Dấn thân thông tin - dập dịch Covid-19
Việt Nam - một quốc gia khát khao phát triển, không mơ hồ vào hồng ân của Thượng đế, đã chủ động nhanh chóng, thần tốc đưa ra biện pháp khoa học, sát thực, tích cực ngăn chặn, dập nhiều đợt dịch thành công, khiến đó đây ngưỡng mộ.
Ở đó, khí phách Việt Nam thêm bừng sáng: “Dập dịch Covid-19 như chống giặc ngoại xâm”! Ở đó Trung ương Đảng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia định rõ cả chiến lược, chiến thuật phòng chống dịch; luôn sát sao chọn phương cách chặn dịch, dập dịch hữu hiệu nhất.
Để ngăn dịch lây lan, bùng phát, những ai không có nhiệm vụ “hãy ở yên tại nhà” là yêu nước nhất.
Ở đó, những Y, Bác sĩ, những điều dưỡng viên hệt như lính trận tiền tiêu, khôn khéo xông vào tâm điểm, hang ổ trú ngụ của địch; trải muôn vàn gian khó, nguy hiểm để cứu giữ lấy mạng sống của người bệnh.
Ở đó, những chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang (Công an, Bộ đội) luôn thể hiện là tấm gương trong “Vì nhân dân quên mình” theo đúng lời Cụ Hồ dạy bảo.
Ở đó, những tấm lòng thơm thảo của nhân dân, của các doanh nhân, các tổ chức chính trị, xã hội chung tay góp công góp của hỗ trợ những người ngày đêm trên trận tuyến, những người phải “nghẹt mình” nơi cách ly...
Ở đó, báo chí Việt Nam luôn là biểu tượng đẹp của lòng kiên trung, luôn ở nơi tuyến đầu với muôn vàn gian khó, hiểm nguy, làm ngời lên hình ảnh “Báo chí Việt Nam- Khí phách Việt Nam”! Hành động ấy, lẽ sống kiên cường ấy, sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia luôn được các phương tiện báo chí truyền thông từng phút, từng giờ tuyên truyền rộng rãi. Những hành động đẹp được báo chí nêu gương, cổ vũ, lan tỏa, nhân lên. Cái xấu, cái ngang trái bị báo chí phanh phui, phê phán; bị thiên hạ chê trách, báng bổ...
Cuộc chiến đấu chống dịch Covid-19 bùng phát lần 4 này rất phức tạp, rất cam go; là thử thách rất lớn với các ngành chức năng và báo chí tham gia thông tin. Chúng ta không hề bị choáng, bị sốc, bởi chúng ta đều lường trước, bởi vị thế địa lý của đất nước ta có biên cương dài rộng, bởi bang giao mở cửa hội nhập ngày một sâu hơn...
Đối đầu với dịch, chúng ta luôn nhất quán chiến lược phòng, chống dịch như chống giặc ngoại xâm. Điều khác biệt là dịch bệnh lần này lại bùng phát ở hai tỉnh liền kề (Bắc Ninh và Bắc Giang) có khu công nghiệp rất đông công nhân lại có mối quan hệ mật thiết với dân cư trên địa bàn, nên chiến thuật dập dịch lần này không hẳn như những lần trước mà có điều chỉnh cho sát hợp với tình hình.
Thực tế trên đòi hỏi các nhà báo, các cơ quan báo chí phải nắm vững, theo sát để tác nghiệp, khai thác tài liệu, tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin tinh sắc, sát với định hướng của Ban Chỉ đạo, trước khi quyết định đưa tin. Để chặn dịch lây lan, lần này Bộ Y tế thiết lập cơ sở điều trị bệnh nhân ngay tại chỗ.
Phong tỏa nghiêm ngặt một số huyện, đồng thời giãn cách những địa bàn có nguy cơ cao, gia tăng việc xét nghiệm. Đồng thời 2 tỉnh này vẫn phải cùng lúc thực hiện “mục tiêu kép” giữa việc cách ly, giãn cách xã hội, khoanh vùng dập dịch nhưng vẫn phải phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, còn phải tiến hành khoanh vùng nhanh nhất, gọn nhất trên cơ sở cân nhắc để có quyết sách phù hợp. Chủ động các khâu cần thiết, trước tiên là lực lượng y tế, vật tư, thiết bị (theo kịch bản của Bộ Y tế). Thực hiện chống dịch an toàn cho chính những người thực thi nhiệm vụ... Đây là những công việc cơ bản ở nơi tâm điểm bùng phát dịch như Bắc Ninh, Bắc Giang... hoặc chùm ca nhiễm Covid-19 liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở TP. HCM, cùng rất rất nhiều các công việc phòng chống dịch mà nơi đâu các nhà báo chúng ta cũng phải theo sát, bắt nhịp cùng các lực lượng chức năng, các tổ chức liên đới báo chí phải bám sát, quan sát, phát hiện cách làm đúng, làm hay để thông tin.
