Các nguyên tắc phương pháp luận trong nhận diện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
Để chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, kẻ thù thường đẩy mạnh việc phát tán các quan điểm sai trái, thù địch qua các kênh truyền thông khác nhau, trong đó có mạng xã hội nhằm tác động làm suy yếu, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, từ đó tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta.
Quan điểm sai trái, thù địch là những quan điểm thể hiện sự lệch lạc về nhận thức lý luận cũng như nhận thức thực tiễn (quan điểm sai trái) hoặc là những quan điểm, lập trường có chủ đích đi ngược lại và đối lập hoàn toàn với quan điểm, lập trường chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam, là những quan điểm về bản chất đối lập, phủ nhận lập trường giai cấp công nhân, với lợi ích của quốc gia, dân tộc Việt Nam, nhằm chống lại lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, chống lại chế độ XHCN ở Việt Nam (quan điểm thù địch). Những quan điểm này, trực tiếp hoặc gián tiếp phủ nhận, chống lại nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống lại chế độ XHCN, chống lại con đường đi lên CNXH của nước ta.
Để truyền bá những quan điểm sai trái, thù địch, các thế lực cơ hội, phản động, thù địch sử dụng nhiều các hình thức, thủ đoạn khác nhau. Một trong những thủ đoạn mà các thế lực này hay sử dụng, đó là chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ nhằm gieo rắc nghi ngờ, gây hoang mang, dao động lòng dân, phân tâm xã hội. Từ đó làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ, vào con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, làm cho việc triển khai thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng gặp khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta. Vì vậy, nhận diện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực này là vô cùng cần thiết. Để làm được điều này, chúng ta cần vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như sau:
Một là, nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát triển và thực tiễn. Đây là những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học khoa học, cách mạng và nhân văn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Trên cơ sở các nguyên tắc này, chúng ta có thể đánh giá sâu sắc, nhiều chiều, đầy đủ, khách quan, phù hợp với từng địa phương, đối tượng, giai đoạn của cuộc đấu tranh, thể hiện tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn, chứ không phải trong một hoạt động có tính ngắn hạn.
Hai là, giữ vững nguyên tắc tính đảng, tính giai cấp. Không dao động, nao núng trước các thế lực thù địch, phản động. Nhận rõ bản chất của hệ tư tưởng tư sản, không thỏa hiệp với mọi ý đồ tìm cách xóa bỏ bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng do nếu không giữ vững nguyên tắc này thì nguy cơ chệch hướng XHCN là rất lớn.
Ba là, thực hiện tốt nguyên tắc “xây” đi đôi với “chống”. Đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ vừa thông qua đấu tranh trực tiếp, vừa thông qua củng cố vững chắc thế trận lòng dân về tư tưởng, củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, tuyên truyền rộng rãi về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không để các thế lực thù địch lợi dụng việc nhân dân không nắm được thông tin để chống phá.
Bốn là, nâng cao tính khoa học, sắc bén trong nội dung công tác tư tưởng, lý luận. Xây dựng đội ngũ chuyên gia có bản lĩnh chính trị và chuyên môn cao để đấu tranh với các thế lực thù địch có trình độ học vấn cao. Các luận điệu phản bác cần có tính khoa học cao.
Trên cơ sở những nguyên tắc chủ yếu này, có thể nhận diện được một số khía cạnh của cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như sau:
1. Đối tượng thực hiện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ là ai?
Đó là các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Cụ thể đó là những thế lực nào?
