Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là tất yếu khách quan
1. Nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Những năm qua, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị luôn âm mưu, tìm mọi cách thức, mọi thủ đoạn chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những thủ đoạn nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng là tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng khi cho rằng “chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời”, chủ nghĩa Mác - Lênin “chỉ là lý thuyết suông về chủ nghĩa xã hội không tưởng, không có thực” và “không có tư tưởng Hồ Chí Minh” hay “chỉ cần tư tưởng Hồ Chí Minh mà không cần chủ nghĩa Mác - Lênin”...; lợi dụng những bất cập trong quản lý kinh tế, tiêu cực trong đời sống xã hội như tham ô, tham nhũng, việc một số cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật… để vừa xuyên tạc cho rằng thực chất chỉ là “tranh giành quyền lực”,“đấu đá phe cánh”, “là thanh trừng nội bộ”… vì không thể có một hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh khi Đảng “độc quyền lãnh đạo”, “toàn trị”, “độc tài”, đứng trên Hiến pháp, v.v..
Mục đích của những thủ đoạn, chiêu trò này chính là phủ nhận vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; là xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng; đòi thay đổi chế độ, xỏa bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và thay vào đó là hướng lái nước ta phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
2. Những luận cứ khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là tất yếu khách quan
Thứ nhất, vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam - độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam là không thể phủ nhận.
Có thể thấy rằng, ngay từ khi mới ra đời, với đường lối chính trị đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của lịch sử cũng như khát vọng của toàn dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của mình thông qua việc tập hợp, quy tụ được các tầng lớp nhân dân; lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng cuôc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Thực tế, trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay cũng đã từng có Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội tham gia… song vì những lý do khác nhau, các chính đảng này đã không thể đảm nhiệm sứ mệnh là người lãnh đạo của mình đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng và đã tuyên bố tự giải tán. Điều này đã được lịch sử ghi nhận.
Tuy nhiên, khác với các chính Đảng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ xây dựng chủ trương, đường lối đúng đắn mà còn xây dựng, đào tạo một đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn tu dưỡng về mọi mặt để xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân, xứng đáng với sự tin yêu, kỳ vọng của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”(1) , mà còn nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ trong thời chiến cũng như thời bình để xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp và dân tộc.
Lịch sử xây dựng và trưởng thành của Đảng hơn 93 năm qua đã cho thấy rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng, hoạt động theo đúng tôn chỉ, các nguyên tắc (tập trung dân chủ; tự phê bình và phê bình; đoàn kết thống nhất; gắn bó với nhân dân…) của một Đảng Mácxít Lêninnít kiểu mới; được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ trung ương xuống địa phương và luôn vận động, lãnh đạo, chỉ đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại… để từng bước đưa cách mạng đến thắng lợi, Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự xứng đáng với vai trò tiên phong.
Mỗi một thành công của sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ mùa xuân năm 1930 đến nay đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: 1) Với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, tháng 2/1930; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và mục tiêu, chủ trương, đường lối đúng đắn trong từng nhiệm kỳ Đại hội của Đảng. 2) Với sự hy sinh, phấn đấu, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân của các thế hệ cán bộ, đảng viên của Đảng. 3) Với việc thường xuyên, chú trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng; thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình, kiểm tra và giám sát chặt chẽ gắn với phòng và chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ . 4) Với việc dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; để theo dõi, giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; để phòng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả…
Vì thế, mặc dù vẫn còn những khiếm khuyết cần phải khắc phục được Đảng đánh giá đúng sự thật trong Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng và trong các Nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng, thì vẫn có thể khẳng định rằng “sức hấp dẫn”, “vị thế độc quyền lãnh đạo” của Đảng đã được nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận là không thể phủ nhận.
Suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thấm nhuần lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động, chứ không mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm người nào, của cá nhân nào”(2). Sự thống nhất lợi ích giữa Đảng với nhân dân chính là ở vị thế Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Cho nên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn hướng về và “hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng”(3); đồng thời gương mẫu trong lời nói và việc làm, thống nhất giữa nói và làm để “làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ chung quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng”(4).
