Đôi lời nhắn nhủ đến những phần tử “ôm mộng” phá hoại bầu cử
1. Họ là ai? Không quá đông, nhưng thành phần ôm mộng phá hoại bầu cử ở Việt Nam khá phức tạp, bao gồm các đảng phái, phe nhóm chính trị bất hợp pháp mà “Việt Tân” là một ví dụ. Những đảng, nhóm này sống “ký sinh” bằng đồng tiền của các thế lực thù địch nước ngoài với nhiệm vụ chống phá sự nghiệp đổi mới của nhân dân Việt Nam. Bộ phận thứ hai là một số trí thức và cán bộ bất mãn. Bộ phận này hình thành các “nhóm dân chủ”, “nhóm kiến nghị”, “câu lạc bộ”, “viện nghiên cứu”, hoặc “hội” này, “hội” kia một cách bất hợp pháp. Bộ phận thứ ba là một số cá nhân đơn lẻ, vì những lý do khác nhau đã trượt vào vũng bùn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thường hùa vào những luận điệu xuyên tạc kiểu “theo đóm ăn tàn” của “anh hùng bàn phím”.
Tuy thành phần khác nhau nhưng thủ đoạn phá hoại mà họ tập trung sử dụng thì khá giống nhau, chủ yếu là lập các trang web, các tài khoản mạng xã hội; sử dụng các phương tiện truyền thông thiếu thiện chí hoặc thù địch với Việt Nam để tung ra các bài viết, bài nói, clip bôi nhọ cuộc bầu cử. Luận điệu của họ thì rất cũ, vẫn là “bài ca muôn thuở” phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Họ cho rằng, Đảng lãnh đạo “độc tài, toàn trị” thì không có dân chủ; nếu bầu cử mà cứ để Đảng lãnh đạo thì Quốc hội sẽ chỉ toàn “nghị gật” theo kiểu “Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay còn Dân trắng tay”. Từ đó, họ tuyên truyền, kích động đòi Quốc hội phải độc lập với Đảng, cho rằng Đảng lãnh đạo Quốc hội là đứng ngoài và đứng trên luật pháp, rằng Đảng lãnh đạo Quốc hội là biểu hiện của mất dân chủ và đòi phải cân bằng quyền lực giữa Quốc hội và Đảng nên cần có ít nhất 50% ĐBQH không phải là đảng viên, vì chỉ có ĐBQH không phải là đảng viên mới đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, còn ĐBQH là đảng viên chỉ bảo vệ ý chí của Đảng. Không chỉ tuyên truyền xuyên tạc, nhiều kẻ cơ hội chính trị còn phá hoại bầu cử bằng cách kêu gọi cử tri tẩy chay bầu cử. Cá biệt, có những người vừa ra sức vu khống, chê bai Quốc hội nhưng lại đăng đàn “tự ứng cử” và kêu gọi cộng đồng bỏ phiếu cho mình với lời hứa “cải tổ” Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam...
Cốt lõi của mọi luận điệu phá hoại bầu cử đều nhắm đến cái đích phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc bầu cử và cho rằng, như vậy là vi hiến. Về điều này, nhà báo Đỗ Phú Thọ, Phó Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân, một nhà báo nhiều năm theo dõi hoạt động của Quốc hội, cho rằng: “Nhà nước mà chúng ta đang xây dựng là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do đó, mọi hoạt động đều phải thượng tôn pháp luật, không chấp nhận bất cứ một hoạt động nào trái pháp luật. Pháp luật nước ta đã quy định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Như thế, việc Đảng lãnh đạo Nhà nước trong đó có Quốc hội - một cơ quan của Nhà nước đã được khẳng định trong Hiến pháp. Cho nên, không thể có việc Quốc hội độc lập hoặc thậm chí đối lập với Đảng như yêu sách của các thế lực thù địch bên ngoài, một số phần tử chống đối hoặc một số người không am hiểu pháp luật. Và như vậy, Đảng lãnh đạo công tác bầu cử Quốc hội, HĐND là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Để khách quan, có lẽ những người phản đối sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cuộc bầu cử nên tham khảo kết quả nghiên cứu của Viện Phát triển quốc tế Harvard thuộc Ðại học Harvard (Mỹ). Sau khi khảo sát Việt Nam, nhà nghiên cứu Dam Fforde đã đánh giá: "Lên nắm quyền qua chiến tranh và cách mạng chứ không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt, năm 1975, Ðảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể với một quyền lực và tính hợp pháp không bị ai thách thức. Sau ba thập kỷ đấu tranh, Ðảng đã loại mọi đối thủ và khôi phục Việt Nam thành một nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Ðảng nằm trong số ổn định và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, đảng viên của Ðảng bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa, đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy động sự ủng hộ của quần chúng".
2. Trước ngày 2.9.1945, Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, đất nước bị chia cắt làm ba miền với ba chế độ cai trị khác nhau trong khối Đông Dương, là thuộc địa của thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta giành được độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Và cũng từ đó, nước ta mới có hiến pháp, có bầu cử dân chủ và tự do. Ở thời kỳ đầu lập nước, Việt Nam là quốc gia có nhiều đảng phái chính trị. Quốc hội nước ta có sự tham gia của nhiều đảng phái. Những người cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ thiện chí muốn cùng tất cả các đảng phái chính trị chung tay xây dựng cơ đồ dân tộc khi “nhường” 70 ghế trong Quốc hội cho hai đảng Việt Quốc, Việt Cách. Tuy nhiên, hai đảng phái chính trị “ký sinh” bằng tiền của nước ngoài này đã từ bỏ trách nhiệm của mình, chạy theo quân đội Tưởng Giới Thạch ra nước ngoài. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn 90 năm qua đã chứng tỏ, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là có đủ bản lĩnh, đủ tài năng lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi. Nhân dân ta thấy rõ hiện thực khách quan đó, đã trân trọng hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội vào Hiến pháp 2013.