Trước hết, các thế lực thù địch, phản động là đối tượng chính của cách mạng Việt Nam. Chúng là các thế lực chống phá chế độ XHCN, con đường đi lên CNXH của Việt Nam. Ở cấp độ quốc tế, các thế lực đó gồm tay sai của chủ nghĩa đế quốc phản động, các chính trị gia, học giả tư sản có lập trường chống CNXH một cách quyết liệt. Đó còn là những kẻ lưu vong phản động nước ngoài vẫn ôm mộng phục hận hằng ngày lên mạng xã hội (nhất là facebook) xuyên tạc chống phá chế độ ta. Các thế lực này còn câu kết với một số đối tượng phản động, bất mãn trong nước làm cầu nối để gieo rắc các thông tin xuyên tạc, sai lệch chống phá cách mạng. Những đối tượng phản động trong nước thường là những người bị lôi kéo, xúi giục bởi các thế lực phản động quốc tế, hoặc do bất mãn nên tìm cách xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm chống phá chế độ ta.
Thứ hai, các thế lực cơ hội chính trị, đó là những kẻ lợi dụng những tình huống bất lợi của cách mạng để tư lợi cá nhân hoặc thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân. Đó còn là những kẻ “gió chiều nào che chiều ấy”, lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ta để thổi phồng nhằm ý đồ cá nhân và chống phá chế độ. Đó còn là những kẻ ngoài mặt thì ủng hộ chế độ nhưng trong lòng thì ngấm ngầm chống phá khi có cơ hội. Như sự kiện mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô sụp đổ những năm 90 của thế kỷ XX, những thế lực như vậy đã “trở cờ” quay sang chống lại chế độ, bỏ Đảng, đứng về phía các thế lực phản động, tuyên truyền cho tư tưởng tư sản. Những kẻ như vậy hiện nay dù ít hơn nhưng vẫn còn tồn tại.
Những phần tử này, mặc dù vẫn đứng trong hàng ngũ của Đảng nhưng trong lòng không trong sáng, chỉ nhìn đường lối chính sách của chúng ta một cách lệch lạc, do đó trong hội nghị thì nói khác, ngoài hội nghị thì xuyên tạc đường lối, chính sách, nói theo hướng công kích cá nhân hoặc dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để dùng làm công cụ chống phá chế độ. Ví dụ như chủ trương đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng - kỹ thuật thì bị xuyên tạc thành lợi dụng dự án để chia chác, tham nhũng. Những điều đó khiến cho người dân nghi ngờ, hiểu sai đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, không muốn ủng hộ chủ trương đường lối. Đó là những hệ quả rất nguy hiểm cần phải được xử lý triệt để nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ con đường đi lên CNXH của nước ta.
2. Các nhóm nội dung mà thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị thường hướng tới nhằm tìm cách xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ
Thứ nhất, đó là những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của các lãnh tụ của Đảng, những sự kiện nổi bật của Đảng trong lịch sử cách mạng dân tộc. Ví dụ như chúng xuyên tạc phép biện chứng của triết học Mác - Lênin, cho rằng đó chỉ là sự tái hiện lại đơn giản của phép biện chứng Hêghen, hay tách rời giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự nguy hiểm của những luận điệu như vậy là nó hạ thấp giá trị, tính khoa học của nền tảng tư tưởng của Đảng, từ đó làm suy yếu nền tảng tư tưởng của Đảng ta, gây nguy cơ đến sự tồn vong của chế độ.
