Đại hội XIII của Đảng mở đường cho đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới
1. Đại hội của một chính đảng tiền phong luôn luôn mở đường trong lịch sử
Được lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập, tổ chức và rèn luyện, Đảng ta là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam; đồng thời, là đội tiền phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Trong suốt hơn 90 năm qua và thông qua 12 kỳ Đại hội, Đảng đã thực hiện thành công sứ mệnh mở đường cho dân tộc ta đi đến độc lập, tự do, hạnh phúc và, qua đó, cũng cho đông đảo các quốc gia dân tộc trên thế giới tham khảo, noi theo trên con đường lớn của thời đại là hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Với đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam đã giành được những thành tựu vĩ đại, như Cương lĩnh 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) đã vạch rõ: Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nhờ vậy, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Bạn bè quốc tế đã nhiều lần khẳng định những đóng góp mở đường của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam anh hùng, trí tuệ. Đã bổ sung, phát triển nhận thức về vấn đề thuộc địa trong bối cảnh mới của thời đại. Tìm ra con đường đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng thuộc địa, mở đầu dòng thác cách mạng giải phóng dân tộc và quá trình tan rã của hệ thống thuộc địa trên phạm vi toàn thế giới. Đã xây dựng, phát triển lý luận chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện và lãnh đạo thực hiện thắng lợi cuộc chiến tranh ấy trước những thế lực thực dân, đế quốc đầu sỏ trên thế giới. Đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học trong xây dựng và đổi mới chủ nghĩa xã hội, góp phần tăng cường sức sống cho chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh mới của thời đại, phát triển chủ nghĩa xã hội phù hợp với xu thế, mục tiêu, yêu cầu phát triển bền vững trong thế giới ngày nay. Đã nêu ra bài học kinh nghiệm lớn về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là di sản vô giá về tập hợp, đoàn kết, liên minh lực lượng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả của các dân tộc và toàn nhân loại hiện nay…
Mở đường kịp thời, đúng đắn; vận động, tổ chức toàn dân vững bước trên con đường đã chọn; lãnh đạo thực hiện thành công mọi mục tiêu, nhiệm vụ chính trị trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa. Đây là di sản vô giá từ hơn 90 năm vẻ vang và 12 kỳ Đại hội quan trọng mà Đại hội XIII được kế thừa và phát triển!
2. Đại hội của tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ
Đại hội diễn ra sau 35 năm đổi mới với nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ hoàn cảnh bất lợi bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, chỉ sau 10 năm đổi mới đất nước đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội để bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ một quốc gia chậm phát triển, Việt Nam đã sáng tạo và đầy ý chí vươn lên trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình vào năm 2010, chấm dứt lịch sử đói nghèo, lạc hậu đã từng đeo bám quốc gia dân tộc hàng trăm năm trước. Trong những năm qua, đất nước có nhiều bước phát triển đột phá ngay cả trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều lần được các thiết chế quốc tế đánh giá như ngôi sao sáng trên bầu trời khu vực và thế giới.
Năm 2020 khép lại với hàng loạt thành tựu ấn tượng như những bông hoa tươi thắm chào mừng Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam: là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới (2,91%), quy mô GDP xấp xỉ 345 tỷ USD (gấp hơn 12 lần năm 1985), thu nhập bình quân đầu người đạt trên 3.520 USD (so với 230 USD năm 1985), tỷ lệ hộ nghèo còn 2% (so với 60% năm 1985), xuất siêu đạt kỷ lục gần 20 tỷ USD, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu đã tăng 17 bậc so với năm 2016, xếp vị trí 42/131 quốc gia và nền kinh tế. Với tất cả sự khiêm tốn đặc trưng Việt Nam, toàn dân đồng tình với nhận định của người lãnh đạo cao nhất: vị thế, sức mạnh và uy tín của quốc gia dân tộc chưa bao giờ lớn mạnh như bây giờ!
Bên cạnh đó, đất nước vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức. Khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, tuy đã có một số cải thiện nhưng vẫn còn lớn và không loại trừ nguy cơ ngày càng lớn hơn. Bẫy thu nhập trung bình vẫn rất nghiêm trọng. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đạt kế hoạch, mục tiêu, yêu cầu. Chất lượng tăng trưởng kinh tế và yêu cầu phát triển bền vững vẫn còn nhiều bất cập. Năng lực tự chủ quốc gia chưa được củng cố tương xứng với tốc độ và quy mô hội nhập quốc tế. Các giá trị văn hóa, xã hội, con người chưa được xác lập kịp thời với yêu cầu của thời kỳ phát triển mới. Nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, mặc dù có nhiều kết quả tạo phấn khởi, niềm tin nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức lớn phía trước…
Trong bối cảnh này, Đại hội XIII chắc chắn sẽ thật sự là Đại hội của tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, trước hết là đổi mới tư duy chiến lược, có quyết sách chiến lược và đề ra đường lối chiến lược đúng đắn, phù hợp, đưa đất nước lên tầm cao mới vào những cột mốc 2025, 2030 và 2045.
Trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến rất dân chủ, rộng rãi vừa qua, các tầng lớp nhân dân đều nhận thức rõ những tầm nhìn, tư duy, quan điểm, phương hướng, định hướng chính sách mới được nêu trong các văn kiện trình Đại hội XIII. Với phương châm kiên định và sáng tạo, kế thừa và phát triển, Đảng đã định hình đường đi cho dân tộc ta đi: đến năm 2025, Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, trở thành quốc gia đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, đạt mức thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. Các đột phá chiến lược được kế thừa, bổ sung, cụ thể hóa. Một là, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung ưu tiên hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính; thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Hai là, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ba là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
3. Đại hội của niềm tin và thống nhất hành động
Dù đã mang một số tên gọi khác nhau, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam thường được nhân dân gọi bằng danh xưng độc đáo là Đảng ta. Nhân dân luôn nhìn nhận Đảng như “con nòi” của mình, là máu thịt của chính mình. Bởi vậy, Đại hội Đảng là sự kiện chính trị trọng đại không chỉ đối với đảng viên và tổ chức Đảng các cấp mà còn là của toàn thể gần 100 triệu đồng bào ta cả ở trong nước và ở nước ngoài.
Hướng tới Đại hội XIII, nhân dân gửi trọn niềm tin về bản lĩnh và trí tuệ, về kỷ cương và đoàn kết, về tầm nhìn và khát vọng mà đội ngũ những người con ưu tú của Đảng và dân tộc sẽ một lần nữa thể hiện. Niềm tin này không tự nhiên mà có, đó là niềm tin đã được thử thách qua hơn 9 thập kỷ chiến đấu thắng lợi và đã được củng cố bằng kết quả, thành tựu lãnh đạo trong nhiệm kỳ vừa qua (2016-2020). Đất nước tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao; sức cạnh tranh, tiềm lực và quy mô của nền kinh tế được nâng lên. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, đạt nhiều kết quả rõ rệt. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; kiểm soát thành công đại dịch COVID -19; từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh; ổn định đời sống, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; khẳng định bản lĩnh, ý chí, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta.
Trong Văn kiện trình Đại hội XIII, đã chứa đựng nhiều dự định hành động lớn và hệ thống các giải pháp sinh động. Sau Đại hội, các cấp ủy Đảng, ban, ngành, đoàn thể và địa phương sẽ quán triệt quan điểm, đường lối đã được Đại hội thông qua và xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội. Đây là khâu quyết định cuối cùng đối với thắng lợi của Đại hội. Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã nhiều lần căn dặn: chủ trương một thì giải pháp phải mười! Dù đúng đắn và phù hợp đến mấy, đường lối vẫn luôn luôn chỉ là văn kiện. Hành động kịp thời, quyết liệt, hiệu quả và thống nhất của toàn Đảng, toàn dân sẽ đem đường lối vào cuộc sống, được cuộc sống kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển. Hoạt động thực tiễn ở tầm cao ấy chính là nhân tố tạo nên bản sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam: vững vàng lý luận và sâu sát thực tiễn; thống nhất giữa lời nói và việc làm; suốt đời phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.
Mùa Xuân mới Tân Sửu 2021 đang đến với nhân dân Việt Nam. Hòa trong sắc màu đào tươi, mai thắm từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, là rộn ràng lời ca Mừng Xuân, mừng Đảng, mừng Đại hội XIII - Đại hội mở đường cho Tổ quốc ta vươn tới những tầm cao phát triển của thế kỷ XXI!
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 13.4.2021
Bài liên quan
- Những luận điểm mới về quản lý nhà nước trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
- Mối quan hệ giữa mục đích và phương pháp thực hiện mục đích cách mạng Việt Nam qua Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng theo quan điểm Đại hội XIII
- Những điểm mới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong Văn kiện Đại hội XIII
- “Dân hạnh phúc”, “dân giám sát”, “dân thụ hưởng” trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Những luận điểm mới về quản lý nhà nước trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Những luận điểm mới về quản lý nhà nước trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
(LLCT&TT) Trên cơ sở kiên định định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tổng kết sâu sắc thực tiễn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và nghiên cứu lý luận, Đại hội XIII của Đảng đã nêu nhiều luận điểm mới về quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn xã hội. Bài viết này nêu nhận thức bước đầu về một số luận điểm mới của Đảng về quản lý nhà nước thể hiện trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Mối quan hệ giữa mục đích và phương pháp thực hiện mục đích cách mạng Việt Nam qua Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Mối quan hệ giữa mục đích và phương pháp thực hiện mục đích cách mạng Việt Nam qua Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người, mục đích và phương pháp thực hiện mục đích có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phù hợp giữa chúng là điều kiện bảo đảm cho thành công của hành động. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng mối quan hệ đó và điều này cũng được thể hiện rõ nét trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng theo quan điểm Đại hội XIII
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng theo quan điểm Đại hội XIII
(LLCT&TT) Trong mỗi giai đoạn cách mạng, phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng là vấn đề luôn mới bởi những điều kiện cụ thể và nhân tố ảnh hưởng luôn có sự thay đổi. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, là giải pháp quan trọng củng cố vị trí cầm quyền của Đảng, khẳng định sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội.
Những điểm mới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong Văn kiện Đại hội XIII
Những điểm mới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong Văn kiện Đại hội XIII
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ 2016-2020, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra các chủ trương, nhiệm vụ mới của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh.
Bình luận