Cùng với đó, không chỉ thấm nhuần chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”(5) mà Đảng còn luôn chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng và chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trên tinh thần “một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(6).
Vì thế, không phải bỗng nhiên Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành lực lượng lãnh đạo: “Đảng lãnh đạo Nhà nước”, “Đảng lãnh đạo xã hội”, “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị” như Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã hiến định: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991; trong đó khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân tộc và nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn đất nước để đề ra cương lĩnh chính trị đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”(7).
Không chỉ chứng minh được vị thế, sức sống và giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đảm bảo được thống nhất trong nhận thức và hành động của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là di sản tư tưởng và lý luận vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”(8).
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(9).
Thực tiễn đã chứng minh, từ khi thành lập đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ khẳng định, kiên định với nền tảng tư tưởng của Đảng, mà còn kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Cho nên, những phần tử phản động, cơ hội nhân danh dân chủ, nhân quyền, đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, bẻ cong giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hay tách rời chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh mà tách rời, đối lập, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin; những người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã rời xa lý tưởng cộng sản; đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không chỉ “hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, “lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, mà còn “phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” chỉ ra đều cần phải được nhận diện đúng, để chủ động đấu tranh và kiên quyết bác bỏ.
Thứ ba, lựa chọn và kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là không thể phủ nhận
Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội không chỉ được khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (tháng 2/1930), đó là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(10). Sư lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam này xuất phát từ việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) không chỉ lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo quỹ đạo cách mạng vô sản, mà còn sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiền phong của giai cấp và dân tộc; đồng thời xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, lực lượng cách mạng… trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội đã được lựa chọn từ năm 1930 cho đến nay và đã được khẳng định rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Văn kiện 13 kỳ Đại hội của Đảng. Vì thế, “theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. 2. Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”(11) không phải là “tuyên ngôn tự chế”, không phải “là sự áp đặt của Đảng Cộng sản Việt Nam”, đồng thời cũng không phải là “khẩu hiệu tuyên truyền” như các thế lực thù địch bịa đặt.
Chỉ những người mượn cớ dân chủ, đấu tranh cho dân chủ; nhân danh yêu nước, đấu tranh cho nhân quyền theo cái bánh vẽ “dân chủ tư sản” mới cho rằng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn sai lầm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân “không hề lựa chọn con đường đó mà bị áp vào tròng”. Bởi rằng, vì đúng đắn, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân Việt Nam đã kiên định với sự lựa chọn. Và vì đúng đắn, nên trong thực tế, độc lập dân tộc không chỉ là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ mà còn tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân Việt Nam tự quyết định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thực tế, vào thập niên 1990, mặc dù mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu do tư tưởng quan liêu, chủ quan, duy ý chí, do cơ chế tổ chức yếu kém, kỷ luật Đảng lỏng lẻo…, song đó không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lênin, càng không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Đảng ta khẳng định: “chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là tổn thất với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển”(12).
Chính vì thế, dù phải trải qua thăng trầm, song kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã lựa chọn trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận để nhận thức đúng đắn hơn, mà còn bổ sung lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, để đưa sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam đạt được những thành tựu khả quan về mọi mặt.
Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ở Trung Quốc, Cu Ba và một số nước châu Mỹ La Tinh là bằng chứng để khẳng định Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vừa phù hợp điều kiện, yêu cầu của đất nước vừa đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, là căn cứ để bác bỏ những luận điệu phản động cho rằng “thất bại của chủ nghĩa cộng sản đã đưa đến cái chết không thể hồi sinh được của các nước theo xã hội cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ” hay Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đi theo “cái thây ma đã chết từ cái nôi của nó” để từ khước “đổi mới chính trị”, “đàn áp dân chủ và tự do” và Đảng Cộng sản Việt Nam không chịu thực hiện đa nguyên, đa đảng khiến “đất nước kiệt quệ, nhân dân lạc hậu” chỉ là sự suy diễn thiển cận, một chiều, phản khoa học và phản động.