Thứ hai, đó là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở cấp trung ương đến địa phương, là quá trình hoạt động của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đây là lĩnh vực bị các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường xuyên tìm cách xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ. Nhất là những chính sách quan trọng trong quá trình sửa đổi như Luật đất đai(1), hay như những luận điệu xuyên tạc đường lối của Đảng ta về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chúng cho rằng đó là do thanh trừng nội bộ, chia phe chia cánh, gây hoang mang trong nhân dân, chia rẽ trong nội bộ Đảng. Hay với hoạt động của một số đồng chí lãnh đạo, chúng cũng dựa vào đó để suy diễn, gây ra những đồn đoán không có căn cứ, gây hoang mang trong nhân dân. Đây là những âm mưu rất nguy hiểm và thâm độc vì sẽ làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, hoài nghi con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Thứ ba, đó là lịch sử hào hùng, truyền thống cách mạng quý báu của dân tộc ta. Chúng muốn reo rắc vào đầu óc nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, những câu chuyện xuyên tạc về những sự kiện hào hùng trong lịch sử dân tộc, rằng những thắng lợi vĩ đại của chúng ta chỉ là “ăn may”. Chúng thể hiện thái độ coi thường lịch sử dân tộc, muốn đưa những chiến tích vĩ đại của cách mạng, những sự hy sinh to lớn của bao thế hệ cha anh vào quên lãng. Chúng đánh tráo khái niệm, coi “ngụy” thành “chính”, âm mưu “tẩy trắng lịch sử”, về lâu dài rất nguy hiểm đối với cách mạng Việt Nam. Sẽ thế nào nếu thế hệ trẻ chỉ coi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là nội chiến, không phân biệt được đâu là kẻ thù.
Thứ tư, đó là sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Chúng xuyên tạc sự nghiệp đổi mới, hạ thấp những thành tựu, thổi phồng những hạn chế, sai lầm để làm cho quần chúng nhân dân không thấy được bản chất tiến bộ, khoa học, nhân văn của sự nghiệp đổi mới, xây dựng CNXH, không thấy được tầm vóc vĩ đại của cuộc cách mạng XHCN, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới. Những luận điệu kiểu như sau hàng chục năm đổi mới vẫn xếp hàng như thời bao cấp, hay so sánh khập khiễng những thành tựu của chúng ta với các nước phát triển đã có hàng trăm năm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để làm quần chúng hoang mang, nghĩ rằng chúng ta sẽ mãi lạc hậu.
Căn bệnh gọi là “tự nhục” ấy đang làm cho một bộ phận thanh niên cảm thấy tự ti, nhụt chí, không còn ý chí phấn đấu, sa vào lối sống hưởng thụ, cá nhân chủ nghĩa, đến đâu hay đến đấy, không biết đến ngày mai,… Hay, chúng vin vào một sai lầm trong quá trình thực hiện đường lối của chúng ta để thổi phồng lên, suy diễn, xuyên tạc về chủ trương đúng đắn của Đảng. Như về một vụ án liên quan đến một tập đoàn nhà nước, chúng lập tức rêu rao, chống lại quan điểm của Đảng ta về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, quy chụp rằng tất cả những gì thuộc về doanh nghiệp nhà nước đều là yếu kém, thua lỗ,...
Thứ năm, đó là những vấn đề nóng, quan trọng, nhạy cảm, những sự kiện lớn của đất nước cũng như quốc tế. Đây cũng là một nội dung hay bị lợi dụng để xuyên tạc, suy diễn, gây dao động nhân tâm, hoang mang lòng dân. Cụ thể như trước mỗi kỳ đại hội, vấn đề nhân sự lại được các thế lực đưa ra để xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ. Hay như với những vụ việc trên biển Đông, chúng cho rằng việc ta kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình, không nổ súng trước trên biển Đông là do chúng ta hèn nhát, không dám đương đầu để bảo vệ chủ quyền mà không thấy rằng Đảng ta đã rất khôn khéo để không rơi vào âm mưu gây chiến của các thế lực hiếu chiến.
