Làm cán bộ, đừng “đẽo cày giữa đường”
“Đẽo cày giữa đường” và những hệ lụy
Phiên tòa do Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở, xét xử vụ án thâu tóm “đất vàng” tại tỉnh Bình Dương vừa khép lại. Đây được coi là một “đại án”, thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận suốt thời gian dài, bởi số lượng bị cáo đông, lên đến 28 người, phạm tội có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế, uy tín chính trị của cán bộ, ảnh hưởng tâm lý xã hội nặng nề. Trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm cùng bị tuyên phạt 7 năm tù.
Theo dõi diễn biến quá trình điều tra, xét xử vụ án, dư luận xã hội thấy rõ quá trình phạm tội của hai cựu quan chức từng giữ cương vị lãnh đạo cao nhất tỉnh Bình Dương. Một trong những nguyên nhân mấu chốt khiến họ vướng vòng lao lý trong vụ án này chính là sự thiếu bản lĩnh, thiếu kiên quyết, thiếu tư duy độc lập, không thể hiện rõ chính kiến của người lãnh đạo, để cho doanh nghiệp, cấp dưới tham mưu sai, dẫn đến sai phạm kéo dài; khi xảy ra hậu quả lại hùa theo cấp dưới và doanh nghiệp, chỉ đạo xử lý văn bản trái pháp luật. Đó chính là kiểu “đẽo cày giữa đường”, biến cái sai này thành cái sai khác, đi từ sai phạm nhỏ đến sai phạm lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Chính bị cáo Trần Văn Nam khi tự bào chữa trước tòa đã thừa nhận điều này, rằng: "... Còn chậm trễ khi không quyết liệt và làm việc rõ ràng với Tổng công ty 3-2 để cho sai phạm kéo dài...".
Nhìn lại các vụ án trọng điểm về tham nhũng, tiêu cực được các cấp đưa ra xét xử trong thời gian qua, chúng ta thấy, không ít cựu cán bộ vì kiểu làm việc “đẽo cày giữa đường” nên đã bị “lợi ích nhóm” chi phối, lũng đoạn, tự đánh mất vị thế, vai trò cá nhân. Một số bị cáo khi nhận bản án nghiêm khắc của pháp luật, được nói lời sau cùng trước tòa, đã rất ân hận bày tỏ, do thiếu bản lĩnh, thiếu kiên quyết, nể nang, nghe theo ý kiến tham mưu của cấp dưới và doanh nghiệp nên không nhận thức được hậu quả. Cũng từ kiểu làm việc đó mà rất nhiều dự án liên tục phải điều chỉnh, bổ sung, đội vốn, thi công sai thiết kế... và cuối cùng là “đắp chiếu”, vừa gây hậu quả nặng nề về kinh tế, vừa tạo hệ lụy cho môi trường và đời sống xã hội.
Trong công tác xây dựng Đảng cũng vậy. Không ít cán bộ vì nghe quá nhiều ý kiến, góp ý nên cứ phải “xoay như chong chóng”, “tiền hậu bất nhất”, không thể hiện chính kiến cá nhân, đùn đẩy trách nhiệm sang cho tập thể, tự đánh mất vai trò của người chủ trì, người đứng đầu. Tình trạng này gây ra những hệ lụy không nhỏ về tư tưởng chính trị, làm cho nội bộ cơ quan, đơn vị rối ren, cán bộ, đảng viên dè chừng lẫn nhau, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, dẫn đến chia bè kéo cánh, mất đoàn kết nội bộ.
Tuân thủ nguyên tắc, sử dụng “vũ khí” hiệu quả
Để xảy ra tình trạng “đẽo cày giữa đường” trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó là cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm. Trong bối cảnh Đảng ta đang đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đội ngũ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái trong nội bộ, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm càng dễ bộc lộ. Trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Đảng ta đã chỉ rõ nguyên nhân của biểu hiện này, đó là: Lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài... Không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân... “Đẽo cày giữa đường”, tự đánh mất vai trò cá nhân cũng chính là biểu hiện của “đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức”.
Biết lắng nghe, phát huy dân chủ là một thuộc tính của khoa học lãnh đạo mà bất cứ cán bộ nào, ở cấp nào cũng cần có. Tuy nhiên, nếu lắng nghe mà không có chọn lọc, dân chủ mà thiếu tập trung thì sẽ dẫn đến quá tả hoặc quá hữu trong tư duy và phương pháp lãnh đạo. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, nếu cán bộ chủ trì có những biểu hiện này sẽ rất dễ bị các thành phần có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa lợi dụng. Họ sẽ khoét sâu vào “gót chân Achilles” của cán bộ để duy trì lợi ích nhóm, nhằm thực hiện các hành vi tham ô, tham nhũng, tiêu cực. Những vụ án kinh tế lớn, nguyên nhân do cán bộ “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng” trong thời gian qua là những dẫn chứng, bài học nhãn tiền. Trong công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác cán bộ, nếu người đứng đầu “đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức”, không thể hiện được vai trò, chính kiến, uy tín cá nhân... thì rất khó để tạo ra một tập thể mạnh, rất khó duy trì đoàn kết thực chất.
Làm thế nào để cán bộ khắc phục, nói không với kiểu lãnh đạo, quản lý “đẽo cày giữa đường”? Bài học, vũ khí, phương tiện... của khoa học lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo là không hề thiếu, nếu không muốn nói là hiện nay cán bộ đã được Đảng “vũ trang” đầy đủ. Vấn đề căn cốt vẫn là cách vận dụng trên thực tế. Nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách của Đảng chính là kim chỉ nam, là cơ sở bảo đảm cho cán bộ có tư duy đúng, hành động đúng, nhằm phát huy cao nhất trí tuệ tập thể, ý chí tập thể trước khi cá nhân đưa ra các quyết định.
Quy định số 08-QĐi/TW của Bộ Chính trị về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên đã chỉ rõ, mỗi cán bộ phải luôn giữ vững nguyên tắc, dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch...; chủ động, tích cực phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài, khát khao cống hiến; bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp của Đảng, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.
Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng diễn ra ngày 9.12.2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung. Cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn luôn có ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình, làm "đúng vai, thuộc bài", thật sự có chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu, quý trọng. Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung ban hành trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa như là “tấm khiên”, “lá chắn” vững chắc để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận... của Đảng đang triển khai hiện nay chính là những loại “vũ khí”, phương tiện của phương pháp lãnh đạo, khoa học lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo... bảo đảm cho cán bộ giữ vững nguyên tắc, phát huy vai trò cá nhân trong sức mạnh tập thể.
Như vậy, cán bộ dù ở cấp nào, trong hoàn cảnh nào cũng cần nhận thức đầy đủ, thấu đáo hai mặt của một vấn đề có tính biện chứng, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa người đứng đầu với cấp ủy, tổ chức Đảng, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa người chủ trì với các cơ quan, bộ phận tham mưu, giữa dân chủ với tập trung... để không phải “đẽo cày giữa đường”./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 01.9.2022
Bài liên quan
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
- Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Bình luận