Chiêu trò này đã bị vạch trần và vì thế nó không thể tác động và làm suy giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn luôn luôn được giương cao, được kiên trì thực hiện nhất quán, xuyên suốt và đó chính là đường lối, là sức mạnh, nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Việt Nam tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để xây dựng đất nước Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc và chính vì sự kiên định con đường đã lựa chọn đó mà “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(13). Vì thế, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, bảo vệ những thành quả mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong hành trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam yêu nước chân chính nói chung, của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng./.
_____________________________________________________
(1), (5) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, T.5, tr.289, 301.
(2), (3), (4) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T.11, tr.607, 609, 609.
(6) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T.15 tr.672.
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, H, tr.21.
(8), (11), (12) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, tr.88, 69-70, 68.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, T.1, tr.109.
(10) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Sđd, T.3 tr.1.
(13) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, T.2, tr.322 .
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 5/2023
Bài liên quan
- Phê phán luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” trong nghiên cứu, giảng dạy nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam
- Các nguyên tắc phương pháp luận trong nhận diện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
- Quá trình nhận thức của Đảng về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với cán bộ, đảng viên
- Phát huy vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên Học viện trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xem nhiều
- 1 Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong lòng dân tộc Việt Nam và thế giới
- 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- 3 Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- 4 Tạo sự thống nhất cao trong toàn hệ thống chính trị về chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới; phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số; chuẩn bị tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng*
- 5 Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- 6 Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử, truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Đó cũng là những chứng lý đanh thép, vững chắc, đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, là cơ sở để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam giữ vững lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, chủ động sáng tạo, mưu trí dũng cảm, quyết chiến, quyết thắng, xứng đáng là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Phê phán luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” trong nghiên cứu, giảng dạy nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa
Phê phán luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” trong nghiên cứu, giảng dạy nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Theo đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũng từng bước được nhận thức và thực hiện ngày càng đầy đủ hơn trong đời sống thực tiễn. Tuy nhiên, với bản chất của chế độ dân chủ của nhân dân lao động, dân chủ cho đa số nhân dân, tất yếu nó sẽ bị xung đột về lợi ích với chế độ dân chủ của thiểu số giai cấp bóc lột. Chính vì vậy, các lực lượng thù địch không ngừng tìm cách bịa đặt ra những quan điểm, tạo ra những hoạt động chống phá, xuyên tạc nhằm mục đích bác bỏ, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên cả góc độ lý luận và thực tiễn Việt Nam. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng bằng cách phê phán những quan điểm phản động, xuyên tạc ấy là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị.
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là tất yếu khách quan
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là tất yếu khách quan
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, đường lối, chiến lược cách mạng đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử dân tộc và thời đại, cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam do tương quan lực lượng chính trị Việt Nam quy định, được lịch sử lựa chọn, được nhân dân tin tưởng, trao gửi trọng trách bằng hiến định và được khẳng định bằng năng lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng.
Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam
Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử, truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Đó cũng là những chứng lý đanh thép, vững chắc, đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, là cơ sở để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam giữ vững lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, chủ động sáng tạo, mưu trí dũng cảm, quyết chiến, quyết thắng, xứng đáng là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Các nguyên tắc phương pháp luận trong nhận diện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
Các nguyên tắc phương pháp luận trong nhận diện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
Một trong những thủ đoạn mà các thế lực thù địch, phản động sử dụng để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta là dùng các chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ nhằm gieo rắc nghi ngờ, gây hoang mang, dao động lòng dân, phân tâm xã hội. Từ đó làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam, làm cho việc triển khai thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng gặp khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta. Vì vậy, nhận diện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực này là vô cùng cần thiết. Để làm được điều này, chúng ta cần vận dụng hiệu quả các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong đấu tranh với chúng. Bài viết làm rõ một số nguyên tắc chủ yếu trong nhận diện các chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch.
Bình luận