3. Thủ đoạn, phương tiện xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
Qua khảo sát những thông tin xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong thời gian qua, có thể khái quát một số thủ đoạn mà chúng sử dụng như sau:
- Thứ nhất, tung tin giả (làm giả hình ảnh, bằng chứng, sự kiện). Chúng sử dụng những công cụ kỹ thuật để làm giả các hình ảnh, bằng chứng. Ví dụ như chúng lấy những hình ảnh của một sự việc quá khứ để gán vào một sự kiện hiện tại. Hoặc chúng cắt ghép thông tin để dựng nên những tin, bài sai sự thật, xuyên tạc về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Thứ hai, chúng sử dụng tin thật nhưng lại suy diễn, xuyên tạc vô căn cứ theo chiều hướng mà chúng muốn về một sự kiện chính trị - xã hội hoặc một sự kiện có liên quan đến Đảng và Nhà nước. Ví dụ như khi một lãnh đạo ít xuất hiện trước công chúng, chúng lập tức suy diễn về một sự kiện giả có liên quan đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
- Thứ ba, chúng mượn cớ nghiên cứu khoa học để suy diễn, lật lại, xét lại, xuyên tạc những sự kiện lịch sử của dân tộc. Như lợi dụng diễn đàn khoa học để che đậy xóa bỏ tội lỗi của những thế lực bán nước. Hay lợi dụng một tư liệu lịch sử cụ thể để xuyên tạc những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc. Cụ thể như xuyên tạc ý nghĩa ngày Giải phóng thủ đô (10/10) thành ngày tiếp quản thủ đô, hàm ý rằng ta chỉ nhận lại chứ không cần đấu tranh để đạt được, như thế là bỏ qua cuộc kháng chiến 9 năm chống sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp để có được ngày Giải phóng thủ đô. Đây là âm mưu rất tinh vi của những trí thức bậc cao nhưng cơ hội chính trị, suy thoái về tư tưởng chính trị, thậm chí “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Về phương tiện, chúng triệt để lợi dụng không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội để tuyên truyền cho những luận điệu xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ. Không gian mạng vẫn là một khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong công tác tư tưởng do tính mở, khó kiểm soát của nó. Các máy chủ đặt ở nước ngoài với những phần mềm, hạ tầng kỹ thuật do nước ngoài kiểm soát nên dễ bị các thế lực phản động lợi dụng để tuyên truyền chống phá nhà nước, chống phá chế độ. Do đó, chúng ta cần hết sức cảnh giác và nâng cao năng lực của các lực lượng tác chiến trên không gian mạng cũng như nâng cao ý thức chính trị của những người sử dụng mạng Việt Nam.
4. Về bối cảnh xuất hiện thông tin xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ
Các thông tin suy diễn vô căn cứ hoặc xuyên tạc thường xuất hiện vào những thời điểm trước và trong khi diễn ra các sự kiện lớn của đất nước như Đại hội Đảng toàn quốc, các hội nghị trung ương, các kỳ bầu cử quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, các phiên họp quốc hội,… Hoặc vào thời điểm diễn ra các lễ kỷ niệm lớn của đất nước như Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc khánh 2/9, ngày Giải phóng thủ đô 10/10,… Hoặc khi thế giới hoặc đất nước có các biến cố phức tạp, dễ gây hoang mang dư luận, bất ổn như xung đột vũ trang giữa các quốc gia, những vụ việc như ở Tây Nguyên, Formorsa,… Hoặc thời điểm có những chính sách quan trọng chuẩn bị được thông qua hoặc đi vào thực hiện… Đó là những thời điểm đòi hỏi công tác tư tưởng của chúng ta cần phải cảnh giác để phát hiện và đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
5. Một số căn cứ để nhận diện các luận điệu xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
Thứ nhất, nhận diện thông qua các nhóm nội dung chủ yếu mà các thế lực này tập trung chống phá.
Thứ hai, nhận diện thông qua mục đích phát tán thông tin. Về mục đích, quan điểm xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ thường nhằm tới việc chống phá chế độ XHCN, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, thái độ, lối sống của người tiếp xúc với thông tin; gây hoang mang, dao động, hoài nghi sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Thứ ba, nhận diện qua chủ thể phát tán thông tin, thường là những phần tử phản động trong và ngoài nước, bọn cơ hội chính trị hoặc những người bất mãn,… Trên cơ sở nhận diện được chủ thể phát tán thông tin có thể giúp chúng ta xác định được động cơ, mục đích, từ đó gián tiếp xác định được đó có phải là luận điệu xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ không.
