Gặp mặt kỷ niệm 60 năm thành lập Khoa Kinh tế chính trị: Bản lĩnh và Tiên phong
Đến dự buổi Gặp mặt, về phía khách mời các cơ quan, có: PGS, TS Ngô Văn Thạo, nguyên Vụ trưởng Vụ lý luận, Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS, TS Vũ Đình Hòe, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nguyên Phó Trưởng khoa Khoa Kinh tế chính trị; TS Lê Minh Tuynh, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Quảng Bình; TS Vũ Ngọc Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nam Định; ThS Dương Thị Hồng Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Lạng Sơn.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS, TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS, TS Trần Thanh Giang, Ủy viên Ban Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên lãnh đạo Học viện; đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Học viện.
Về phía Khoa Kinh tế chính trị, có: TS Nguyễn Thị Kim Thu, Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng khoa điều hành Khoa Kinh tế chính trị; các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên của Khoa Kinh tế chính trị.
Mở đầu buổi Gặp mặt là bộ phim tài liệu Khoa Kinh tế chính trị - 60 năm bản lĩnh và tiên phong. Bộ phim đã tái hiện lại chặng đường lịch sử hình thành và phát triển của Khoa Kinh tế chính trị, ghi dấu những cảm xúc, lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ của các thế hệ thầy và trò Khoa Kinh tế chính trị trong 60 năm qua.
Tiếp theo là các tiết mục văn nghệ của các thế hệ học viên, sinh viên chào mừng ngày thành lập Khoa.
Trong không khí trang trọng của buổi gặp mặt, TS Nguyễn Thị Kim Thu, Phó Trưởng khoa điều hành Khoa Kinh tế chính trị đã báo cáo tóm tắt hành trình 60 năm xây dựng, phát triển, nhìn lại những kết quả đạt được và các bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Khoa Kinh tế chính trị trong thời gian tới.
Theo đó, trải qua 60 năm hình thành và phát triển, Khoa Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tự hào là đơn vị chuyên môn thực hiện nhiệm vụ đào tạo cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị, cử nhân kinh tế với chuyên ngành Quản lý kinh tế và chuyên ngành Kinh tế và quản lý, là trung tâm nghiên cứu khoa học về kinh tế lớn của cả nước.
Sự cống hiến, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình 60 năm qua của các thế hệ thầy và trò Khoa Kinh tế chính trị được khẳng định bằng nhiều thành tích đáng ghi nhận. Khoa đã đạt nhiều danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước và Học viện trao tặng như: Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho Tập thể Lao động xuất sắc nhiều năm liền, Giấy khen của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho Tập thể tiên tiến... Năm 2022, cùng với 6 ngành đào tạo khác của Học viện, ngành Kinh tế chính trị đã được tiến hành đánh giá ngoài chất lượng đào tạo và đạt kết quả cao.
TS Nguyễn Thị Kim Thu thay mặt cho các thế hệ cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế chính trị bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả từ các đơn vị, cơ quan, tập thể trong và ngoài Học viện để Khoa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Đại diện lãnh đạo Học viện, PGS, TS Trần Thanh Giang, Ủy viên Ban Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Giám đốc Học viện đã tặng hoa chúc mừng và phát biểu ghi nhận những thành tích của thầy và trò Khoa Kinh tế chính trị trong 60 năm qua. PGS, TS Trần Thanh Giang cũng nhấn mạnh những nhiệm vụ quan trọng Khoa cần phải thực hiện trong thời gian tới, để khẳng định vị thế, vai trò đào tạo trọng điểm trong Học viện.
Trong buổi Gặp mặt, đại diện cho các thế hệ cán bộ, giảng viên Khoa, TS Ngô Văn Lương, nguyên Trưởng Khoa Kinh tế chính trị đã có bài phát biểu cảm tưởng, chia sẻ về truyền thống hào hùng trong xây dựng và phát triển của Khoa, gợi nhắc lại những câu chuyện đáng nhớ từ quá khứ, làm bệ phóng vững chắc cho ngày hôm nay và mai sau.
Để ghi nhận những đóng góp cho sự thành công trong suốt 60 năm của các thế hệ nguyên lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của Khoa, lãnh đạo Khoa Kinh tế chính trị đã phát biểu tri ân và tặng hoa để bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo.
Phía bên ngoài Hội trường, hoạt động check-in, ghi lời chúc mừng lên backdrop cũng diễn ra sôi nổi và ấm áp. Sắc hoa thạch thảo trên backdrop tượng trưng cho sự thuỷ chung, đoàn kết, yêu thương, là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ giảng viên và học viên, sinh viên Khoa Kinh tế chính trị ra đi để trở về đoàn tụ.
Buổi Gặp mặt Kỷ niệm 60 năm thành lập Khoa Kinh tế chính trị đã thành công tốt đẹp, góp phần viết tiếp trang sử vẻ vang của Khoa Kinh tế chính trị hiện tại và tương lai./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- 6 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phát động ủng hộ đồng bào các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi)
Sáng 11/9/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra.
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học là cơ sở để quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; đánh giá và giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Thực tập và kiến tập nghề nghiệp là những học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành của các chương trình đào tạo, được Học viện Báo chí Tuyên truyền đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thực tập, kiến tập nghề nghiệp; thực trạng và những vấn đề đang tồn tại, nảy sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực tập, kiến tập nghề nghiệp trong thời gian tới.
Bình luận