Vấn đề cốt yếu thứ hai mà các “nhà dân chủ” đang kêu gào trên báo chí nước ngoài là tính dân chủ, công bằng của cuộc bầu cử. Họ cho rằng, Việt Nam thực hiện cơ chế “Đảng cử, dân bầu” nên không có cơ hội cho những người ngoài Đảng tự ứng cử. Chúng ta hãy cùng nghe câu chuyện của Ông Phan Văn Quý, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thái Bình Dương, ĐBQH khóa XIII. Ông Phan Văn Quý cho biết, cuối năm 2010, ông ứng cử vào Quốc hội khóa XIII để có thể đóng góp cho cộng đồng được nhiều hơn. Ông nộp hồ sơ ứng cử vào Ủy ban Bầu cử tỉnh Nghệ An trước thời điểm hết hạn ứng cử hai ngày. Mọi việc diễn ra rất thuận lợi ông được phân công về Đơn vị Bầu cử số 3, gồm hai huyện Quỳnh Lưu và Yên Thành. Trong tổ ứng cử, ông là ứng viên mới, trong khi đó, các ứng cử viên còn lại toàn là những người từng tham gia Quốc hội khóa trước và đã có nhiều năm hoạt động tại nghị trường. Vậy mà ông đã trúng cử vào Quốc hội khóa XIII, đồng thời được bầu làm thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, có nhiều đóng góp cho Quốc hội khóa XIII. Từ kinh nghiệm cá nhân của mình, ông Phan Văn Quý cho rằng: “Cánh cửa của Quốc hội luôn rộng mở với những người tự ứng cử. Tôi tin rằng, với sự chân thành và cầu thị, đặc biệt là với những cam kết rõ ràng về chương trình hành động, những người ứng cử nói chung và những người tự ứng cử nói riêng sẽ nhận được sự ủng hộ của các cử tri. Điều này trái với một số luận điệu xuyên tạc cho rằng, ở Việt Nam không có “cửa” cho những người tự ứng cử vào Quốc hội”.
Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Anh Trí, người tự ứng cử và trở thành ĐBQH đại khóa XIV cũng cho rằng: “Tôi là đại biểu tự ứng cử và đã trúng cử thì tôi biết là người tự ứng cử và người được giới thiệu là không khác gì nhau. Tôi tự làm đơn mang ra nộp. Khi bầu cử thì người tự ứng cử cũng như người được giới thiệu đều như nhau, không có khác biệt”.
3. Nếu còn băn khoăn về tính dân chủ, công bằng của cuộc bầu cử, các “nhà dân chủ” có thể nghiên cứu các bản Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 cho đến nay. Điều 18, Hiến pháp năm 1946; Điều 23, Hiến pháp năm 1959; Điều 57, Hiến pháp năm 1980; Điều 54, Hiến pháp năm 1992; Điều 27, Hiến pháp năm 2013 đều hiến định: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Về phía Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng nêu rõ: “Bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật”.
Ông Vũ Đức Trường, kiều bào Ukraine cho rằng: "Về những ý kiến không thiện chí cho rằng bầu cử tại Việt Nam là không dân chủ thì với những câu nói ấy với người dân Việt Nam là bằng thừa. Thông qua những gì đang diễn ra ở thế giới thì người dân Việt Nam đến 99,9% tin rằng bầu cử như vậy là phù hợp. Họ cần sự ổn định, họ cần tìm ra tiếng nói của người đại diện cho họ nhưng lại phù hợp với điều kiện của đất nước Việt Nam chúng ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và những gì chúng ta đã làm, đang làm, đang tiến hành bầu cử từ cấp cơ sở đến Quốc hội như vậy là phù hợp".
Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ được tổ chức trên phạm vi cả nước vào ngày 23.5.2021. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tiến hành rất thành công Đại hội XIII. Nghị quyết Đại hội XIII nhận định: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Đây là bước rất quan trọng nhằm kiện toàn bộ máy Nhà nước nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII đề ra. Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bày tỏ: "Không lấy gì làm lạ cứ mỗi kỳ đại hội hay bầu cử là một làn sóng thay phiên nhau để phản bác bôi xấu chế độ, đất nước ta. Mặc dầu họ biết rõ đường lối, chính sách của Đảng nhưng họ muốn xóa đi tất cả những cái mà nhân dân ta đã thống nhất trong hiến pháp cũng như trong luật. Họ không hiểu rằng những điều họ nêu ra thì người dân có chấp nhận hay không? Qua điều tra xã hội học mà Mặt trận đã tiến hành thì hầu hết những người yêu nước chân chính đều phản bác các luận điệu bôi xấu chế độ và cho rằng đấy là những phần tử lừa bịp không đáng tin cậy".
Có lẽ, đó cũng là lời nhắn nhủ của nhân dân gửi đến các “nhà dân chủ” và những lực lượng sống “ký sinh” bằng tiền của các thế lực ngoại bang ôm mộng phá hoại cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 21.5.2021
Bài liên quan
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
- Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
Phát triển nguồn nhân lực không những góp phần đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng mà còn góp phần đảm bảo phúc lợi cho người lao động. Vì thế, trong quá trình hội nhập, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực – yếu tố then chốt để Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của nguồn nhân lực, Đảng bộ tỉnh Bến Tre đã có những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và đã đạt được những kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Song, bên cạnh những thành tựu, vẫn con những hạn chế nhất định, vì vậy, cần xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng yếu tố quyết định thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo lợi thế cạnh tranh của tỉnh hiện nay trong thời gian tới.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Bình luận