Nói tóm lại, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ tối quan trọng của những người làm công tác tư tưởng trong các giai đoạn trước đây cũng như hiện nay. Ngay từ những ngày đầu cách mạng, các nhà kinh điển đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ này. Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đã thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác này. Việc nhận diện đúng các luận điệu xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ sẽ giúp chúng ta đấu tranh hiệu quả, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
____________________________________________________
(1) Báo Nhân dân điện tử, “Những luận điệu sai trái và vô căn cứ chung quanh luật Đất đai sửa đổi”, tháng 9 năm 2022.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 4/2023
Bài liên quan
- Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
- Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Phê phán luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” trong nghiên cứu, giảng dạy nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là tất yếu khách quan
- Bài 2: Tỉnh táo trước âm mưu lợi dụng thuyết “vũ khí luận” để chống phá Quân đội (Tiếp theo và hết)
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 60: "Bão tin giả"
- 2 Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là tất yếu khách quan
- 3 Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- 4 Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024
- 5 Mạch Nguồn số 61: CÔ ĐOÀN THỊ HOA - NGƯỜI LÁI ĐÒ ĐẶC BIỆT
- 6 Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại*
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 60: "Bão tin giả"
Năm 2024 là năm nhiều khó khăn, thách thức thiên tai với mùa mưa bão kéo dài, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho nhiều địa phương. Bên cạnh đó, trong lúc cơn bão càn quét và sau khi đã suy yếu, một số đối tượng đã lợi dụng sự kiện này để tung hàng loạt các thông tin sai sự thật nhằm trục lợi cá nhân, gây hoang mang, bức xúc cho dư luận. Hiện tượng "Bão tin giả” đã ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh trật tự xã hội và cuộc sống của người dân, gây khó khăn cho công tác phòng, chống bão lũ trong thời gian vừa qua. Xin kính mời quý vị và các bạn cùng đón xem chương trình Mạch Nguồn số 60 với chủ đề “Bão tin giả” để cùng bàn luận và nhận diện về những hiểm họa từ tin giả và cách phòng tránh thiệt hại từ tin giả, bảo vệ cộng đồng trong mùa bão.
Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam, đang từng bước tạo tiền đề bền vững cho sự phồn vinh, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động vẫn tìm mọi cách để lan truyền các quan điểm sai trái, xuyên tạc về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta dưới nhiều cấp độ khác nhau. Do vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là kiên quyết đấu tranh, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái này.
Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
Mọi luận điệu xuyên tạc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; những “lý luận” rêu rao rằng Việt Nam muốn “vươn mình trong kỷ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng đối lập... đều cần phải được nhận diện đúng để kịp thời đấu tranh, bác bỏ.
Phê phán luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” trong nghiên cứu, giảng dạy nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa
Phê phán luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” trong nghiên cứu, giảng dạy nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Theo đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũng từng bước được nhận thức và thực hiện ngày càng đầy đủ hơn trong đời sống thực tiễn. Tuy nhiên, với bản chất của chế độ dân chủ của nhân dân lao động, dân chủ cho đa số nhân dân, tất yếu nó sẽ bị xung đột về lợi ích với chế độ dân chủ của thiểu số giai cấp bóc lột. Chính vì vậy, các lực lượng thù địch không ngừng tìm cách bịa đặt ra những quan điểm, tạo ra những hoạt động chống phá, xuyên tạc nhằm mục đích bác bỏ, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên cả góc độ lý luận và thực tiễn Việt Nam. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng bằng cách phê phán những quan điểm phản động, xuyên tạc ấy là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị.
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là tất yếu khách quan
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là tất yếu khách quan
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, đường lối, chiến lược cách mạng đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử dân tộc và thời đại, cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam do tương quan lực lượng chính trị Việt Nam quy định, được lịch sử lựa chọn, được nhân dân tin tưởng, trao gửi trọng trách bằng hiến định và được khẳng định bằng năng lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng.
Bình luận