Công chúng bạn đọc, bạn nghe, bạn xem trong những ngày đất nước tập chung “Chống dịch như chống giặc” rất nể phục những tấm gương đẹp của những người trong ngành Y, của các chiến sĩ quân đội, công an; của các cán bộ luôn vì dân, của tình người đầm ấm với những nơi trong vùng dịch. Công chúng càng mến yêu, nể phục các cơ quan báo chí có những nhà báo dũng cảm, xông pha tới tận hiện trường, tận gường bệnh nhân dương tính nặng để ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, hỏi chuyện các y, bác sĩ, các điều dưỡng viên; về cách thức truy vết, rà soát, khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm để phản ánh sinh động sự hết lòng của họ với bệnh nhân, vì sự sống của con người.
Về cách tổ chức giãn cách xã hội từ diện hẹp tới rộng như Bắc Ninh, Bắc Giang thật không mấy đơn giản, nhưng nhờ sâu sát, nắm bắt nhiều chi tiết sống động nên luôn cuốn hút đối tượng tiếp nhận thông tin của mình. Nhiều thông tin quý, thêm lần nhắc nhớ chúng ta: Chống dịch Covid – 19 rất cần sự hợp sức hợp lực cả làng, cả xã, cả tỉnh, cả thành phố, nhà nhà với nhau, tỉnh tỉnh với nhau, đất nước mình với các quốc gia khác mới ngăn chặn và dập được đại dịch nguy hiểm này...
Cũng thêm hiểu trách nhiệm và sứ mệnh cao cả của nhà báo với quyền được tiếp nhận thông tin nhanh chóng, chính xác, thiết thực của công chúng luôn là tâm đức của nhà báo, của các cơ quan báo chí. Bởi thế, đại dịch Covid -19 bùng phát cũng là phép thử đức của các Ban biên tập ở các cơ quan báo chí, trước tiên là người đứng đầu không thể dửng dưng, hoặc thờ ơ với những cán bộ năng nổ xông pha nắm vấn đề, nắm chỉ đạo của Nhà nước, và dũng cảm xông pha vào vùng dịch để tác nghiệp.
Họ là những nhà báo, những phóng viên giàu ý thức trách nhiệm, năng nổ chuyển tải thông tin nóng hổi để mọi người thấu hiếu, để chung sức chung lòng ngăn chặn và chống dịch mà can đảm dấn thân tác nghiệp, thông tin nhanh, chính xác, đúng, trúng về cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19 cần được đông viên, khích lệ!..
Gói lại vài suy nghĩ nhỏ này, tôi chạnh nhớ tới lời đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Công tác Báo chí năm 2020:
“Chúng ta cần đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, có ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ Ðảng, phục vụ đất nước và Nhân dân; có dũng khí đấu tranh với cái sai, bảo vệ cái đúng; biết vượt qua cám dỗ, loại bỏ được sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham và sự giả dối, thực sự tâm huyết, công tâm, khách quan trong thực thi nhiệm vụ, đặt lợi ích của Ðảng, của Tổ quốc, của Nhân dân và danh dự của cá nhân trên từng trang viết.”!
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 24.6.2021
Bài liên quan
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
- Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
- Thông tin về năng suất lao động trên báo chí và việc tiếp nhận, sử dụng nguồn thông tin đó tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Môi trường là cái nôi nuôi dưỡng sự sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớt sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Cùng với báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình, tạp chí điện tử đang ngày càng góp tiếng nói, nâng cao nhận thức về môi trường cho từng người dân và toàn xã hội. Các tạp chí điện đã có nhiều sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp môi trường như sử dụng các công cụ tác nghiệp báo chí hiện đại, tạo nên các sản phẩm hấp dẫn, có giá trị định hướng dư luận, phát huy hiệu quả tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Cảnh giác với mặt trái của các nền tảng video ngắn trên mạng xã hội
Mặc dù một số nền tảng video ngắn đã cải tiến thuật toán nhằm ngăn ngừa các nội dung độc hại tiếp cận người dùng nhưng các nỗ lực này dường như mới chỉ nhằm xoa dịu dư luận và đối phó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, một số lượng không nhỏ các video xấu vẫn tràn ngập trên các nền tảng TikTok, YouTube Short, Facebook Reel, Bigo Bar, Instagram, Likee… tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi người sử dụng mạng xã hội.
Bình luận