Kết hợp 3 phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề và đối thoại trong giảng dạy các môn khoa học xã hội
Việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy là một việc làm công phu, phức tạp, đa dạng... nhưng nhất định phải theo cùng một định hướng là: thiết thực, hiện đại, gắn với yêu cầu cuộc sống, nâng cao hiệu quả của dạy và học của thầy và trò để tăng cường giáo dục sinh viên bằng nhiều biện pháp, hình thức linh hoạt, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên, loại bỏ dần cách dạy “nhồi nhét” và kiểu “học vẹt”, học “đối phó”, “chạy điểm” của sinh viên. Qua việc phát huy năng lực, tư duy sáng tạo, phương pháp giải quyết các vấn đề, sinh viên sẽ giải quyết được các yêu cầu trong bài học và hơn thế sinh viên có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn sôi động, phức tạp, đa dạng của cuộc sống, và như vậy chúng ta đã thực hiện tốt phương châm “học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tế” giúp sinh viên sau này có khả năng phát triển tư duy lý luận, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy, chúng tôi thấy cùng một buổi lên lớp cần kết hợp cả ba phương pháp, đó là: phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề và phương pháp đối thoại trực tiếp, gọi ngắn gọn là phương pháp: “Thuyết - Đối – Nêu” nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục được những hạn chế của ba phương pháp đó cùng một lúc.
1. Phương pháp thuyết trình trên lớp
Phương pháp này thường được gọi là phương pháp truyền thống, nó đã trở thành nếp nghĩ, cách làm của nhiều giáo viên từ xưa tới nay. Nhiều người nhận xét rằng phương pháp thuyết trình có ưu điểm là khắc phục được sự thiếu hụt về tư liệu, giáo trình và các thông tin, phương pháp này giúp sinh viên có thể nắm một cách cơ bản nội dung các vấn đề thầy truyền đạt ngay trên lớp. Phương pháp này không đòi hỏi phải có những phương tiện thiết bị, người học đỡ vất vả, người dạy cũng đỡ vất vả, nếu chuẩn bị giáo án tốt lần đầu thì cơ bản cứ thế mà trình bày ở các lần sau.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm, và theo thời gian ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Phương pháp này không phát huy đầy đủ tính tích cực, độc lập và tư duy sáng tạo của sinh viên; sinh viên tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ép buộc và nếu thầy truyền đạt không hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục thì sinh viên chán nản, buồn ngủ, không muốn nghe, không muốn ghi chép, chỉ về mượn vở bạn photo. Phương pháp thuyết trình cũng làm cho sinh viên giảm khả năng chuyển hoá kiến thức đã học được thành kiến thức của riêng mình, vì vậy sinh viên ít có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn cụ thể. Phương pháp này cũng còn nhiều nhược điểm khác nữa mà mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy đều thấy thấm thía, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhiều giáo viên đang rất cố gắng tìm những phương pháp tốt hơn cho cả thầy và trò.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đặc biệt rất quan tâm đến phương pháp giảng dạy. Bàn về phương pháp này, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn loạn, tuy rằng kiến thức là cần thiết. Điều chủ yếu là giáo dục cho phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, rồi đến phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề. ở các trường, điều chủ yếu không phải là rèn trí nhớ, mà là rèn trí thông minh”(1).
2. Phương pháp đối thoại - là quá trình trao đổi sự hiểu biết về một vấn đề nào đó giữa thầy và trò
Phương pháp này có tác dụng: giúp sinh viên chủ động nghiên cứu và tiếp thu kiến thức môn học; phát huy tính độc lập suy nghĩ tư duy sáng tạo của sinh viên; rèn luyện phương pháp tư duy khoa học và thuyết trình một vấn đề khoa học; giúp sinh viên đặt ra những thắc mắc đòi hỏi được giải quyết, đồng thời sinh viên cũng tham gia giải quyết những thắc mắc của người khác; giáo viên đánh giá được chất lượng và phát huy năng lực của sinh viên đối với môn học. Phương pháp đối thoại còn góp phần nâng cao trách nhiệm của người thầy trong quá trình giảng dạy, tạo ra sự bình đẳng về chuyên môn giữa thầy vào trò, giúp cho sinh viên có lòng tự tin, để tự khẳng định mình.
3. Phương pháp nêu vấn đề
Thông qua những bài đã học, những bài chưa học hoặc thông qua những buổi đối thoại trên lớp, giáo viên thường nêu lên các vấn đề quan trọng để sinh viên suy nghĩ trả lời.
Phương pháp này có tác dụng: giúp sinh viên xác định được những vấn đề trọng tâm của bài học, chủ động đọc giáo trình, tìm sách tham khảo; chủ động chuẩn bị bài ở nhà (đọc và làm đề cương trước), chủ động nêu thắc mắc để đến lớp trao đổi với thầy giáo và sinh viên khác.
4. Tác dụng của sự kết hợp 3 phương pháp trên
Phương pháp “Thuyết - Đối - Nêu” cùng một lúc khắc phục được những hạn chế của từng phương pháp. Phương pháp này tạo thành một quy trình khép kín giữa thầy và trò, tạo thế liên hoàn giúp sinh viên vừa có thể nắm bắt một cách cơ bản nội dung các vấn đề thầy truyền đạt ở trên lớp, với đối thoại trực tiếp để trao đổi ngay những vấn đề mà giáo viên đặt ra và giải đáp những câu hỏi của sinh viên, đưa sinh viên vào tình huống rồi cùng sinh viên giải quyết tình huống; thông qua đối thoại, thông qua tranh luận giữa các sinh viên, giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn nội dung bài giảng, giúp sinh viên đưa ngay lý luận vào cuộc sống. Còn những vấn đề nào khó cần thời gian, cần tìm hiểu thêm tài liệu và thực tế thì giáo viên gợi mở, định hướng cho sinh viên tự giải quyết lấy vấn đề, giáo viên có thể trình bày một số hướng giải quyết, nhưng vấn đề nêu ra luôn để mở, để sinh viên tìm cách giải quyết tối ưu thông qua tiểu luận, hội thảo và nghiên cứu khoa học. Phương pháp “Thuyết - Đối - Nêu” bắt người học phải động não, rèn luyện tính linh hoạt, từng bước khắc phục tình trạng thụ động trong tiếp thu kiến thức và phát triển năng lực tư duy.
Để làm tốt phương pháp này, đòi hỏi cả thầy và trò phải nỗ lực cao, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Đối với thầy, đòi hỏi một bản lĩnh khoa học, bản lĩnh chính trị, chịu khó đọc và nghiên cứu, tìm kiếm những thông tin khoa học mới. Đòi hỏi ở người thầy phải thật nhuần nhuyễn kiến thức cơ bản và cả những kiến thức mới về chuyên môn, hoàn toàn thoát ly được giáo án, đòi hỏi người thầy phải có nhiều kinh nghiệm giáo dục và bề dày thâm niên, cùng với những hoạt động thực tiễn của thầy và tâm huyết của nghề, ‘tất cả vì học sinh”.
Để làm tốt phương pháp này, chúng ta cần có những chương trình hỗ trợ phù hợp để củng cố và phát triển các kiến thức đã học bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như viết tiểu luận, xêmina, nghiên cứu khoa học, chiếu phim khoa học, hội thảo, tham quan, tổ chức các cuộc thi Ôlympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh...
Phương pháp “Thuyết - Đối - Nêu” vừa lấy bài giảng làm trung tâm, vừa lấy sinh viên làm trung tâm, phát huy được lợi thế và sức mạnh tổng hợp của thầy và trò. Phương pháp này thể hiện đúng bản chất của phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” mà Bộ Giáo dục đã đề ra. Trong một buổi lên lớp cần vận dụng nhuần nhuyễn ba phương pháp này, nhưng khi thực hiện cần phải căn cứ vào thời gian để vận dụng phù hợp./.
______________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 tháng (5+6).2005
(1) Vai trò của phương pháp luận triết học Mác - Lênin với sự phát triển của khoa học tự nhiên (1977), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.243.
TS Hồ Sĩ Lộc
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận