Khoa Triết học Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (1962 - 2022)
Nhân dịp này, đồng chí Tô Huy Rứa, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã gửi lẵng hoa và thư chúc mừng Khoa Triết học.
Tới dự Lễ Kỷ niệm, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có các đồng chí: GS, TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện; GS, TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam; PGS, TS Nguyễn Viết Thảo, nguyên Phó Giám đốc Học viện; đại diện lãnh đạo Vụ, Viện, các Học viện trực thuộc.
Tham dự Lễ Kỷ niệm còn có các đồng chí lãnh đạo, đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các đơn vị: Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Triết học Việt Nam, các trường đại học, học viện, các cơ quan và đơn vị đối tác của Khoa Triết học.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS, TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên lãnh đạo Học viện qua các thời kỳ; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh, Bí thư Đoàn Thanh niên; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện.
Về phía Khoa Triết học có: PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn, Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa; PGS, TS Trần Hải Minh, Phó Trưởng khoa; các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên của Khoa.
Trong không khí trang trọng của buổi Lễ, GS, TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trao Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho Khoa Triết học vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học trong những năm qua, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Diễn văn tại Lễ Kỷ niệm, PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học đã tổng kết thành tựu chặng đường 60 năm qua, đồng thời đưa ra những phương hướng phát triển của Khoa Triết học trong thời gian tới.
Theo đó, Khoa Triết học được thành lập ngày 16.01.1962, cũng là ngày thành lập Trường Tuyên huấn Trung ương, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong suốt 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Triết học đã không ngừng phấn đấu trưởng thành và phát triển theo sứ mệnh của Học viện, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Trong chặng đường 60 năm qua, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Khoa Triết học đã có những đóng góp to lớn vào sự lớn mạnh chung của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng, cũng như với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, huấn luyện cán bộ của Đảng trong lĩnh vực lý luận chính trị, văn hoá – tư tưởng, báo chí truyền thông nói chung. Khoa đã thực sự trở thành nơi tôi rèn cán bộ giảng viên, học viên, sinh viên có những phẩm chất toàn diện. Nhiều học viên, sinh viên được đào tạo, bồi dưỡng tại Khoa đã phát huy rất tốt năng lực trong công tác, nhiều người trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Với những đóng góp, cống hiến trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Khoa đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu mà các thế hệ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên Khoa Triết học đã cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Học viện nói chung, Khoa Triết học nói riêng trong suốt chặng đường 60 năm qua.
Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, PGS, TS Phạm Minh Sơn yêu cầu, Khoa Triết học cần phát huy những thành tích đạt được trong trong 60 năm, tiếp tục đổi mới hơn nữa trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng.
Khoa Triết học cần xây dựng chương trình đào tạo giảng viên Triết học thuộc nhóm mã ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị chất lượng cao nhằm đào tạo một đội ngũ giảng viên lý luận chính trị cho hệ thống các trường Đảng Trung ương, trường chính trị tỉnh, thành phố, trường đào tạo cán bộ ngành và bộ môn Mác - Lênin thuộc các trường đại học, cao đẳng trong cả nước; chú trọng bồi dưỡng đội ngũ nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng vị trí việc làm theo chuẩn của giảng viên lý luận chính trị. Đây là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược góp phần xây dựng, phát triển Học viện vừa là một trường Đảng, trường đại học trọng điểm quốc gia, đáp ứng nhu cầu xã hội và giúp nâng tầm vị thế Học viện ngày càng cao trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
PGS, TS Phạm Minh Sơn tin tưởng với truyền thống, bề dày hơn nửa thế kỷ qua, tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Khoa Triết học sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy để tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Trong không khí tưng bừng, trang trọng và ấm cúng của ngày Lễ Kỷ niệm, các thế hệ cán bộ, giảng viên và nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên Khoa Triết học đã cùng ôn lại những kỷ niệm công tác và học tập tại Khoa; bày tỏ niềm xúc động, vui mừng và tự hào khi được làm việc, học tập, rèn luyện tại một Khoa có bề dày truyền thống 60 năm tuổi.
Để ghi nhận những đóng góp cho sự thành công trong suốt 60 năm của các thế hệ nguyên lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của Khoa, Ban Lãnh đạo Khoa Triết học đã tặng hoa, bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo.
Một số hình ảnh chương trình văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 60 năm thành lập Khoa Triết học
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
- Lễ Bế giảng trao bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ đợt 1 năm 2024
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia. Quảng bá hình ảnh quốc gia được thực hiện thông qua nhiều phương tiện và phương thức khác nhau, trong đó, báo chí đối ngoại được xem như là công cụ chủ đạo, là vũ khí sắc bén để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tuyên truyền hình ảnh Việt Nam với thế giới. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần phát huy hiệu quả việc quảng bá hình ảnh quốc gia trên báo điện tử VietnamPlus.
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Thực tập và kiến tập nghề nghiệp là những học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành của các chương trình đào tạo, được Học viện Báo chí Tuyên truyền đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thực tập, kiến tập nghề nghiệp; thực trạng và những vấn đề đang tồn tại, nảy sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực tập, kiến tập nghề nghiệp trong thời gian tới.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Sáng 22/6/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Bình luận