tại Đà Nẵng.
Nhà báo phụ trách “toà soạn tiền phương” chia sẻ: “Những điều thú vị nó nằm ngoài hội trường của APEC, hàng ngày các phóng viên toả đi lùng sục khắp nơi, có thông tin gì hay “đổ” ngay vào máy tính của “toà soạn tiền phương”. Chiều nay, chiếc máy bay trực thăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bay thử ở bầu trời Đà Nẵng, tôi đã cử 4 phóng viên ảnh “mai phục” những điểm cao. Hy vọng báo tôi sẽ tung loạt ảnh đầu tiên ở Việt Nam về sự kiện này”.
Cạnh tranh giữa “thị trường” bạn đọc của báo điện tử đã tạo nên sự đổi mới về đường lối biên tập của mỗi cơ quan báo chí, cả về thời gian và nội dung. Phong cách trình bày “vỗ vào mặt” trong “7 giây đầu tiên” làm tiêu chí tác nghiệp ở hiện trường và lúc hoàn thiện tác phẩm.
Vì vậy, cách viết tin, viết bài được đi vào “trực tiếp” những chi tiết và vấn đề gay cấn làm nổi bật bản chất sự việc. Không còn sử dụng lối viết “vòng vo”, rồi “rào trước, đón sau” như kiểu cũ nữa. Nhiều báo đã thực hiện chèn các video vào trong các bài viết hoặc các trang phóng sự ảnh. Tít bài rút thật ngắn, ảnh phóng to tràn nửa trang, tăng độ hấp dẫn của mỗi bài báo./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 15.10.2020
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận